Tổng quan về tình hình dân sinh, kinh tế-xã hội của vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tiêu cho hệ thống thủy lợi nam nghệ an đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của vùng​ (Trang 31 - 34)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.2.5. Tổng quan về tình hình dân sinh, kinh tế-xã hội của vùng

1.2.5.1. Tình hình dân sinh

Theo số liệu thống kê đến năm 2006 dân số toàn vùng có dân số toàn vùng có 730.613 người

Trong đó: Nam Đàn 134.277 người

Luận văn thạc sĩ

T.P Vinh 237.000 người Nghi Lộc 206.475 người

TX Cửa Lò 48.326 người

Vùng Nam Hưng Nghi ngoài các huyện chuyên sản xuất nông nghiệp còn có thành phố Vinh là trung tâm chính trị, văn hóa, công nghiệp của tỉnh Nghệ An. Thị xã Cửa Lò là trung tâm du lịch vì vậy thu nhập của nhân dân trong vùng không chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà còn có các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ.

Do đặc điểm nêu trên, sự phát triển kinh tế của các huyện không đồng đều. Các huyện chuyên sản xuất nông nghiệp đời sống thấp hơn, Vùng thành phố, thị xã có nền công nghiệp và dịch vụ phát phát triển nên đời sống nhân dân được nâng cao.

1.2.5.2. Tình hình kinh tế

Kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của vùng. Diện tích đã huy động vào sản xuất nông nghiệp chiếm tới 80% tổng diện tích đang gieo trồng, trong đó có tới 70% là diện tích lúa, còn lại là các diện tích cây trồng khác như ngô, khoai, cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, mía, đậu đỗ các loại. Diện tích trồng chủ yếu ở phía Tây đường I, diện tích trồng cây dài ngày chủ yếu tập trung vùng đồi, núi với các loại cây ăn quả có múi, dứa…

Ngoài trồng trọt, trong vùng có chăn nuôi các loại gia súc gia cầm và nuôi trông thủy sản cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch đang trên đà phát triển mạnh. Bằng các cửa khẩu, cầu cảng và các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử đã hỗ trợ cho ngành dịch vụ du lịch và thương mại phát triển mạnh. Trong vùng có các khu du lịch nghỉ ngơi như biển Cửa Lò, Xuân Thành, khu di tích Kim Liên… Cơ sở vật chất cho du lịch nghỉ ngơi phát triển mạnh ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các trung tâm huyện, đủ sức hút một lượng khách nội địa và quốc tế đáng kể.

Giáo dục

Luận văn thạc sĩ

đẳng dạy nghề để đào taọ lao động cho tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung bộ. Hệ trường phổ thông các cấp đã hình thành khắp các xã, bình quân một huyện có tự 1 đến 4 trường phổ thông trung học, mỗi xã ở đồng bằng có 1 trường PTSC, ở miền núi 2÷3 xã có một trường, tuy nhiên ở các làng bản xa xôi vấn tồn tại ngồi ghép lớp.

Y tế

Mạng luới y tế phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, tính đến năm 2003 các huyện đã biên chế về 1÷2 bác sĩ, 1y sĩ và 2 y tá. Bình quân cứ 10.200 dân có 1 bác sĩ. 5 y sĩ và 16 y tá để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và thực hiệnn chức năng y tế cộng đồng. Tuy nhiên trong vùng còn tồn tại những vùng dịch sốt rét, y tế môi trường còn nhiều vấn đề cần đầu tư để có cơ sở kiểm soát môi trường kinh tế.

Dịch vụ bưu chính viễn thông

Các xã đều có nhà văn hóa bưu điện trung tâm thị xã. Bưu chính viễn thông trong vùng phát triển mạnh đã phủ sóng di động trên toàn bộ vùng đồng bằng hạ lưu. Việc thông tin liên lạc trong khu vực rất thuận lợi để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Giao thông vận tải

Cùng với việc phát triển kinh tế trong vùng các cơ sở hạ tầng cũng được xây dựng tương đối đồng bộ để hỗ trợ cho phát triển kinh tế. Ngành giao thông vận tải trong khu vực đã phát triển trên cả lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy.

+ Tuyến đường 400 từ thành phố Vinh đi Thanh Chương và cửa khẩu Thanh Thủy nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế đường Hồ Chí Minh và vùng miền núi Thanh Chương,

+ Các tuyến đường liên thôn, liên xã cũng đã được mở rộng và nâng cấp nhờ vào chương trình phát triển công nghiệp, chương trìinh 135, chương trình xóa đói giảm nghèo và chương trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

+ Tuyến đường sắt Bắc – Nam đảm bảo giao thông thông suốt cho toàn khu vực; + Đường thủy có 2 cảng Bến Thủy và Cửa Lò có sức bốc rỡ hàng 1.8÷2.2 triệu tấn/năm có thể lưu thông theo hướng Đông để mở ra hướng buôn bán cho nền kinh tế lưu vực sông Cả. So với đường bộ thì giao thông đường sông kém phát triển hơn;

Luận văn thạc sĩ

tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng trên khu vực đưa vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công tác đầu tư về giao thông và duy tu bảo dưỡng sẽ còn phải đầu tư hơn trong tương lai. Công cuộc khai thác tài nguyên nước cũng sẽ tác động lớn tới sự phát triển này, ngược lại sự phát triển giao thông cũng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tiêu cho hệ thống thủy lợi nam nghệ an đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của vùng​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)