3.2.2 .Thiết lập sơ đồ mạng sông
3.4. Đề xuất và lựa chọn các giải pháp tiêu nước cho hệ thống thủy lợi Nam Nghệ An
3.4.3. Phân tích kết quả và lựa chọn phương án
Để đánh giá tình trạng ngập úng của vùng theo các phương án thì trong luận văn này đã sử dụng cao trình khống chế tiêu tự chảy cho các vùng trồng lúa so sánh với cao trình mực nước trên các tuyến kênh ở các vị trí tương ứng trên tồn hệ thống.
Theo tài liệu của ủy ban nông nghiệp trung ương với giống lúa CR203 (giống lúa trược trồng chủ yếu trong vùng) thì chiều khả năng chịu ngập như sau:
Luận văn thạc sĩ
Bảng 3. 5. Khả năng chịu ngập cho phép với điều kiện giảm năng suất không quá 10% (cm)
Tháng Chiều cao cây lúa (cm) 1 (ngày) 2 (ngày) 3 (ngày)
7 300 246 186 159
8 350 287 217 186
9 450 369 279 238
Kết quả tính tốn và so sánh mực nước lớn nhất, độ sâu ngập và thời gian ngập tại một số vị trí có có địa hình thấp, thường úng ngập trên hệ thống theo các phương án được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3. 6. So sánh kết quả tính tốn theo các phương án tại một số vị trí trên hệ thống
Tên kênh Vị trí Mực nước cao nhất (m) Độ sâu ngập (cm) Thời gian ngập (giờ)
2030 PA1 PA2 2030 PA1 PA2 2030 PA1 PA2
Kênh Gai Km 5.000 4,10 3,62 3,45 90 42 25 36 18 12
Km 12.000 4,00 3,46 3,32 110 56 42 46 30 23
Hoàng Cần Km 4.000 4,25 3,8 3,63 85 40 23 34 18 12
Cửa Tiền Km 5.000 3,95 3,42 3,20 140 87 65 40 28 18
Từ kết quả tính tốn ở bảng trên cho thấy vai trò rất lớn của các hồ điều hòa trong việc giảm độ sâu ngập và thời gian ngập. Với phương án 1 (xây dựng 2 hồ điều hịa) thì mực nước cao nhất tại các điểm trũng thấp đã giảm được đáng kể từ 45 đến 54cm, độ sâu ngập cũng giảm đáng kể chỉ còn từ 40 đến 87cm và thời giam ngập cũng đã giảm chỉ còn từ 18 đến 30h. Còn với phương án 2 (xây dựng 3 hồ điều hịa) thì mực nước cao nhất đã giảm rất nhiều (giảm được từ 68 đến 75cm), độ sâu ngập chỉ còn từ 23 đến 65cm, còn thời gian ngập chỉ còn 12 đến 23h.
Việc xây dựng 2 hoặc 3 hồ điều hòa đều mang lại kết quả rất tốt cho vùng trong việc giảm sự úng ngập trong điều kiện biến đổi khí hậu lượng mưa tăng cao và cơ cấu sử dụng đất thay đổi. Với phương án 1 thì độ sâu ngập và thời gian ngập đã giảm được nhiều, nhưng độ sâu ngập vẫn còn cao và thời gian ngập ở một số vị trí vẫn lớn hơn 1 ngày (24h), xét theo khả năng chịu ngập của cây lúa (bảng 3.5) thì phương án 1 khơng đảm bảo u cầu tiêu. Với phương án 2 độ sâu ngập đã giảm được rất nhiều, đặc biệt là
Luận văn thạc sĩ
thời gian ngập tại các vị trí trũng thấp đã nhỏ hơn 1 ngày, xét theo khả năng chịu ngập của cây lúa (bảng 3.5) thì phương án 2 đã đảm bảo yêu cầu tiêu. Tuy nhiên trên sông Cửa Tiền mực nước vẫn cịn cao hơn cao trình u cầu tiêu tự chảy 65cm (nhưng thời gian ngập chỉ là 18h). Vì thế, để giảm mực nước trên sơng Cửa Tiền theo PA2 này có thể kết hợp với việc nạo vét và mở rộng sông Cửa Tiền để việc tiêu thoát nước được nhanh và thuận lợi hơn, tuy nhiên do điều kiện về thời gian nên học viên chưa đưa thêm phương án này vào để tính tốn.
Vì thế, trong luận văn này học viên đề xuất lựa chọn giải pháp tiêu nước phù hợp cho hệ thống Nam Nghệ An đến năm 2030 là phương án 2 (phương án xây dựng thêm 3 hồ điều tiết). Giải pháp này nếu được kết hợp với việc nạo vét và mở rộng sơng Cửa Tiền thì khơng những đảm bảo yêu cầu tiêu cho hệ thống đến năm 2030 mà cịn góp phần làm đẹp cảnh quan mơi trường, giảm ơ nhiễm, tăng diện tích cây xanh, hồ nước phục vụ đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là hồ 3 ở thành phố Vinh.
Luận văn thạc sĩ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