Xác định hệ số K cho từng loại rừng bằng phương pháp cùng tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tịa huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 44 - 57)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Nghiên cứu cơ sở kỹ thuật phục vụ chi trả DVMT Rở Mường La

4.1.3 Xác định hệ số K cho từng loại rừng bằng phương pháp cùng tham gia

Việc xác lập hệ số K làm cơ sở xác định mức chi trả cho người được chi trả DVMTR thực hiện theo quy định tại nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của chính phủ về chính sách chi trả DVMTR. Theo Nghị định này, hệ số K phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi), nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng); và mức độ khó khăn trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng.

Đối với các đơn vị sản xuất điện và nước, thì dịch vụ môi trường mà rừng mang lại chủ yếu là bảo vệ đất, hạn chế xói mịn chống bồi lắng lịng hồ để kéo dài tuổi thọ hồ thuỷ điện và điều tiết duy trì nguồn nước nhằm ổn định công suất phát điện, sản lượng nước thương phẩm.

Sơn La đã thực hiện áp dụng một số các nghiên cứu về khả năng giữ đất, nước của rừng. Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp định giá mơi trường mang tính khách quan để xác định giá trị điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất của rừng đối với thuỷ điện là phương pháp “Hàm sản xuất” và phương pháp “Quy đổi”. Theo phương pháp này, giá trị dịch vụ bảo vệ đất và giữ nước của rừng được quy đổi thành tiền mà các cơ sở sản xuất thuỷ điện nhận được, hoặc tiết kiệm được nhờ chức năng bảo vệ đất và giữ nước của rừng.

a) Xác định hệ số K theo trạng thái rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo)

Gọi K1 là hệ số điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo trạng thái rừng, gồm: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Trạng thái rừng được xác định theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Theo trạng thái rừng ở Sơn La có 3 nhóm: rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo.

Hiện nay chưa có nghiên cứu về khả năng bảo vệ đất, bảo vệ nước của các trạng thái rừng khác nhau, việc tính đến K1 mang tính chất khuyến khích bảo vệ làm tăng chất lượng rừng.

Kết quả điều tra phỏng vấn về ý kiến của các hộ gia đình và cán bộ ở các đơn vị quản lý rừng về mức chi trả DVMTR cho các trạng thái rừng khác nhau: rừng giàu, trung bình, nghèo. Kết quả thu được từ điều tra phỏng vấn người dân trong lưu vực: đối với các trạng thái rừng khác nhau, họ muốn nhận mức tiền chi trả DVMTR khác nhau. Rừng giàu được trả nhiều hơn rừng trung bình, rừng nghèo là thấp nhất. Việc đó sẽ khuyến khích người dân có ý thức hơn trong bảo vệ rừng, làm cho chất lượng rừng tốt hơn. Do đó, tính đến trạng thái rừng (hay chất lượng rừng) trong chi trả DVMTR là điều cần thiết. Trên 80% các đối tượng phỏng vấn hài lòng với mức chi trả nếu rừng giàu là 100 nghìn đồng/ha thì rừng trung bình nhân được 90 nghìn đồng/ha và rừng nghèo nhận 80 nghìn đồng/ha.

Xác định hệ số K1 có giá trị bằng 1,0 đối với rừng giàu, 0,9 đối với rừng trung bình và 0,8 đối với rừng nghèo.

Phân bố rừng theo trạng thái trong các lưu vực nghiên cứu được thể hiện trong hình 4.2.

b) Xác định hệ số K theo Loại rừng hay mục đích sử dụng rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất)

Gọi K2 là hệ số điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo loại rừng, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Loại rừng xác định theo quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt. Theo quy hoạch ở Sơn La có 3 loại rừng là đặc dụng, phịng hộ và sản xuất. Có thể tính 2 loại rừng này có hệ số K như nhau:

Song trong diện tích các lưu vực nằm trong địa bàn huyện Mường La chỉ có 2 loại là rừng phịng hộ và rừng sản xuất.

