II. Chuyên môn:
2.2.3. Kỹ thuật phẫu thuậ t:
2.2.3.1 Phương pháp vô cảm:
Tuỳ theo lứa tuổi bệnh nhân và thể trạng bệnh nhân, kết hợp với kết quả xét nghiệm, tính chất và vị trí của sẹo,chúng tôi có thể lựa chọn phương pháp vô cảm
2.2.3.2. Phương pháp phẫu thuật :
Đối với di chứng bỏng nói chung và sẹo bỏng vùng nách nói riêng phẫu thuật được tiến hành với hai bước.
* Bước I: Cắt bỏ sẹo
Dùng dao mổ hoặc kéo cắt bỏ sẹo theo kế hoạch đã định, cắt hết lớp sẹo xơ và mô xơ dưới sẹo. Tuỳ theo diện tích khuyết da sau khi cắt bỏ sẹo mà ta lựa chọn bước tiếp theo .
* Bước II : Che phủ vùng khuyết da
Đây là bước quan trọng đối với kết quả phẫu thuật, để lựa chọn phương pháp che phủ vùng khuyết da hợp lý, ngoài đánh giá diện tích khuyết da, tình trạng mô xung quanh tổn thương và tuỳ theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên chúng ta có thể lựa chọn các phương pháp sau:
- Ghép da W-K: đây là phương pháp nhiều phẫu thuật viên áp dụng. Lựa chọn ví trí lấy da thích hợp (thường là vùng bẹn, đùi hoặc bụng, chỉ lấy vị trí khác khi nơi này không thể lấy được), dùng dao mổ lấy da và mỡ dưới da đủ để che phủ vùng khuyết da nhưng quan trọng phải đóng kín được vùnglấy da bằng phương pháp đóng vết thương thông thường. Mảnh da lấy dùng kéo cắt bỏ hoàn toàn lớp mỡ và mô dưới da, ghép da vào vùng khuyết bằng các mũi chỉ khâu rời băng Ðp lên trên bằng gối gạc với một áp lực vừa phải.
- Tạo hình chữ Z: đây là phương pháp kinh điển, chỉ cần đổ chỗ hoán vị các vạt da tam giác cho nhau, khi khâu phải chú ý đầu vạt tam giác phải thật nhẹ nhàng, áp dụng kỹ thuật khâu trạc ba để tránh hoại tử đầu vạt.
- Tạo hình bằng vạt xoay: Bằng cách xoay trượt một vạt da có chân nuôi rộng để bù đắp một khuyết tổ chức vừa tạo ra sau cắt bỏ sẹo co kéo. Phương pháp này áp dụng còn nhiều hạn chế vì còn phụ thuộc vào tổ chức xung quanh, thường áp dụng cho sẹo dải, sẹo có hình chữ nhật hay bầu dục...
- Vạt dồn đẩy: hay áp dụng cho những trường hợp diện khuyết da nhỏ. Lợi dụng tính đàn hồi của da người ta cũng có thể sử dụng vạt dồn đẩy cho những khuyết da lớn. Ở đây thường là vạt V- Y hoặc vạt chữ U
- Vạt xoay có cuống nuôi: Hình dáng vạt lấy theo tổn thương không lệ thuộc các chiều của vạt, khi thiết kế vạt phải dò mạch bằng Doppler, đánh dấu mốc, vẽ hình mạch vạt chi phối, vẽ hình vạt dự kiến thuộc vùng mạch đã xác định. Kỹ thuật này tương đối khó, không phải phẫu thuật viên và trang thiết bị nào cũng làm được nên việc áp dụng phương pháp này còn phụ thuộc vào trình độ của phẫu thuật viên và trang thiết bị. Do đó việc áp dụng phương pháp còn hạn chế.
2.2.3.3. Theo dõi chăm sóc hậu phẫu.
Ngoài việc theo dõi các biến chứng gần như: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng, hoại tử một phần hoặc toàn bộ. Tuỳ theo phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng chúng ta có những theo dõi đặc biệt cho mỗi phương pháp.
- Đối với phương pháp ghép da W-K: chỉ cần một áp lực liên tục lên mảnh ghép nên chính phẫu thuật viên là người thay băng kỳ đầu (ngày thứ 5,7 sau mổ). Đánh giá màu sắc và tình trạng của mảnh ghép .
- Đối với bệnh nhân tạo hình chữ Z, vạt xoay và vạt da có cuống chỉ cần thay băng theo dõi màu sắc vạt da hàng ngày, băng nhẹ bằng gạc Èm.
2.2.3.4. Theo dõi dự phòng co kéo.
Thời gian theo dõi đánh giá là: từ khi cắt chỉ ra viện, 3 - 6 tháng, 6 tháng - 1 năm và trên 1 năm sau mổ.
Về dự phòng co rút cũng nh- chống sẹo phì đại, sẹo lồi chúng tôi sử băng Ðp liên tục với băng thun trong khoảng thời gian 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc lâu hơn nữa kết hợp với vật lý trị liệu.