1. Đại cương về bệnh thận giai đoạn cuối
1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Biến động HA là biến chứng thường gặp nhất trong buổi lọc máu, làm giảm rõ rệt hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của NB. Shoji cho rằng biến động HA còn là yếu tố nguy cơ độc lập đối với tỷ lệ tử vong của NB LMCK(TNTCK). Chính vì vậy, biến chứng đã được rất nhiều tác giả ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu đề cập đến những vấn đề chính sau: tần xuất và các đặc điểm lâm sàng, mối liên quan giữa biến chứng với một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng của NB TNTCK, sinh lý bệnh, các biện pháp điều trị và dự phòng.
Tỷ lệ biến chứng HA dao động từ 15-55% các buổi lọc máu (theo Sherman, 1988[56]; Nakamoto 2006[39]; Daugirdas, 2001[18]; Davenport, 2011[16]. Chesterton, Burton và Sherman đã mô tả các triệu chứng lâm sàng thường đi kèm biến chứng HA trong buổi lọc máu. Đó là đau đầu, hoa mắt, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, chuột rút, trong trường hợp nặng có thể gặp cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, mất ý thức, co giật, xuất huyết não và ngừng tim. Akhmouch nhận thấy rằng biến chứng HA thường xảy ra vào giờ thứ 3 và giờ thứ 4 của buổi lọc máu. Tác giả cũng cho rằng biến chứng HA có mối liên quan với đái tháo đường, phì đại thất trái, rối loạn chức năng tâm trương, mức IDWG và tốc độ siêu lọc. Nakamoto khi tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến biến chứng HA trong buổi lọc máu ở 58 NB TNTCK thấy biến chứng HA có
mối liên quan với chỉ số tim-ngực, nồng độ NBP máu và đặc biệt là nồng độ albumin máu. Ông không tìm thấy mối liên quan với tuổi, giới, thời gian lọc máu, tốc độ siêu lọc, mức Hb, nồng độ glucose và cholesterol máu. Aoyagi khi nghiên cứu 258 NB TNTCK thấy rằng chỉ số BMI cũng có mối liên quan đến tình trạng huyết động của NB trong quá trình lọc máu. Cụ thể, những NB dưới 60 tuổi có BMI xấp xỉ bằng 20 có HA ổn định hơn so với nhóm có BMI thấp. Maurizio Bossola khi theo dõi 82 NB TNTCK trong thời gian 1 năm thấy rằng thời gian lọc máu có mối liên quan đến biến chứng HA.
Hầu hết các nghiên cứu về sinh bệnh học của biến động HA trong buổi lọc máu đều thừa nhận rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động HA hết sức đa dạng và phụ thuộc vào từng cá thể. Sherman nhấn mạnh đến vai trò của sức cản ngoại vi và khả năng tống máu của tim, đến những đáp ứng không thích hợp của hệ tim mạch khi có giảm thể tích tuần hoàn gây ra do quá trình siêu lọc. Chesterton cho rằng rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thay đổi huyết động trong buổi lọc máu. Một số tác giả cho rằng mỗi cá thể có khả năng dung nạp sự thay đổi của thể tích tuần hoàn khác nhau. Những NB hay bị biến chứng HA trong quá trình lọc máu có trương lực mạch máu thay đổi, kéo dài, dẫn đến những thay đổi thể tích. Năm 2001, Daugirdas đã nêu lên vai trò của một số chất gây giãn mạch, trong đó có adenosin. Trong buổi lọc máu, khi áp suất động mạch thay đổi dẫn đến thay đổi nồng độ oxy ở các mô, do đó làm tăng phân hủy ATP. Các sản phẩm chuyển hóa ATP như adenosin có tác dụng giãn mạch, ức chế hoạt động của norepinephrin, gây tụt HA. Cũng như tác động của renin vào hệ thống angiotensin gan từ angiotensin I thành angiotensin II và tác động lên các receptor AT1 có tác dụng gây co mạch đẫn tới tình trạng tăng HA
Dựa trên cơ chế bệnh sinh, rất nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm tòi, đưa ra các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng huyết động và ngăn ngừa biến chứng về HA xảy ra trước và trong quá trình lọc máu. Các nhà nghiên cứu Damasiewicz [15], Davenport (2011) [16] và đã đề cập đến kỹ thuật theo dõi liên tục thể tích máu trong suốt buổi lọc máu dựa trên theo dõi liên tục sự thay đổi của hemoglobin, hematocrite hay nồng độ protein máu. Phương pháp này cho phép phát hiện giảm thể tích máu trước khi sự thay đổi này gây ra tụt HA. Một yếu tố rất quan trọng góp phần ổn định áp lực thẩm thấu huyết tương là nồng độ Na+ dịch lọc thận.
Nghiên cứu của Stiller (2001) [58], Davenport (2009) [17] cho thấy sử dụng dịch lọc thận có nồng độ Na+ cao hoặc thấp (135-144 mmol/l) cũng tác động đến tình trang thay đổi HA trong buổi lọc máu. Nếu dịch lọc có nồng độ cao có tác dụng ngăn ngừa tụt HA nhưng lại có nhược điểm là gây ra quá tải Na+, làm tăng cảm giác khát ở NB, do đó IDWG và tăng HA. Một số các nghiên cứu khác cũng cho thấy tình trạng huyết động được cải thiện rất nhiều khi hạ hoặc tăng nhiệt độ dịch lọc xuống 35-36°C và hoặc 3705 – 380C cũng ảnh huỏng tới sức cản ngoại vi, tăng hoặc giảm lực co bóp cơ tim phối hợp với kích thích hệ thần kinh giao cảm.
Nghiên cứu về tự chăm sóc của người bệnh đang chạy thận nhân tạo của Đại học Khoa học Y tế Shiraz vào năm 2017 trên 216 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 30,15 + 6,65 tuổi. Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách sử dụng biểu mẫu thông tin nhân khẩu học, Bảng câu hỏi tóm tắt về nhận thức bệnh tật (9 mục) và Bảng câu hỏi về hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân chạy thận nhân tạo gồm 15 mục. Kết quả cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa nhận thức về bệnh tật và hành vi tự chăm sóc ở bệnh nhân chạy
thận nhân tạo. Mối quan hệ đáng kể đã được quan sát thấy giữa các mục sau: kiểm soát cân nặng hàng ngày và nhận thức về hậu quả (r = 0,200, p = 0,001), giữa việc liên lạc với bác sĩ tại thời điểm khó thở và hậu quả (r = 0,209, p = 0,001), giữa việc tuân thủ hạn chế chất lỏng và nhận dạng với mức tương quan rất thấp (r = 0,149, p <0,05) nhưng giữa kiểm soát cân nặng theo chỉ định của bác sĩ và hậu quả có mối tương quan rất chặt chẽ (r = 0,763, p = 0,001) [45]