Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tịa huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 38)

Huyện Mường La có tổng diện tích đất tự nhiên 142.205 ha, dân số 83.710 người với nhiều tài nguyên khoáng sản, có 16 xã, gồm 269 bản (trong đó có 07 tiểu khu). Với địa hình núi cao, sông rộng, nhiều suối, có đường thuỷ, đường bộ nên Mường La có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự quan trọng trong khu vực Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng.

Đến năm 2010, GDP của huyện đạt 757 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,67%/năm; trong đó GDP công nghiệp - xây dựng

tăng bình quân 22,07%/năm, tỷ trọng chiếm 34,4%/năm; nông lâm nghiệp tăng bình quân 10,47%/năm, tỷ trọng chiếm 32,82%; thương mại - dịch vụ tăng bình quân 21,95%/năm, tỷ trọng chiếm 32,78%.

Thu nhập bình quân đầu người 7,13 triệu đồng, tạo thêm việc làm cho khoảng 1.000 lao động, trên địa bàn không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới xuống còn 30%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,8%; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 20%; 80% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh; 99% số hộ được dùng điện, 90% số hộ được xem truyền hình, 100% số hộ được nghe đài.

Văn hoá, xã hội: Mường La có 16 đơn vị hành chính gồm thị trấn Ít Ong và các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Chiềng Lao, Pi Toong, Mường Bú, Nậm Giôn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Nậm Păm, Chiềng Công, Ngọc Chiến, Hua Trai.

Dân số trong lưu vực có các đặc điểm là tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao, chủ yếu là dân tộc H’Mông, Thái chiếm tỉ lệ hơn 90%; trình độ học vấn thấp ,nhiều gia đình phụ nữ và trẻ em không biết nói tiếng phổ thông.

Là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống (trong đó người Thái chiếm đa số), trình độ dân trí còn thấp; Việc phân bố dân cư không đều, đời sống của người dân còn không ít khó khăn; Nền kinh tế của huyện chậm phát triển, xuất phát thấp, sản xuất nhỏ.

Tiềm năng du lịch: Mường La có các thắng cảnh như hồ Sông Đà, Huối Quảng, Nậm Chiến; suối nước nóng Ngọc Chiến.

Các hộ có diện tích đất canh tác nhỏ. Tỉ lệ thiếu đất canh tác chiếm 85%. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành để chuyển đổi đất rừng, ngoài diện tích 03 loại rừng đã quy hoạch, thành đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu đất sản xuất nông nghiệp trong vùng là mối đe dọa đối với việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.

Đất đai Mường La thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ; trồng rừng kinh tế (sơn Tra, cây dược liệu, cao su); trồng cây ăn quả, rau màu (bắp cải, đậu cô-ve, bí ngòi, dưa chuột, cà chua); trồng các loại hoa (ly, tuy líp); chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê); nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tịa huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)