Hiện trạng hệ thống kênh mương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tiêu cho hệ thống thủy lợi nam nghệ an đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của vùng​ (Trang 38)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Hiện trạng hệ thống kênh mương

Kênh thấp

Kênh Thấp làm nhiệm vục dẫn nước từ cống Nam Đàn đến ngã 3 Cầu Đước dài 23,23 km. Trước đây có những đoạn đào chưa đến cao độ, có đoạn bị xói lở, bồi lắng. Dự án WB đã nạo vét đảm bảo các chỉ tiêu:

Chiều dài kênh: L = 23,23 km Mực nước đầu kênh: +0,903m

Lưu lượng đầu kênh: Qmax=33,67 m3/s Chiều rộng lòng: B = 22,0m Mái: m = 1,5÷2m

Theo thiết kế kênh thấp dẫn được lưu lượng 33,67m3/s, sơ bộ tính toán nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế trong vùng dự án là 4,04m3/s. Do đó hiện trạng kênh thấp không đảm bảo dẫn đủ lưu lượng theo yêu cầu, vậy để đảm bảo dẫn được lưu lượng thiết kế cần cải tạo, nâng cấp tuyến kênh.

Kênh Gai

Luận văn thạc sĩ

Mực nước đầu kênh: + 0,903m.

Lưu lượng tải: Q = 18,796 m3/s.

- Trước đây kênh cũng bị bồi lấp, hẹp dòng nhưng dự án WB đã nạo vét bảo đảm các chỉ tiêu.

Đoạn từ K0 ÷ K12 + 066 Cao trình đáy: -2m. Lòng rộng: 12m.

Mái: m = 1,5÷2

Đoạn K12 + 066 ÷ cuối chưa được nạo vét

Kênh Lam Trà

- Kênh Lam Trà dẫn nước tưới cho các xã Nam Lĩnh, Hùng Tiến, Kim Liên và Nam Cát.

Kênh dài: 11,481km

Mực nước đầu kênh: +0,71m Lưu lượng: 4,15m3/s

- Kênh Lam Trà qua Kim Liên bị sạt lở nhiều, lòng cát bị chảy nên bị bồi lấp. Dự án WB nạo vét từ K0+600÷cuối với cao độ đáy -0,4. Lòng sông rộng 4,5m; mái m = 1,5÷2. Song hiện tại cỉ nạo vét được đoạn từ đập Dực đến hết kênh. Đoạn qua Kim Liên 1 do cát chảy không khắc phục được. Vì vậy kênh không đảm bảo cho các trạm bơm hút

Kênh Hoàng Cần.

Kênh Hoàng Cần dài 13.464m tải nước cung cấp cho các trạm bơm thuộc Hưng Tân, Hưng Mĩ, Hưng Thịnh.

1.3.3. Đánh giá tồn tại của các công trinh tiêu

1. Công trình đầu mối

Nguyên nhân diện tích cần tiêu bằng bơm chưa được tiêu hết là do hệ thống công trình tiêu Nam Nghệ An được xây dựng từ nhiều đến nay vẫn còn một số công trình đã quy hoạch nhưng chưa được xây dựng các trạm bơm cần thiết. Các công trình tiêu đang

Luận văn thạc sĩ

quản lý nhiều thập kỷ phục vụ tùy đã đáng góp phần đáng kể tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh các huyện thị xã thành phố trong hệ thống nhưng hiện nay một số công trình không còn đáp ứng được theo yêu cầu sản xuất và dân sinh nữa trạm bơm khác

2. Hệ thống kênh tiêu câp I

Hệ thống kênh tiêu nhiều năm nay không đại tu sửa chỉ nảo vết cục bộ từng đoạn.Hiện tại có nhiều chướng ngại vật trong lòng kênh, nhiều đoạn bị bồi lắng ách tắc. Nhất là qua khu dân cư. Một số nới chính quyền địa phương cho đấu thầu thả cá các kênh tiêu. Vì vậy khả năng tải nước giảm với trận mưa bình quân lớn hơn 200 mm là không tiêu thoát kịp. Thực tế trận mưa từ ngày 20-24/7/2004 bình quân toàn hệ thống là 268 mm đã gây úng nhiều ha lúa phải tiêu hơn mười ngày mới hết nước.

3. Hệ thống nội đồng

Hệ thống nội đồng từ khi khoán 10 đến nay ít được tu bổ sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh không được nạo vét hàng năm gây khó khăn cho công tác tưới tiêu. Chưa thực hiện được phương châm chon,rải tháo;cao tiêu cao;thấp tiêu thấp,nước thường chảy tràn từ đồng cao xuống đồng trũng,dẫn đến tình trạng đồng cao thì hết nước thì xuống đồng trũng vẫn còn úng.

