Theo Quyết định 2955/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La, diện tích rừng toàn huyện được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diện tích rừng ở Mường La (ĐV: ha)
Tên huyện D. tích tự nhiên Đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng
Mường La 142.205 68.297 63.186 5.111
(Nguồn Quyết định 2955/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2007)
Mặc dù diện tích rừng ở Mường La đạt tới trên 48% diện tích tự nhiên, nhưng những đánh giá vẫn cho rằng tỷ lệ này còn thấp so với yêu cầu của vùng địa hình phức tạp và có nhu cầu phòng hộ cao như ở Sơn La. Theo dự kiến tỷ lệ diện tích này phải đạt mức 60- 70% diện tích tự nhiên.
Thực hiện chính sách giao đất giao rừng của Chính phủ tới các tổ chức, trong giai đoạn 2001 – 2006 công tác giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đã được triển khai trên toàn địa bàn huyện. Kết quả giao đất giao rừng đến nay được tóm tắt như sau:
- Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao chiếm 92 % tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện.
- Việc thực hiện công tác giao đất giao rừng đã có những tác động tích cực đến bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của huyện. Một số ưu điểm là:
+ Giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài phù hợp với nguyện vọng và khuyến khích được sự tham gia của
các tổ chức liên quan và người dân và huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển rừng.
+ Hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao, tạo công ăn việc làm và góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và xóa đói giảm nghèo.
- Mặc dù công tác giao đất giao rừng của tỉnh đã cơ bản hoàn thành, nhưng những tồn tại và khó khăn sau:
+ Diện tích giao chưa cân đối giữa các thành phần kinh tế, tỷ trọng giao cho cộng đồng bản chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 55%) trong khi các tổ chức kinh tế là hạt nhân, động lực quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng mới chiếm tỷ trọng thấp 17%.
+ Kinh phí giao đất giao rừng hạn chế, nhiều địa bàn phức tạp, nên việc xác định ranh giới trên thực địa tới từng chủ rừng còn nhiều hạn chế.
+ Đa phần chủ rừng chưa có thu nhập từ rừng, đặc biệt tiền công bảo vệ rừng thấp và người dân chưa thực sự sống được bằng hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
+ Thiếu vốn đầu tư cho công tác trồng rừng, mức đầu tư hiện tại còn thấp, hiệu quả kinh tế từ các hoạt động trồng rừng chưa cao.
+ Các chính sách hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn còn nhiều bất cập nên chưa khuyến khích và tạo điều kiện ổn định cho người dân.
Như vậy, huyện Mường La có vị trí địa lý quan trọng về kinh tế chính trị. Thành phần dân số chủ yếu là đồng bào dân tộcc thiểu số, đời sống còn rất nhiều khó khăn, trình độ canh tác còn lạc hậu. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn trong khi thu nhập từ rừng thấp. Vì vậy việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện là rất phù hợp, nhằm đảm bảo tính công bằng trong sử dụng DVMTR, khuyến khích người dân bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng, và được người dân hết sức ủng hộ.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU