4.3.2.1 Về quy hoạch
- Tiếp tục thực hiện công tác giao đất giao rừng; đặc biệt là đối với xã Hua Trai, diện tích rừng chưa giao còn rất lớn.
- Đảm bảo quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ổn định, lâu dài, hạn chế chuyển mục đích sử dụng rừng.
- Quy hoạch sử dụng đất phù hợp để xác định sự phù hợp của đất cho nông nghiệp và rừng trong sự phát triển bền vững đặc biệt diện tích đất trống trong các lưu vực là rất lớn. Tăng cường dịch vụ khuyến nông nên được để chuyển giao kỹ thuật canh tác giống năng suất cao nhằm giảm các tác động vào rừng, nhằm làm tăng chất lượng DVMTR.
4.3.2.2 Giải pháp về kinh tế xã hội
* Giải pháp nâng cao nhận thức về chi trả DVMTR
- Tích cực cuộc vận động, tuyên truyền với nhiều hình thức như: đài báo, truyền hình, phát tờ rơi, họp thôn bản,… nhằm nâng cao nhận thức về giá trị rừng và tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR đến các sở, ban, ngành có liên quan, các công ty, và cộng đồng.
- Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ của các cơ quan và địa phương có liên quan đến thực hiện chi trả DVMTR.
* Giải pháp tổ chức thực hiện
Sơn La đã tổ chức thực hiện thí điểm, đã có kinh nghiệm trong thực hiện chi trả DVMTR, nên tiếp tục cơ chế hoạt động, bộ máy tổ chức đó để thực hiện chi trả DVMTR theo Nghị định 99 mà không cần xây dựng mô hình
tổ chức thực hiện mới. Song cần khắc phục những tồn tại, bất hợp lý trong tổ chức thực hiện:
- Kế hoạch chi trả DVMTR cần được lập từ cấp quản lý rừng kết hợp với quỹ BV&PTR thay vì quỹ BV&PTR hiện nay thực hiện, tránh những khó khăn trong quá trình lập do thiếu thông tin về đặc điểm rừng.
- Cần có hợp đồng hoặc cam kết bảo vệ rừng được chi trả DVMTR; nên theo hình thức là “cam kết” không bắt buộc các chủ rừng phải tham gia vào chi trả dịch vụ MTR, mang tính tự nguyện cao. Trong cam kết ghi rõ bảo toàn và phát triển diện tích, chất lượng rừng được giao quản lý; không được phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép; Có biện pháp quản lý sâu bệnh hai rừng; Quản lý rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các đơn vị, các nhân cản trở gây chậm trễ trong thực hiện chi trả DVMTR.
- Cần quy định về việc tổ chức nghiệm thu rừng trước khi chi trả, đặc biệt đối với các chủ rừng là tổ chức nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên; lưu ý, phân chia tránh trường hợp nhiều chủ rừng là tổ chức nhà nước (Ban QL rừng phòng hộ, Lâm trường …) đang được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng theo dự án (dự án 661) hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp lại giao cho ban chỉ đạo chi trả DVMTR của huyện nghiệm thu. Nên kết hợp nghiệm thu rừng chi trả DVMTR và kiểm kê rừng.
- Có thể chi trả DVMTR theo chu kỳ như sau: do hàng năm có báo cáo diễn biến rừng, 5 năm thực hiện kiểm kê rừng 1 lần, vì vậy có thể trả:
+ Trả năm thứ nhất: = 50% ∑tiền phải trả năm 1.
+ Trả năm thứ 2: = 50% ∑tiền phải trả năm 2 + 25%∑tiền phải trả năm 1. + Trả năm thứ 3: = 50% ∑tiền phải trả năm 3 + 25%∑tiền phải trả năm 2. Cứ như vậy, sau 5 năm thực hiện kiểm kê, nghiệm thu rừng, tùy vào mức độ rừng được nghiệm thu mà chi trả tất cả số tiền còn lại.
- Khi lập kế hoạch chi trả, có điểm đáng chú ý: người dân họ có thể ủng hộ hay không ủng hộ một số tiêu chí xác định hệ số K. Vì vậy khi thực hiện, đơn vị quản lý rừng và quỹ BV&PTR tính toán chi trả đầy đủ theo hệ số K, còn tùy vào từng xã, hoặc bản có thể linh động trả theo hệ số quy đổi hoặc không theo ý kiến của địa phương đó quyết định.
