Hình thái lâm sàng và vị trí của sẹo bỏng vùng nách

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sẹo vùng nách do di chứng bỏng (Trang 56 - 58)

II. Chuyên môn:

4.2.2. Hình thái lâm sàng và vị trí của sẹo bỏng vùng nách

Gần 50% số trường hợp có sẹo co kéo, dính vùng nách. Đây là một điểm chung cho các loại tổn thương bỏng vùng khớp vận động nh- khuỷu tay, cổ tay, khoeo, cổ chân, khớp háng và cổ. Hình thái sẹo co kéo có thể chỉ khu trú ở thành trước hay thành sau của nách nếu tổn thương không lan rộng. Ngược

lại với những tổn thương hoá chất, lan rộng thì hình ảnh sẹo co kéo được thay thế bằng sẹo dính. Nguyên nhân của các sẹo dính do chế độ chăm sóc ban đầu của tổn thương bỏng không tốt, điều này dẫn tới sự liền sẹo các thành ngực và cánh tay với nhau. Tổn thương loại này thường khó điều trị vì khả năng sử dụng các vạt lân cận là khó khăn. Chỉ định ghép da hay vạt có cuống mạch nuôi là thích hợp nhất [37] [51].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sẹo bỏng gặp ở nhiều hình thái khác nhau như sẹo lồi, sẹo co kéo, sẹo dính, sẹo phì đại...,trên cùng một bệnh nhân có thể gặp nhiều hình thái tổn thương với nhiều vị trí phối hợp, trong đó sẹo co kéo chiếm tỉ lệ cao hơn cả (45,5%), sau đó đến sẹo lồi chiếm 31,8% (bảng 3.5). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Nguyễn Diêm Minh. Sở dĩ có tỉ lệ như vậy là vì ngoài yếu tố về thẩm mỹ thì hai loại sẹo này có đặc điểm gây có rút mạnh, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và sinh hoạt của bệnh nhân, đó là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân đến viện. * Vị trí của sẹo bỏng thì rất đa dạng, có thể gặp mọi vị trí của vùng nách hay kết hợp ở các vị trí khác. Trong nghiên cứu chúng tôi thấy vị trí sẹo thành trước nách đứng hàng đầu chiếm 65,2%, điều này có thể giải thích rằng tác nhân gây bỏng hay gặp như nhiệt và hoá chất chủ yếu dưới dạng lỏng nên khi tác động thường từ phía trước tới, ảnh hưỏng trực tiếp vào thành trước nách và các vùng xung quanh.

4.2.3. Thời điểm phẫu thuật tạo hình di chứng.

Mét trong những đặc điểm của sẹo bỏng vùng nách là khả năng gây dính hay co kéo ngay trong giai đoạn liền sẹo. Theo Tanaka (2003), tỉ lệ bệnh nhân bị sẹo bỏng vùng nách phải phẫu thuật sớm trước khi liền sẹo kết thúc khá cao (18%). Chủ yếu là các bệnh nhân bỏng hoá chất có sẹo co kéo hay sẹo dính cánh tay. Trong nghiên cứu của chúng có 28,7% bệnh nhân được

phẫu thuật trước giai đoạn sau 3- 6 tháng. Điều này cũng phù hợp với các tác giả Davis (1981) Hyakusoku (2004) tỉ lệ với bệnh nhân được phẫu thuật trước 6 tháng sau bỏng là khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là không thể chờ các tổn thương vùng nách (sẹo dính, sẹo co kéo ) tiến triển đến giai đoạn kết thúc liền sẹo. Việc giải quyết các tổn thương này sẽ giảm những rối loạn về chức năng của vùng vai nách. Mặt khác phẫu thuật đặc biệt có giá trị khi ngăn chặn tổn thương không lan rộng đến các vùng khác của cơ thể như cổ, vai, ngực.

Các trường hợp chỉ phẫu thuật sau 13-24 tháng rơi vào những bệnh nhân có kiểu tổn thương không nặng, không có di chứng, vấn đề phẫu thuật thường được cân nhắc bởi bệnh nhân, điều này cũng phù hợp trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 12% loại này

Theo kết quả nghiên cứu thời điểm can thiệp phẫu thuật hay gặp nhất là từ 7 tháng đến 12 tháng sau khi bị bỏng (chiếm 45,5%) tiếp đó là thời gian 3- 6 tháng sau khi bị bỏng (chiếm 28,7%) (bảng 3.4). Điều đó cũng thấy rằng vào giai đoạn này sức khoẻ bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn, sẹo tại chỗ tương đối ổn định. Nếu chúng tôi tiến hành phẫu thuật trong khoảng thời gian 3 tháng đầu sau khi bị bỏng thường kết quả sẽ không hoàn mỹ về mặt chức năng và thẩm mỹ. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự không hoàn mỹ của kết quả phẫu thuật chủ yếu là sẹo lồi ,sẹo phì đại hoặc sẹo co kéo , đặc biệt những trường hợp hay gặp trong báng acid.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sẹo vùng nách do di chứng bỏng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)