Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu 19050734-Trần Phương Thảo-04012001 (Trang 31 - 34)

III. Phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán

2. Phân tích khả năng thanh toán

2.1. Khả năng thanh toán của tài sản lưu động

Bảng 15: Khả năng thanh toán của tài sản lưu động

Chỉ tiêu Công thức 2020 2019 2018 2017 2016

Khả năng thanh

toán tổng quát = Tổng tài sản / Nợ phải trả 4,088 4,297 4,622 2,755 2,780

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn 2,011 2,151 2,410 1,639 2,502 Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Tồn kho) / Nợ ngắn hạn 0,805 0,801 1,302 1,221 2,018 Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các chứng khoán ngắn hạn / Nợ ngắn hạn 0,497 0,408 0,818 0,918 1,769

29

- Khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà

doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), phản ánh một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Hệ số của ABT trong các năm gần đây lớn hơn 1 rất nhiều, đặc biệt là vào năm 2018 hệ số này lên đến 4,622 gấp 1,6 lần năm 2016, các chủ nợ sẽ yên tâm hơn khi các doanh nghiệp có hệ số này cao. Và hệ số cũng cho thấy ABT có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ dài hạn.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn cao nhất trong giai đoạn

2016-2020 là năm 2018 với 2,410, tăng 0,771 so với năm 2017. Hệ số này từ năm 2016 - 2020 đều lớn hơn 1 rất nhiều, chứng tỏ ABT có đủ khả năng về tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Khả năng thanh toán nhanh: Từ năm 2016, hệ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm

dần. Năm 2019, 2020 đều xấp xỉ 1 và cao nhất là năm 2018 là 1,302 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao. Không bị ứ đọng vốn bằng tiền mặt quá nhiều.Khả năng thanh toán nhanh của công ty so với mặt bằng chung thì lớn hơn trung bình ngành và doanh nghiệp có triển vọng duy trì được khả năng này trong tương lai đối với việc thanh toán nhanh các khoản nợ.

- Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời của công ty nhìn chung có xu

hướng giảm từ năm 2016 đến năm 201. Hệ số thanh toán tức thời năm 2020 là 0,497, tuy hệ số của ABT không được tốt, chúng đều nhỏ hơn 1 và 0,5 tuy nhiên doanh nghiệp có thể để điều chỉnh để những năm sau ABT có dấu hiệu tăng và khởi sắc hơn việc sử dụng tiền và tài sản thu được từ việc đầu tư tài chính ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn là không tệ, vì trong tương lai chỉ số này có thể tăng lên nếu doanh nghiệp kiểm soát được dòng tiền của mình và các khoản đầu tư ngắn hạn.

2.2. Khả năng thanh toán lãi vay

Bảng 16: Khả năng thanh toán lãi vay của ABT

Chỉ tiêu Công thức 2020 2019 2018 2017 2016

Khả năng thanh toán lãi vay

= Thu nhập trước thuế và

lãi vay / Lãi vay 6,61 11,81 -6,98 4,84 5,94

Khả năng trả nợ dài hạn

= (Khấu hao + Lợi nhuận

sau thuế / Nợ gốc 0,729 1,050 1,276 0,452 0,508

- Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay có xu hướng giảm từ

2016-2018, năm 2018 giảm mạnh xuống còn -6,98. Và tăng mạnh trở lại trong năm 2019, và cũng là năm có hệ số cao nhất trong 5 năm là 11,81 rồi giảm phân nửa vào năm 2020.

30

Tỷ lệ chi trả lãi dưới 1 năm 2018 cho thấy ABT năm 2018 không tạo ra đủ doanh thu để đáp ứng các chi phí lãi vay. Một phần là do dòng tiền từ hoạt động tài chính năm 2018 âm -173 tỷ đồng, doanh nghiệp chỉ có thể nuôi sống bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả lãi vay. Và một phần là do năm 2018 ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tình hình xuất khẩu cũng ảnh hưởng đáng kể, có thêm nhiều chi phí do vậy khả năng trả lãi cũng kém đi nhiều.

- Khả năng trả nợ dài hạn: Khả năng trả nợ dài hạn của công ty năm 2016 và 2017 là rất

thấp lần lượt là 0,508 và 0,452. Năm 2018 là 1,276 tăng 8,824, gấp 2,8 lần năm 2017. Hệ số này giảm dần trong năm 2019 là 1,050 và giảm mạnh trong năm 2020 chỉ còn 0,729, giảm 0,321 so với năm 2019. Nguyên nhân của điều này là do nợ gốc của năm 2016 và 2017 rất cao lần lượt là 233 tỷ đồng, 230 tỷ đồng. Tăng 118 tỷ đồng so với năm 2018 và tăng 101 tỷ đồng so với 2020. Nhìn chung những năm này doanh nghiệp có cơ cấu vốn không an toàn, dẫn đến rủi ro tài chính cũng cao hơn. Đến năm 2018, cơ cấu vốn bắt đầu được cải thiện, tuy nhiên đến năm 2020, hệ số lại giảm về 0,729 cho thấy doanh nghiệp cần có những chính sách thay đổi để cơ cấu vốn ổn định hơn.

27

Một phần của tài liệu 19050734-Trần Phương Thảo-04012001 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)