1.3.4. Nguyên nhân gây úng

1. Mưa

Nguyên nhân chính gây úng ngập của vùng nghiên cứu là do có mưa lớn (tổng lượng mưa vướt tần suất thiết kế của các trạm bơm tiêu). Mưa gây úng có đặc điểm chung là lớn về lượng mạnh về cường độ. Tổng lượng mưa, điển hình là trận mưa do ảnh hưởng của bão số 6 tháng 10/2010, đợt mưa từ 12-18/2010.

Có nhiều năm lương mưa lớn liên tiếp, mưa vượt tần suất thiết kế của hệ thống làm cho các hệ thống thủy nông phải vận hành bơm tiêu lien tục tiêu chưa hết đợt này lại phải tiêu đợt khác.Thời gian tiêu để trở lại mực nước trước khi mưa phải kéo dài từ 10- 15 ngày.

Các yếu tố thủy văn như bão, lũ, triều cường cũng đồng thời xuất hiện.

Luận văn thạc sĩ

cho việc tiêu úng.

2. Công trình:

Phần lớn công trình đầu mối tiêu (trạm bơm, cống) trong vùng đều được xây dựng trước trong giai đoạn hoàn chỉnh thủy nông. Một số công trình đã bị xuống cấp thậm chí hết tuổi thọ nhưng vẫn đang sử dụng, hoạt động chỉ đạt 65-60% công suất thiết kế như trạm bơm hệ thống thủy lợi của vùng hệ thống. Công trình đầu mối của HTTL Nam Nghệ An bao gồm các công trình:

 Cống Nam Đàn

 Cống Bến Thủy

 Trạm bơm Hưng Châu

Việc đầu tư các công trình đầu mối không đồng bộ với hệ thống kênh mương dẫn đến hiệu quả thấp. Hệ thống kênh tiêu từ trúc chính đến nội đồng bị xuống cấp nhiêm trọng, hầu các tiến tiêu chính chưa được nạo vét,tình trạng vi phạm lấn chiếm lòng kênh và các hiện tượng bị bồi lắng, đăng đó, đập chắn, bèo rác, chất thải gây ách tắc, cản trở dòng chảy khi có mưa úng.

3. Do phát triển kinh tế - xã hội:

Quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa làm nơi trữ nước bị san lấp, đồng thời các tuyến kênh mương bị lấn chiếm làm tăng như cầu tiêu úng.

Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM

NGHỆ AN

2.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và phương án quy hoạch sử dụng đất của khu vực Nghiên cứu của khu vực Nghiên cứu

2.1.1. Quan điểm phát triển.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội cả nước, của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh trong những năm qua và dự báo bối cảnh phát triển của Nghệ An đến năm 2030, các quan điểm cơ bản phát triển kinh tế – xã hội tỉnh đến năm 2030 như sau:

- Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung.

- Tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng điểm và phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại.

- Phát triển nhanh các dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, tài chính – ngân hàng; các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu, cụm công nghiệp như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm, điện tử – tin học, cơ khí... Xây dựng một nền nông - lâm nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

- Đảm bảo đạt đồng thời ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

- Coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của tỉnh và bên ngoài.

2.1.2. Mục tiêu phát triển.

Luận văn thạc sĩ

Phấn đấuđưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2030; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh.

b. Mục tiêu cụ thể * Mục tiêu kinh tế

GDP/người tính theo USD giá HH đạt khoảng 850-1.000 USD vào năm 2020 và trên 3.100 USD vào năm 2030, bằng 1,1 lần mức bình quân của cả nước (GDP/ người của cả nước năm 2030 khoảng 2.850 USD theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển).

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 12-13% (trong đó công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng tương ứng: là 19 - 20,7%; 11 - 11,5%; 5 - 5,5%); giai đoạn 2021 - 2030 đạt 12 - 12,5% (trong đó công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng tương ứng là: 13 - 13,5%; 14 - 14,5%; 4,5 - 5%)

Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh giai đoạn sau 2020. Năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông - lâm nghiệp - thủy sản khoảng 24%. Năm 2030 tỷ trọng các ngành tương ứng là 43-43,5%, 43-43,5% và 13,5-14%.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 350 triệu USD, năm 2030 khoảng 1.900 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20-21% trong cả thời kỳ 2016-2030. Độ mở của nền kinh tế (tính theo kim ngạch XK/GDP) cải thiện đáng kể, đạt 17-18% năm 2030.

Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24-25% trong cả thời kỳ 2016-2030, năm 2020 đạt khoảng 5.000-5.500 tỷ đồng, chiếm 11,5% GDP và đến năm 2030 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng, chiếm 18,4% GDP.