Những kết quả nghiên cứu về giá trị DVMTR cho thấy khơng có sự khác biệt rõ rệt về giá trị giữ nước giữa rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Nhưng lại có sự khác biệt rất rõ về giá trị giữ đất giữa chúng. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến độ dốc mặt đất ở hai nhóm rừng này. Xác định hệ số chi trả dịch vụ mơi trường cho rừng phịng hộ và rừng sản xuất cũng căn cứ vào kết quả xác định giá trị giữ đất, nước ở hai loại rừng này, trong đó khả năng giữ đất mang tính quyết định hệ số K2 của loại rừng nào lớn hơn. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Giá trị giữ đất, nước của rừng phòng hộ, rừng sản xuất và hệ số chi trả DVMTR

Chỉ tiêu

Đại lượng

Giá trị giữ nước Giá trị giữ đất Trung bình

Rừng PH/ĐD Rừng SX Rừng PH/ĐD Rừng SX Rừng PH/ĐD Rừng SX Giá trị dịch vụ (đ/ha/năm) R 250 250 1867 1144 2117 1394 max 250 1867 2117 K 1,0 1,0 1,0 0,6 1,0 0,7

(Nguồn: Dự án xác định giá trị DVMTR - Phục vụ Đề án thực hiện Chính

Như vậy hệ số K2 khi làm tròn số đến 1 số lẻ sẽ là K2.1 = 1,0 đối với rừng phòng hộ; K2.2 = 0,7 đối với rừng sản xuất.

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy: 90% người dân cho rằng rừng phòng hộ nên được trả nhiều tiền DVMTR hơn là rừng sản xuất. Cả người có rừng sản xuất và người có rừng phịng hộ đều hài lòng với mức tri trả: nếu rừng phịng hộ nhận được 100 nghìn đồng/ha thì rừng sản xuất nhận ở mức 80 nghìn đồng/1ha. Trong khu vực nghiên cứu diện tích rừng trồng là cây đặc sản như Sơn Tra rất lớn, lý do người dân đưa ra con số đó là do lồi cây này chủ yếu là thu hoạch quả, mật độ cây trồng cao, tán cây nhiều tầng, vì vậy chúng có tính ổn định cao và thua kém rừng tự nhiên không nhiều. Đây cũng là điều cần tính đến khi đề xuất giải pháp chi trả. Có thể tùy từng xã mà có cách chi trả khác nhau.

Phân bố rừng theo loại rừng (hay mục đích sử dụng rừng) trong các lưu vực nghiên cứu được thể hiện trong hình 4.3.

c) Xác định hệ số K theo nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng)

Gọi K3 là hệ số điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Kết quả nghiên cứu về khả năng giữ nước, giữ đất của rừng tự nhiên và rừng trồng cho thấy: có sự khác biệt về giá trị mơi trường giữa rừng tự nhiên và rừng trồng. Căn cứ vào kết quả xác định giá trị giữ đất, giữ nước của rừng xác định hệ số K3. Kết quả được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng theo nguồn gốc và hệ số chi trả DVMTR Chỉ tiêu Đại lượng Giá trị giữ nước của rừng Giá trị giữ đất của rừng Trung bình Rừng TN Rừng trồng Rừng TN Rừng trồng Rừng TN Rừng trồng Giá trị dịch vụ (đ/ha/năm) R 254 208 1530 1455 1784 1663 max 254 1530 1784 K3 1,00 0,82 1,00 0,95 1,00 0,93

(Nguồn: Dự án xác định giá trị DVMTR - Phục vụ Đề án thực hiện Chính sách thí điểm chi trả DVMTR tỉnh Sơn La)

Vậy hệ số K2 được xác định khi làm tròn số đến 1 số lẻ sẽ là: K3 =1,0 đối với rừng tự nhiên; K3 = 0,9 đối với rừng trồng.

Kết quả điều tra phỏng vấn của những hộ gia đình về mức độ đồng ý nhận tiền DVMTR cho các loại rừng có nguồn gốc khác nhau là cả người có rừng tự nhiên và người có rừng trồng khá hài lịng với mức chi trả này.

Phân bố rừng theo nguồn gốc rừng trong các lưu vực nghiên cứu được thể hiện trong hình 4.4.

d) Xác định hệ số K theo mức độ khó khăn, thuận lợi đối với việc bảo vệ rừng (yếu tố xã hội và địa lý)

Gọi K4 là hệ số điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mức độ khó khăn đối với việc bảo vệ rừng, gồm mức độ tác động vào rừng và yếu tố khó khăn về địa lý.

- Về mức tác động:

+ Mức tác động I: đối với các lô rừng gần đường giao thông, khu dân cư, nương rẫy là những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao hơn, dễ bị cháy lan do người dân đốt nương làm rẫy; dễ bị người dân phát rừng trồng lấy đất canh tác, trồng nông sản (ngô, sắn).

