2.4.3.1 Phương pháp xác định ranh giới các lưu vực, các chủ rừng được chi trả DVMTR và diện tích mỗi loại rừng của từng đối tượng
Từ tọa độ các điểm khai thác/sử dụng nước, sử dụng phần mềm ArcGIS kết hợp với bản đồ địa hình để vẽ ranh giới của lưu vực.
Bước 1: Chuyển đổi dữ liệu phần mềm Mapinfo sang phần mềm Arc GIS Sử dụng tool Universal Translator của phần mềm Mapinfo:
- Trong thư mực Source, Format chọn “MapInfo TAB”, mục File(s) chọn đường dẫn đến file **.TAB cần chuyển.
- Destination/Format chọn “ESRI Shape”, mục Directory chọn đường dẫn của file đích **.Shp. Click OK .
Bước 2: Lựa chọn vùng bản đồ quan tâm
Bước 3: Lựa chọn những đường đồng mức trên vùng chọn
Selection/Select by Attrtbutes và nhập lệnh: “VAL” > 0/OK
Mục đích của việc này là chọn ra những đường đồng mức và loại bỏ những đường khác trong khi xây dựng cơ sở dữ liệu không được tính đến.
Khi đó những đường đồng mức có Value >0 sẽ được chọn và thay đổi màu sắc còn những đường không phải đường đồng mức sẽ bị bỏ qua.
Bước 4: Chọn hệ quy chiếu cho bản đồ
Chọn hệ quy chiếu: WGS 1984 UTM Zone 48N. Bước 5: Chuyển sang dạng raster
Chọn ArcToolbox chọn Conversion Tools/ To raster/ Feature to Raster. Bước6: Làm tròn độ cao
Vào Spatial Analyst/ Raster calculutator. Khi cửa sổ hiện ra nhập lệnh: “LTDC_11”=int(dangraster])/Ok.
Bước 7: Chuyển sang đường đồng mức
Chọn Spatial Analyst/ Surface Analyst/ Contour
Bước 8: Chuyển bản đồ từ dạng đường đồng mức sang dạng DEM Bước 9: Chuyển sạng dạng điểm
ArcToolbox chọn Conversion Tools/ From raster/ Raster to Point. Bước 10: Nội suy khoảng cách
Nội suy ra bản đồ dạng DEM bằng cách sử dụng hàm tỷ lệ nghịch bình phương khoảng cách.
Vào Spatial Analyst/ Interpolate to Raster/ Inverse Ditance Weighted. Chọn như bảng sau => OK.
Hydrology/ Fill Sinks sau đó sẽ hiên ra cửa sổ Fill Sinks tại đây lựa chọn các thông số và đầu ra cho sản phẩm. Chọn OK.
Bước 12: Tạo hướng dòng chảy
Chọn Hydrology/ Flow Direction. Bước 13: Tích lũy dòng chảy
Chọn Hydrology/ Flow Acumulation, điền theo bảng sau => OK. Bước 14: Vẽ lưu vực
Chọn Hydrology/Interactive Properties:
Add Layer chứa point điểm đầu ra lưu vực, Zoom to nơi điểm đầu của một lưu vực rồi kích chuột vào để bắt đầu tạo lưu vực, ta được sản phẩm là lưu vực cần xác định.
2.4.3.2 Phương pháp xác định hiện trạng rừng trong lưu vực
Bước 1: Chuyển bản đồ lưu vực sang dạng polygon
Chọn Conversion Tools/from raster/raster to polygon/ok. Xuất hiện lưu vực ở dạng polygon.
Bước 2: Xử lý các lớp bản đồ hiện trạng rừng
Click vào để xem thông tin các xã trong lưu vực.
Add bản đồ hiện trạng rừng của xã Ngọc Chiến được chuyển đổi dữ liệu từ mapinfo sang arcgis.
Bước 3: Gán hệ tọa độ
Data management tools/projections and transformation/define projection chọn hệ tọa độ UTM/WGS 1984/ WGS 1984 UTM Zone 48N => OK.
Bước 4: Số hóa bản đồ hiện trạng
Xuất hiện mũi tên khoanh NChien _HT_region. Ta kéo phần ranh giới NChien vào cho trùng khít với ranh giới xã Ngọc Chiến trong lưu vực thủy điện Nậm Chiến 2.
Vào editor/save editor/ stop editor để lưu thao tác vừa thực hiện và chuyển sang thao tác mới.
Bước 5: Cắt hiện trạng rừng trong lưu vực
Vào analysis tools/extract/clip. Input chọn file hiện trạng rừng của xã cần cắt; Output chọn bản đồ lưu vực dạng polygon; chọn file lưu hiện trạng rừng vừa cắt đó.
Làm tương tự với các xã còn lại ta cắt được bản đồ hiện trạng rừng của các xã nằm trong lưu vực thủy điện.
Bước 6: Xác định diện tích rừng của các xã trong lưu vực
- Tổng hợp diện tích lưu vực, phần diện tích lưu vực trong ranh giới hành chính huyện Mường La theo bảng 2.2.
- Tổng hợp diện tích rừng theo trạng thái, mục đích sử dụng, chất lượng rừng theo bảng 2.3.
- Tổng hợp danh sách các chủ rừng được chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP được thống kê theo mẫu bảng 2.4.
2.4.3.3 Phương pháp xác định hệ số K cho từng loại rừng
Sau khi phỏng vấn cùng tham gia, kế thừa các kết quả nghiên cứu về khả năng gữ đất, gữ nước của rừng đã được công bố, đề tài thực hiện tổng hợp xác định được hệ số K theo từng chỉ tiêu riêng rẽ.
- Coi hệ số K bằng 1,0 đối với loại rừng có giá trị dịch vụ môi trường cao nhất
- Hệ số K cho một lô rừng được xác định bằng tích các hệ số K tính theo từng yếu tố riêng rẽ của lô rừng đó.
2.4.3.4 Đề xuất giải pháp chi trả DVMTR tại huyện Mường La
Tổng hợp kinh nhiệm qua thực tiễn nghiên cứu, phân tích đánh giá các vấn đề liên quan đề xuất giải pháp thực hiện chi trả DVMTR thuận tiện và hiệu quả nhất.
Bảng 2.2: Diện tích các lưu vực
STT Ký hiệu lưu vực Tổng diện tích lưu vực
Diện tích lưu vực trong địa bàn huyện Mường La 1 ...
Bảng 2.3: Tổng hợp diện tích rừng trong lưu vực
Tên xã Tên bản Tổng Đất trống
Trạng thái rừng MĐSD Nguồn gốc rừng
Nghèo TB Giàu PH SX Tự nhiên Rừng
trồng
… … …
Tổng xã … Tổng diện tích toàn lưu
vực …
Bảng 2.4: Thống kê diện tích rừng theo nhóm chủ rừng được chi trả DVMTR
Tên lưu vực Tên xã
Chủ rừng Tổng diện tích rừng Hộ gia đình Tổ chức Cộng đồng Tổng số lô rừng Diện tích Tổng số
lô rừng Diện tích Tổng số lô rừng Diện tích
…
… … …
Chương 3
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN KHU VỰC NGHIÊN CỨU