Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn về chi trả DVMT Rở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tịa huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 76 - 81)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Nghiên cứu cơ sở kinh tế xã hội phục vụ chi trả DVMT Rở huyện

4.2.4 Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn về chi trả DVMT Rở

Mường La theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP

Kết quả điều tra, khảo sát kinh tế xã hội được tiến hành trong các lưu vực. Đối tượng bao gồm: 30 hộ đại diện cho chủ rừng là hộ gia đình, 10 cộng đồng, tổ chức thuộc xã Ngọc Chiến, 5 tổ chức chi trả DVMTR trong ngành thủy điện là thủy điện Nậm Pia, Nậm Chiến 2, Chiềng Công 1&2, chi nhánh nước huyện Mường La; 5 cán bộ tham gia chi trả DVMTR.

4.2.4.1 Nghiên cứu về hiểu biết, thái độ của người dân về chi trả DVMTR; tác động của chính sách thí điểm chi trả DVMTR tại địa phương

Triển khai Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Sơn La, huyện Mường La đã thực hiện thí điểm về chi trả DVMTR, đã có những tác động đến người dân, đó là:

- Chính sách thí điểm chi trả DVMTR đã được áp dụng trong xã từ tiền đóng góp từ các cơng ty thủy điện, các cơng ty cấp nước. Tác động tích cực rõ ràng của chính sách chi trả DVMTR cho họ là nâng cao thu nhập gia đình song mức tăng khơng nhiều.

- Chính sách thí điểm chi trả DVMTR đóng một vai trị quan trọng trong thu nhập tiền mặt của gia đình. Trong các hộ được khảo sát, 77% hộ nói rằng chi trả DVMTR là “rất quan trọng”; 13% nói “quan trọng”; 10% nói “trung bình” và 0% nói “khơng quan trọng”. Mức độ quan trọng của chi trả DVMTR quan trọng đối với hộ có thu nhập thấp.

- Việc chi trả DVMTR đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo trong vùng.

- Có 50 % các hộ nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong việc giảm lũ, tăng nguồn nước vào mùa khô và giảm xói mịn đất. Nguyên nhân này chủ yếu là do các cuộc tuyên truyền, hội thảo, và tập huấn về giá trị môi trường của rừng ở cấp cộng đồng đến cấp tỉnh thơng qua việc thực hiện chính sách thí điểm chi trả DVMTR chưa nhiều. Vì vậy, mức độ nhận thức về giá trị rừng của các hộ được khảo sát là chưa cao.

- Kết quả phỏng vấn các cộng đồng, hạt kiểm lâm và các chủ rừng cho thấy chính sách chi trả DVMTR có tác động tích cực trong năm 2009 là: giảm số vụ vi phạm. Tuy nhiên, khơng có dữ liệu và số liệu chính thức để so sánh và chứng minh những điều này.

- Mức chi trả đối với công ty thủy điện là 20 đồng/kWh, mức chi trả của công ty cấp nước là 40đồng/m3. Các công ty thủy điện cho rằng mức chi trả này cao. Tuy nhiên, thơng qua phỏng vấn đánh giá mức độ sẵn lịng chi trả trong quá trình khảo sát, các cơng ty đã chấp nhận mức chi trả do nhà nước quy định. Việc định giá điện và nước được kiểm sốt chặc chẽ bởi Chính phủ, và bất cứ chi phí thêm vào nào liên quan đến sản xuất và phân phối cuối cùng sẽ được chuyển cho người sử dụng chịu.

- 100% các hộ dân được khảo sát trong xã được chọn đã đánh giá chính sách chi trả DVMTR là một chính sách tốt và nên được tiếp tục thực hiện. Việc các hộ có rừng được bảo vệ ủng hộ chính sách thí điểm là điều khơng ngạc nhiên vì nó mang lại mức chi trả cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, các cơng ty thủy điện và cấp nước thì cho rằng, họ chi trả cho DVMTR nhưng họ khơng chắc rằng tính hiệu quả kinh doanh có tăng lên được khơng từ việc mua các dịch vụ môi trường.

Tổng hợp kết quả phỏng vấn bên mua - bên bán DVMTR, kết quả phỏng vấn các cán bộ trực tiếp tham gia công tác chi trả DVMTR và những khó khăn thuận lợi trong q trình nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật của đề tài, xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR tại huyện Mường La theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP như sau:

4.2.4.2 Thuận lợi trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR tại huyện Mường La theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP

- Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chi trả DVMTR là chính sách mới huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, bước đầu điều chỉnh việc gắn kết lợi ích giữa người sử dụng DVMTR và người bảo vệ rừng, để đảm bảo người giữ rừng được trả công theo đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội nói chung và cho việc đảm bảo nguồn nước cho các máy thuỷ điện, nhà máy nước bảo vệ đất, chống xói mịn, bồi lắng lịng hồ nói riêng. Vì vậy có sự đồng thuận, ủng hộ cao của các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng với tư cách là người cung ứng DVMTR.