- Mường La thí điểm thực hiện chi trả thông qua Ngân hàng chính sách xã hội (có mạng lưới đến tận xã). Tuy nhiên việc này khá khó khăn vì Ngân hàng CSXH cố định giao dịch 1 lần/tháng, tại 1 xã. Có những chủ rừng ở rất xa khi đến nơi thì ngân hàng đã hết phiên giao dịch. Do đó, nên chuyển việc chi trả theo đại diện xã hoặc chuyển sang các BQL của Dự án 661 sắp kết thúc để có thể chi trả trực tiếp cho hộ dân. Biện pháp này giảm bớt được ½ số lượng tham gia bộ máy chi trả, giảm bớt chi phí giao dịch để việc thực hiện chi trả được dễ dàng hơn.
- Chi trả DVMTR thì cơ chế mua – bán DVMTR là bản chất; trong khi đó Nghị Định 99 quy định: là 20 đồng/1kw điện, 40 đồng/1m3 nước; trong khi điện thương phẩm trung bình bán ra thị trường khoảng 1000 đồng/1kw; nước thương phẩm trung bình là 2000 đồng/m3. Như vậy mức chi trả cho DVMTR chỉ chiếm khoảng 2% doanh thu đối với doanh thu của các đơn vị. Là cơ chế mua bán nên phải tính đến dịch vụ môi trường mà rừng cung cấp (bao gồm dịch vụ điều tiết nguồn nước và chống bồi lắng lòng hồ). Có thể xác định qua các bài toán giả định nếu không có rừng thì các đơn vị kinh doanh điện, nước thiệt hại bao nhiêu? Hay có thể căn cứ vào một số mức thu hiện hành cho thấy con số quy định chi trả cho DVMTR là thấp, như thuế môi trường đối với xăng dầu từ 8 – 20 %; Thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên quý từ 32 – 50 %; trong khi đó nước cũng là một tài nguyên quý, cần được quan tâm bảo vệ.
4.3.3 Đề xuất hệ thống theo dõi và đánh giá việc chi trả DVMTR ở Mường La
Việc chi trả DVMT phụ thuộc vào đặc điểm hiện trạng rừng, mà các yếu tố này thường xuyên có sự thay đổi. Vì vậy cần phải có hệ thống theo dõi và đánh giá việc chi trả DVMTR, nhằm cập nhật những thay đổi, điều chỉnh mức chi trả DVMTR phù hợp với hiện trạng rừng, đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Hệ thống theo dõi và đánh giá chi trả việc DVMTR bao gồm:
* Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan được giao trách nhiệm trong quá trình giám sát và đánh giá (tài chính và quản lý, chất lượng và số lượng FES, v.v):
- Giám sát hiện trạng rừng, nghiệm thu rừng được thực hiện ở cấp xã, có sự kiểm tra của hạt kiểm lâm huyện.
- Giám sát tiến độ thực hiện của tỉnh do Cục lâm nghiệp, UBND tỉnh, sở NN&PTNT thực hiện; tiến độ thực hiện cấp huyện do chi cục lâm nghiệp của tỉnh; cấp xã do hạt kiểm lâm chịu trách nhiệm và thực hiện theo dõi, giám sát.
* Những tiêu chí chính cho giám sát và đánh giá cần theo dõi, cập nhật, chỉnh sửa và lưu trữ phục vụ chi trả DVMTR gồm:
- Diện tích rừng của các đơn vị hành chính từ cấp xã trở lên trong vùng chi trả DVMTR được phân theo nguồn gốc, trạng thái, mục đích sử dụng, nhóm chủ rừng;
- Diện tích lưu vực, hiện trạng rừng trong các lưu vực: bao gồm các thông tin về: tên chủ rừng, số hiệu lô, tên xã, huyện, tỉnh, diện tích, trạng thái, nguồn gốc, mục đích sử dụng của từng lô rừng;
- Hiệu chỉnh hệ số K phù hợp với nguồn gốc rừng, trạng thái và mục đích sử dụng rừng của từng lô rừng khi có thay đổi.
- Sản lượng điện và nước thương phẩm, định mức phải chi trả, số tiền chi phải trả của từng cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
- Tổng số tiền thu được từ các cơ sở sử dụng DVMTR;
- Cập nhật các điểm khai thác sử dụng DVMTR, thực hiện chi trả DVMTR đối với tất cả các điểm đã đưa vào khai thác sử dụng DVMTR.
* Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu:
- Các tiêu chí về giám sát thực hiện chi trả DVMTR có thể thực hiện trên phần mềm xcell.
- Sử dụng phần mềm Mapinfor và Arcgis để cập nhập, quản lý trên bản đồ các thông tin về:
+ Tên chủ rừng, số hiệu lô, số hiệu sổ giao đất, tên xã, huyện, tỉnh, diện tích, trạng thái, nguồn gốc, mục đích sử dụng;
+ Bản đồ diện tích rừng các xã trong từng lưu vực;
+ Bản đồ ranh giới hành chính của các đơn vị hành chính từ cấp xã trở lên trong vùng chi trả DVMTR;
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. Các điểm khai thác/sử dụng nước trên địa bàn huyện Mường La là tọa độ của đập ngăn nước đối với các thủy điện, và là tọa độ của các điểm lấy nước đối với các trạm bơm nước; đề tài xác định được 9 điểm khai thác/sử dụng nước trên địa bàn huyện.
2. Từ tọa độ điểm khai thác/sử dụng nước, xác định được ranh giới các lưu vực. Trong đó các lưu vực lưu vực của 2 trạm bơm nước; lưu vực thủy điện Chiềng công 1&2; thủy điện Nậm Pia nằm trọn trong ranh giới hành chính huyện Mường La; các thủy điện Nậm Khốt, Thủy điện Nậm Trai 4; thủy điện Nậm Chiến 1&2 có 1 phần nằm ngoài huyện Mường La.
3. Các loại rừng có trạng thái, nguồn gốc, mục đích sử dụng, mức độ khó khăn trong QL&BVR khác nhau sẽ được chi trả DVMTR khác nhau thể hiện qua hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR khác nhau. Hệ số K bằng tích của các hệ số K thành phần.
4. Bên sử dụng DVMR ở huyện Mường La bao gồm: 7 thủy điện có công suất vừa và nhỏ và chi nhánh nước huyện Mường La; trong đó tính đến hết tháng 12 năm 2010 đã có 5 đơn vị đã sử dụng DVMTR của 7 lưu vực đó là các thủy điện Nậm Chiến 2, Nậm Khốt, Nậm Pia, Chiềng Công 1&2, chi nhánh nước Huyện Mường La. Tính theo đơn giá quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP, tổng số tiền các đơn vị đó phải nộp là 4.294.743.960 (đồng).
5. Tổng diện tích rừng trong các lưu vực nghiên cứu của huyện Mường La là 71087.01 ha. Trong đó, trạng thái rừng nghèo là nhiều nhất, diện tích 28517.76 ha chiếm 40,12 %; tiếp theo là rừng trung bình với diện tích 26169.26 ha chiếm 36.81 %; ít nhất là rừng giàu chiếm 23.07%.
Phân theo nguồn gốc, rừng tự nhiên là chủ yếu với 69952.29 ha chiếm 98.40%; rừng trồng với diện tích 1134.72 ha chiếm 1.60 %.
Phân theo mục đích sử dụng rừng: rừng sản xuất chiếm 0.42%; rừng phòng hộ chiếm 99.58% và không có rừng đặc dụng.
Phân theo mức độ khó khăn trong quản lý rừng, rừng có mức độ khó khăn chiếm là 88.59%, rừng ít khó khăn hơn trong quản lý bảo vệ rừng chiếm 11,41%.
6. Các chủ rừng được chi trả DVMTR là các tổ chức quản lý diện tích nhiều nhất 29699.35 ha, chiếm 41.83 % tổng diện tích với 1786 lô rừng; thứ hai là các cộng đồng quản lý diện tích 22595.16 ha, chiếm 31.70 % tổng diện tích với 1716 lô rừng; cuối cùng là nhóm hộ gia đình, quản lý diện tích 18793 ha, chiếm 26.47 % tổng diện tích với 1944 lô rừng.
7. Đề tài thực hiện tính toán chi trả DVMTR cho 5 lưu vực là thủy điện Nậm Pia, thủy điện Chiềng Công 1&2, 2 lưu vực thuộc chi nhánh nước huyện Mường La, và thu được kết quả: 1.090.312.302 đồng cho chủ rừng là các các nhân, hộ gia đình; 682.046.687 đồng cho chủ rừng là cộng đồng; 502.939.266 đồng cho chủ rừng là các tổ chức.