+ Mức tác động II: mức tác động ít nguy cấp lên rừng đối với khu vực vùng sâu, vùng xa dân cư, xa đường giao thông.

- Về yếu tố địa lý:

+ Mức I: khu gần đường giao thông, gần khu dân cư thuận lợi trong đi lại để quản lý rừng.

+ Mức II: vực vùng sâu, vùng xa dân cư, xa đường giao thông, các xã, bản ranh với tỉnh Yên Bái Đặc các cơ quan chức năng quản lý rừng khó khăn trong việc đi lại, kiểm tra giám sát rừng, xảy ra các vụ khai thác rừng trái phép thường xuyên.

Kết quả điều tra phỏng vấn các hộ gia đình và cán bộ quản lý rừng cho thấy: những xã giáp ranh với tỉnh Yên Bái là các xã đi lại quản lý rừng khó khăn, tình hình khai thác gỗ trái phép nhiều hơn là khu vực khó khăn hơn trong quản lý bảo vệ rừng; nếu các khu vực này nhận 100 nghìn/1ha thì các khu vực ít khó khăn hơn trong quản lý bảo vệ rừng nhận 90 nghìn/1ha.

Vì vậy hệ số K4 được xác định K4 = 1 đối với các xã giáp ranh với tỉnh Yên Bái; K4 = 0.9 đối với các xã còn lại.

e) Xác định hệ số chi trả dịch vụ môi trường rừng K cho một lô rừng

Hệ số K được xác định cho từng lô rừng (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ). Bản chất của việc xác định hệ số K là phân biệt mức chi trả giữ các lơ rừng có đặc điểm khác nhau. Nếu lấy K bằng trung bình cộng của các hệ số K thành phần thì sự khác biệt giữa các hệ số K đó rất nhỏ, khơng phản ánh được sự khác biệt. Vì vậy hệ số K cho từng lơ rừng là tích của các hệ số K thành phần.

K = K1 x K2 x K3 x K4

Để thuận tiện cho việc xác định hệ số K có thể sử dụng bảng tra như bảng 4.5 ( hệ số K được làm tròn, lấy sau dấu phẩy 2 chữ số).

Bảng 4.5: Hệ số K cho từng kiểu rừng trong chi trả DVMTR ở huyện Mường La TT MĐSDR Hệ số MĐSD Nguồn gốc rừng Hệ số NGR Trạng thái rừng Hệ số THR MĐKK Hệ số MĐKK Hệ số chi trả

1 Phòng hộ 1 Tự nhiên 1 Giàu 1 Khó khăn 1 1.00

2 1 1 1 Ít khó khăn 0.9 0.90 3 1 1 Trung bình 0.9 Khó khăn 1 0.90 4 1 1 0.9 Ít khó khăn 0.9 0.81 5 1 1 Nghèo 0.8 Khó khăn 1 0.80 6 1 1 0.8 Ít khó khăn 0.9 0.72 7 1 Rừng trồng 0.9 Giàu 1 Khó khăn 1 0.90 8 1 0.9 1 Ít khó khăn 0.9 0.81 9 1 0.9 Trung bình 0.9 Khó khăn 1 0.81 10 1 0.9 0.9 Ít khó khăn 0.9 0.73

12 1 0.9 0.8 Ít khó khăn 0.9 0.65

13 Sản xuất 0.7 Tự nhiên 1 Giàu 1 Khó khăn 1 0.7

14 0.7 1 1 Ít khó khăn 0.9 0.63 15 0.7 1 Trung bình 0.9 Khó khăn 1 0.63 16 0.7 1 0.9 Ít khó khăn 0.9 0.57 17 0.7 1 Nghèo 0.8 Khó khăn 1 0.56 18 0.7 1 0.8 Ít khó khăn 0.9 0.50 19 0.7 Rừng trồng 0.9 Giàu 1 Khó khăn 1 0.63 20 0.7 0.9 1 Ít khó khăn 0.9 0.57 21 0.7 0.9 Trung bình 0.9 Khó khăn 1 0.57 22 0.7 0.9 0.9 Ít khó khăn 0.9 0.51 23 0.7 0.9 Nghèo 0.8 Khó khăn 1 0.50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tịa huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 44 - 57)