4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.2.4. Đặc điểm khí tượng thủy văn
+ Nhiệt độ:
- Trên lưu vực sông Cả chia làm hai thời kỳ rõ rệt. Nhiệt độ mùa đông và nhiệt độ mùa lũ, nhiệt độ bình quân năm trên lưu vực có ít biến đổi. Vùng đồng bằng cao hơm trung du và miền núi, thể hiện theo nhiệt độ bình quân: Vinh 23,8C, Đô Lương 23,7C, Tương Dương 23,6C, Tây Hiếu 23,2C;
- Mùa đông có thể tính từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của khối không khí lạnh lục địa Châu Á. Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1. Nhiệt độ tức thời thấp nhất tại Quỳ Châu là -0,5C (1974), Tương Dương 1,7C, Đô Lương 4C,
Luận văn thạc sĩ
Vinh 4C. Chênh lệch nhiệt độ ngày trong mùa đông từ 6C đến 8C;
- Mùa hè có thể tính bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 khi khối không khí xích đạo- Thái Bình Dương ảnh hưởng lớn tới lưu vực. Nhiệt độ trung bình ngày các tháng mùa lũ đạt từ 26C – 28C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 bình quân ngày đạt đến 39C. Nhiệt độ tối cao đo được tuyệt đối tại Tương Dương 42.7C (tháng 5/1996), Vinh 42,1C (tháng 5/1902). Chênh lệch nhiệt độ trong ngày về màu lũ đạt tới 12-14C;
+ Bức xạ: Theo tài liệu đo đạc của các trạm khí tượng, số giờ nắng trung bình năm trên lưu vực sông Cả biến động từ 1.500 ÷ 1.800 giờ/năm. Lượng bức xạ nhiệt tổng đạt bình quân 120÷130 Kcad/cm2 năm. Số giờ nắng trung bình và lượng bức xạ lớn trên lưu vực là điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm ngư nghiệp trên lưu vực;
+ Thiết bị đo bốc hơi trên trên lưu vực sông Cả hầu hết bằng ống Piche. Riêng trạm Vinh đo bốc thoát hơi nước bằng thiết bị GGI-3000. Theo tính toán thủy văn lượng bốc hơi nước trên lư vực sông Cả khoảng 940mm/năm. Trạm Vinh đo theo thiết bị GGI- 3000 lượng bốc hơi bình quân năm 954mm/năm. Khu vực có lượng bốc hơi năm bình quân lớn nhất là lưuvực sông Hiếu. Tại Quỳ Châu là701mm/năm. Lượng bốc hơi năm bình quân đồng bằng nhỏ hơn miền núi nhưng phần trung lưu tại giữa lưu vực lại có lượng bốc hưoi nhỏ hơn cả. Lượng bốc hơi bình quân tháng lớn nhất vào tháng 7 khi gió Lào và nắng hoạt động lớn trên lưu vực. Tại Vinh tháng 7 đạt 172mm/tháng. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 2 chỉ đạt 29,7 mm/tháng. Bốc hơi 4tháng lớn nhất là 5, 6, 7, 8 tổng lượng bốc hơi đạt tới 541mm chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi năm. Bốc hơi ngày lớn nhất tại Vinh đạt tới 5,4 mm/ngày;
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm bình quân năm trên lưu vực sông Cả biến động từ 82% đến 85%. Vùng có độ ảm bình quân cao là Con Cuông 86,5%, Đô Lương 85,5%, Tương Dương 81,5%, Quỳ Châu 86,6%, Vinh83,5%. Độ ẩm cũng phù hợp với lượng bốc hơi năm. Vùng trung lưu có độ ẩm lớn- độ bốc thoát hơi nước nhỏ và vùng miền núi, đồng bằng có lượng bốc hơi lớn-độ ẩm không khí nhỏ. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 1, 2 độ ảm cao đạt tới 94%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7, có ngày độ ẩm chỉ còn36-38%;
Luận văn thạc sĩ
- Hoạt động trên lưu vực sông Cả có hai mùa rõ rệt gió mùa Đông và gió mùa hè. Vào mùa đông hướng gió thịnh hành là Tây Bắc – Đông Nam và gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình đạt 1,9÷3,0 m/s. Một năm có thể có khoảng 3÷4 đợt gió mùa gây lạnh trên lưu vực;
- Gió mùa hè có hướng thịnh hành là gió Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 1,5 ÷ 3,0 m/s giữa mùa Đông và mùa Hè có gió Tây và Tây Nam hoạt động. Trên toàn lưu vực gió có tốc độ từ 2,0÷4,0 m/s. Đặc trưng của gió này là khô, nóng, thổi theo từng đợt từ 5-7 ngày mà nhân dân thường gọi là gió Lào;