- Huyện Mường La thực hiện giao đất, giao rừng đạt trên 90%; đã số hóa bản đồ hiện trạng rừng có điều chỉnh sau rà sốt nên việc thực hiện xác định ranh giới các lưu vực, xác định hiện trạng rừng trong các lưu vực theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP nhanh chóng, thuận lợi.

- Việc triển khai Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường La luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh và các bộ ngành Trung ương.

- Có sự hỗ trợ tích cực về kỹ thuật, tài chính của tổ chức quốc tế, đặc biệt là dự án lâm nghiệp Việt Đức (GTZ) trong quá trình tổ chức triển khai.

- Có sự hỗ trợ kịp thời của các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như sự ủng hộ của người dân trong việc thực hiện chính sách thí điểm.

- Việc thực hiện chi trả DVMTR theo Nghị Định 99 trên địa bàn huyện Mường La có thuận lợi về khâu tổ chức thực hiện do: Mường La đã thực hiện thí điểm chi trả DVMTR nên đã có một bộ máy rõ ràng, cụ thể và có kinh nhiệm trong 2 năm thực hiện thí điểm vì vậy thực hiện kế thừa bộ máy tổ chức này là một lợi thế hơn các địa phương khác.

4.2.4.3 Những khó khăn trong q trình thực hiện chi trả DVMTR tại huyện Mường La theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP

Chi trả dịch vụ môi trường rừng là vấn đề mới, có nhiều vấn đề phức tạp nên trong q trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn:

a) Về kỹ thuật

- Khó khăn trong xác định hệ số K chính xác cho từng lơ rừng theo từng tiêu chí đảm bảo tính cơng bằng trong chi trả DVMTR. Chưa thống nhất xác định được hệ số K, việc chi trả DVMTR sẽ cịn gặp nhiều khó khăn, tranh cãi.

b) Khó khăn về mặt xã hội

- Khó khăn về cơng tác quản lý rừng: trong gần 10 năm lập hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp đã có biến động lớn như chuyển đổi mục đích sử dụng, trồng mới, khai thác, cháy rừng, khoanh nuôi bảo vệ, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp…và đặc biệt là biến động do việc di chuyển dân vùng ngập của thủy điện Sơn La và các thuỷ điện nhỏ, song không làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. Ngoài ra một số địa phương thực hiện chia tách xã, bản nhưng chưa thống nhất được về ranh giới, có nơi diện tích rừng giao chồng chéo giữa các chủ rừng, ranh giới khơng rõ ràng trên thực địa, diện tích sai lệch, nên khi rà soát phải tiến hành đo đếm, đánh giá lại tình trạng rừng, mất nhiều thời gian và công sức (kể cả trên bản đồ và trên thực địa). Sự theo dõi của các lực lượng quản lý có sự sai khác so với thực tế.

+ Thiếu thông tư hướng dẫn Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về Chính sách chi trả DVMTR.

+ Thiếu một số quy định cần thiết, như nội dung sử dụng, trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng và thanh quyết toán khoản tiền 10% kinh phí quản lý của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và 10% kinh phí quản lý của các đơn vị chủ rừng; trình tự thủ tục lập hồ sơ, thẩm định và phê duyệt hồ sơ; các biểu mẫu nghiệm thu, thanh quyết toán tiền chi trả; cơ chế kiểm tra, giám sát việc chi trả dịch vụ môi trường rừng...nên quá trình thực hiện gặp khó khăn, lúng túng.

+ Quy định sử dụng tiền chi trả đối với người được chi trả tiền dịch vụ là các tổ chức nhà nước (chủ rừng) chưa rõ, như việc tổ chức nhà nước sử dụng kinh phí đối với số diện tích rừng mà mình tự tổ chức bảo vệ, vì chỉ quy định chi trả cho các hộ nhận khoán rừng.

- Khó khăn trong q trình tổ chức thực hiện đó là:

+ Lập kế hoạch chi trả được ấn định từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, nguyên nhân là do Quỹ khơng có đủ thơng tin về các chủ rừng, diện tích được chi trả. Nếu khơng xác định được diện tích chi trả thì khơng thể xác định được đơn giá chi trả.

+ Trong q trình thu tiền DVMTR của bên mua DVMTR, có cơng ty chậm trong việc nộp tiền DVMTR, làm chậm tiến độ khi thực hiện chi trả DVMTR. Vì vậy cần có các quy định xử lý nghiêm những trường hợp thiếu tính tích cực trong chi trả DVMTR.

+ Trong năm đầu thực hiện chi trả DVMTR kinh phí để tổ chức triển khai cịn hạn hẹp. Đối với huyện Mường La có lượng chủ rừng lớn, thì 10% tổng thu cho chi phí cơng tác chi trả gây rất nhiều khó khăn.

+ Huyện Mường La thí điểm thực hiện chi trả thông qua Ngân hàng chính sách xã hội (có mạng lưới đến tận xã) cũng là một điểm khó khăn do:

Ngân hàng CSXH cố định giao dịch 1 lần/tháng, đặc biệt đối với huyện miền núi đi lại khó khăn, có những chủ rừng tới nơi thì ngân hàng đã nghỉ làm việc.

4.3 Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR ở huyện Mường La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tịa huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 76 - 81)