Luận văn thạc sĩ

* Mục tiêu xã hội

Hằng năm giảm sinh bình quân từ 0,2 - 0,3%o, để ổn định quy mô dân số khoảng 3,5 triệu người vào năm 2030; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,97%. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 30-32 ngàn lao động trong giai đoạn 2016-2020 và khoảng 28-30 ngàn lao động trong 10 năm tiếp theo. Đảm bảo 85-86% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 89-90% vào năm 2030. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% năm 2020 (trong đó đào tạo nghề chiếm 25-27%) và 65-70% năm 2030.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 11-12% vào năm 2020 và 5% vào năm 2030. Thu hẹp mức độ chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Hằng năm tăng từ 15-20% số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc.

Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho 95% học sinh tại thành phố, thị xã và thị trấn và 85% học sinh ở các vùng, xã miền núi khó khăn (bao gồm học nghề, giáo dục chuyên nghiệp, phổ thông và bổ túc). Kiên cố hóa toàn bộ trường và lớp học.

Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Nâng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2020 và trên 75 tuổi vào năm 2030. 95% số dân được xem truyền hình và 100% được nghe đài phát thanh vào năm 2020 và nâng các tỷ lệ này lên 100% vào năm 2030.

Cải thiện một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước sạch. Đến năm 2020, đầu tư xây dựng xong các tuyến đường vào trung tâm các xã chưa có đường ô tô, nâng cấp các tuyến đường vào trung tâm các xã ô tô chỉ đi được một mùa. Đảm bảo ít nhất 90% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh, 98% số hộ có điện sử dụng vào năm 2020 và nâng các tỷ lệ này lên 100% vào năm 2030.

Nâng tỷ lệ đô thị hoá lên 17% vào năm 2020 và 37% vào năm 2030.

Số m2 nhà ở khu vực đô thị đạt 10 m2/người vào năm 2010, 12 m2/người vào năm 2025, 18-20 m2/người vào năm 2030.

Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng – an ninh. Thực hiện tốt mục tiêu "ba giảm, ba yên" trên địa bàn. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao

Luận văn thạc sĩ

thông; đảm bảo 100% người nghiện ma tuý được phát hiện, quản lý, cai nghiện và hạ thấp tỷ lệ tái nghiện.

* Mục tiêu môi trường

Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ, đạt 53% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030.

Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn: 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 80% rác thải được thu gom, xử lý trong giai đoạn đến năm 2020 và nâng tỷ lệ này lên 95-100% vào năm 2030.

2.1.3. Quy hoạch sử dụng đất ở thời điểm hiện tại và trong tương lai (2030)

Theo quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng thì tỷ lệ sử dụng đất của vùng ở thời điểm hiện tại và tương lai (2030) như sau:

Bảng 2. 1. Quy hoạch sử dụng đất của khu vực nghiên cứu (ha)

Loại đất sử dụng Năm 2016 Năm 2030

Nông nghiệp 38725,77 35015,34

Lúa 28511,28 26123,06

Màu 6213,37 5840,16

NTTS 4001,12 3052,12

Phi nông nghiệp 4182,57 7893,00

TCĐX + Đô thị 4182,57 7893,00

Tổng 42908,34 42908,34

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 và Định hướng phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2030 của tỉnh Nghệ An)

2.2. Phân tích và xác định nhu cầu tiêu nước của các ngành kinh tế trong hệ thống thủy lợi Nam Nghệ An thủy lợi Nam Nghệ An

2.2.1. Tài liệu dùng cho tính toán tiêu

2.2.1.1. Chọn trạm mưa tính toán tiêu.

- Căn cứ theo bản đồ lưới trạm thủy văn trong khu vực.

- Căn cứ theo khu tiêu và các yếu tố địa hình, khí hậu, thủy văn.

Luận văn thạc sĩ

- Qua phân tích tính toán, học viên chọn trạm khí tượng Vinh, nằm ở vĩ độ 18º40’, kinh độ 105º41’ là trạm gần tuyến công trình và có tài liệu quan trắc từ năm 1985 đến 2014 (Số liệu kéo dài 30 năm) để tính toán.

Qua phân tích số liệu mưa của trạm Vinh, nhận thấy rằng lượng mưa của các ngày max cụ thể là 1-3-5-7 ngày max chủ yểu rơi vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

10 (chi tiết được thể hiện ở Phụ lục 2.1). Từ đó ta có lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất

của các thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày max được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2. 2. Lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất theo thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày max

Lượng mưa Thời đoạn

1 ngày max 3 ngày max 5 ngày max 7 ngày max

Xmin (mm) 93.8 161.9 161.9 161.9

Xmax (mm) 596.7 762.3 951.2 1042.5

Xtrung bình (mm) 230.6 360.9 417.6 468.5

Qua bảng 2.2 ta có nhận xét sau: ta thấy sự chênh lệch giữa lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất của các thời đoạn mưa lớn nhất là tương đối lớn khoảng (6 – 8 lần). Do đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tiêu cho hệ thống thủy lợi nam nghệ an đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của vùng​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)