8. Thuận lợi lớn khi thực hiện chi trả DVMTR ở Mường La là được sự ủng hộ của người dân Nhưng còn rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, đặc biệt là xác định hệ số K và các khó khăn khác do thiếu cơ chế pháp lý.
9. Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR, cần thực hiện đồng thời các giải pháp về kỹ thuật, quy hoạch và kinh tế xã hội; ứng dụng các phần mềm hiện đại trong quản lý theo dõi và đánh giá việc chi trả DVMTR.
2. Khuyến nghị
- Nghiên cứu hoàn chỉnh trên toàn bộ diện tích đối với những lưu vực có ranh giới vượt ra ngoài địa bàn huyện Mường La; đối với những lưu vực chuẩn bị đưa vào hoạt động cần cập nhật thông tin hoạt động để thực hiện chi trả DVMTR.
- Cần thực hiện thêm các nghiên cứu về xác định giá trị của dịch vụ môi trường rừng như: ảnh hưởng của các trạng thái rừng, nguồn gốc rừng và mục đích sử dụng rừng đến dòng chảy và xói mòn/bồi lắng ... nhằm đưa ra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DMTR chính xác nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Chính phủ, 2010, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Chính phủ, Nghị định 380QĐ-TTg ngày 10/04/2008 về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng: Nghiên cứu trường hợp thực hiện thí
điểm ở tỉnh Lâm Đồng Việt Nam từ 2006 đến 2010, Winrock
International, 2010.
4. Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Sơn La, 2008, Báo cáo xác định giá trị dịch vụ
môi trường rừng , Sơn La, Tr 15-32.
5. Chương trình lâm nghiệp Việt Đức (GTZ),2010, Báo cáo cơ chế tài chính
chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La, Tr 41-46.
6. Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á, 2008, Giá trị của
rừng về bảo tồn nước và kiểm soát xói mòn lưu vực Đa Nhim, tỉnh
Lâm Đồng, NXB.Hồ Chí Minh, Tr 44-48.
7. Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á, 2010, Khảo sát kinh tế xã hội để đánh giá chính sách thí điểm của Chính phủ Việt Nam về chi
trả dịch vụ môi trường ở tỉnh Lâm Đồng, NXB Hồ Chí Minh, Tr 33-36.
8. Dự án Đói nghèo và Môi trường,2008, Báo cáo Thu nhập từ môi trường
và người nghèo, Hà Nội, Tr 42-48.
9. Hoàng Minh Hà – Meine van Noordwijk – Vũ Tấn Phương – Phạm Thuy Thủy, 2008, Chi trả dịch vụ môi trường - Kinh nghiệm và bài học tại
Việt Nam, NXB Thông Tấn.,Tr 22-35.
10. Võ Đại Hải, Ngô Đình Quế, 1982, 1992, 2002, Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông miền Trung và
11.Mai Văn Hạnh – Nguyễn Tiến Hưng - Vũ Tấn Phương - Vương Văn Quỳnh, 2008, Đề án thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi
trường rừng tỉnh Sơn La, Sở NN&PTNT Sơn La, Tr 16-20.
12. Phùng Văn Khoa, 1997, Nghiên cứu một số đặc điểm thủy văn rừng trồng thông mã vĩ làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn rừng trồng giữ nước
ở khu vực thực nghiệm trường Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai, Hà Tây,
Luận Văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, ĐHLN, Hà Tây, Tr 55-61. 13.Nguyến Bá Ngãi, 2006, Bài giảng quản lý lâm nghiệp xã hội, Trường đại
học lâm nghiệp, Hà Tây, Tr 140-148.
14. Vũ Tấn Phương, 2007, RCFEE: Giá trị môi trường rừng ở lưu vực Thác Bà. 15.Vũ Tấn Phương, 2006, Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng,
NXB Nông Nghiệp, Tr 31-35.
16.Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La, Báo cáo hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La, tháng 12 năm 2010.
17.Vương Văn Quỳnh (1999), Bài giảng Quản lý nguồn nước, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây, Tr 28-37.
18.Vương Văn Quỳnh, Giá trị điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất của rừng đối với nhà máy thuỷ điện và cơ sở cung cấp nước ở Sơn La và Hoà Bình.
Tạp chí NN&PTNT, tháng 06/2010, Tr 35-39.