+ Bão: Vùng đồng bằng sông Cả mở rộng theo hướng nhìn ra phía Đông lại sát bờ biển chịu ảnh hưởng nhiều của các đợt mưa bão càng đi lên phía Tây Bắc và phía Tây lưu vực ảnh hưởng của bão càng giảm nhỏ. Vào đầu tháng 7 khi hoạt động của các hình thái thời tiết gây mưa tăng lên ở vùng Thái Bình Dương. Khối áp cao Thái Bình Dương lớn mạnh lên, hoạt động mạnh ở vùng rìa vịnh Bắc Bộ lấn áp dần khối áp thấp Sibêri dịch dần vào bờ biển phía ngbắc Việt Nam gây ra bão hoặc áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa to vùng ven biển phía bắc trong đó có lưu vực sông Cả. Hằng năm lưu vực sông Cả chịa ảnh hưởng của bão và bão đổ bộ trực tiếp từ 1,0÷1,5 cơn bão trong năm. Tốc độ gió do bão sinh ra đạt tới cấp 9÷10 khi giật lên tới cấp 12. Bão thường đổ bộ vào lưu vực sông Cả từ cuối tháng 9, 10 và đầu tháng 11. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được tại Tương Dương 25 m/s hướng N.W (1975). Tại Quỳ Châu lớn hơn 20 m/s hướng N.W năm 1973, tại Đô Lương 28 m/s hướng E.N.E (1965), tại Vinh 40 m/s xuất hiện năm 1982, 1987, 1989, 1990. Thông thường bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào lưu vực sông Cả là gây mưa lớn ngập lụt trên diện rộng. Bão là một hình thái thời tiết bất thường khó chống nhưng nếu có biện pháp phòng chống tốt sẽ giảm đi thiệt hại về người và của nhà nước và nhân dân trên lưu vực.
+ Mưa:
- Mưa là loại hình thời tiết nhìn chung là có lợi cho các hoạt động kinh tế trên lưu vực. Mưa à tác nhân điều chỉnh khí hậu rất tốt trên lưu vực. Cũng như chế độ mưa vùng miền Bắc lượng mưa bình quân năm trên lưu vực dao động từ1.100 ÷ 2.500 mm/năm, có các trung tâm mưa lớn như thượng nguồn sông Hiếu, lưu vực sông La, lưu vực sông Giăng lượng mưa bình quân năm đạt 2.000 ÷ 2.400 mm/năm. Trung tâm mưa nhỏ dọc
Luận văn thạc sĩ
theo dòng chính sông Cả, tại Cửa Rào, Mường Xén đạt từ 1.100 ÷ 1.400 mm/năm. Vùng đồng bằng hạ du sông Cả có lượng mưa bình quân năm từ 1.700 ÷ 1.800 mm/năm.
- Mưa phân bố theo thời gian trong năm có 2 mùa rõ rệt: màu mưa ít và màu mưa nhiều. Ở thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu mùa mưa có thể tính từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng ở hạ du và phía sông La mùa mưa có thể tính từ tháng 6 đến tháng 11. Diễn biến mưa trong năm cũng mang tính đặc thù của miền Trung. Mưa lớn trong năm thường có 2 đỉnh, đỉnh mưa lớn thứ nhất xuất hiện vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 khi gió giao mùa. Đỉnh mưa này nguyên nhân chính xuất hiện lũ tiểu mãn. Đỉnh mưa lớn nhất trong năm thường xuất hiện cuối tháng 9, 10 hàng năm. Đầu mùa hạ lượng mưa tháng đạt cực đại vào tháng 5, 6 sau đó mưa giảm nhỏ vào tháng 7, 8. Tổng lượng mưa tháng 5, 6 đạt tới 20% tổng lượng mưa năm. Trong 2 tháng mưa lớn tháng 9, 10 lượng mưa đạt tới 40÷50% tổng lượng mưa năm, cường độ trong mùa mưa rất lớn. Trong 1 ngày lượng mưa có thể đạt đến từ 700 mm đến 800 mmm, mưa 3 ngày đạt trên 1000mm điển hình như trận mưa ngày 20/8/1965 thành phố vinh chỉ trong 1 giờ lượng mưa đạt 142 mm/giờ. Những trận mưa lớn như trên thường gây lũ nghiêm trọng trên lưu vực sông Cả.
- Tổng lượng mưa 6 tháng mùa khô lại rất nhỏ chỉ chiếm 15 ÷ 20% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa nhỏ nhất thường vào tháng 2, 3. Nhiều trạm đo trong vùng lượng mưa hai tháng này chi đạt 1÷2% lượng mưa năm.
- Lưu vực sông Cả so với các lưu vực Bắc Bộ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã giảm đi nhiều. Nhưng số ngày có mưa phùn trong các tháng mùa khô cũng khá nhiều. Vùng đồng bằng số ngày mưa phùn có thể tới 30÷40ngày/năm. Lượng mưa mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4 có thể đạt tới 130 ÷ 300 mm/tháng, đây là loại hình mưa thuận lợi cho canh tác vụ Đông Xuân.