Dòng tiền vào Dòng tiền ra Thặng dư/(Thâm hụt)
Tài sản đến hạn 100 Các khoản nợ đến hạn
phải trả 50
Lãi nhận được 20 Lãi đến hạn phải trả 10
Tiền thu từ bán tài sản 50 Các khoản nợ bị rút khác 30 Rút vốn từ các khoản
được cam kết 10 Rút vốn của khách hàngtheo hợp đồng tín dụng đã
ký 10
Tổng 180 Tổng 140 40
TRONG 2 NGÀY
Dòng tiền vào Dòng tiền ra Thặng dư/(Thâm hụt)
Tài sản đến hạn
100 Các khoản nợ đến hạnphải trả 70
Lãi nhận được 25 Lãi đến hạn phải trả 20
Tiền thu từ bán tài sản 55 Các khoản nợ bị rút khác 40 Rút vốn từ các khoản được cam kết 10 Rút vốn của khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký 50 Tổng 190 Tổng 180 10
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản NHTM
1.2.3.1. Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản
Để quản trị rủi ro trong hoạt động NH, các NH cần thiết lập cơ cấu tổ chức để phân chia trách nhiệm quản trị với từng loại rủi ro. Một trong những hệ thống quản trị rủi ro được áp dụng thành công tại các NHTM hiện đại và được các chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi tại Việt Nam là mô hình 3 vòng bảo vệ, trong đó: Vòng bảo vệ thứ nhất là các bộ phận kinh doanh; Vòng bảo vệ thứ hai là bộ phận quản lý rủi ro; Vòng bảo vệ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ.
Điểm ưu việt của mô hình 3 lớp bảo vệ là tất cả các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của NH được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Quản lý rủi ro thanh khoản nằm trong thể thống nhất của hệ thống quản lý rủi ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản – nợ (ALM) tại NHTM. Một mô hình quản lý thanh khoản của các NHTM thường bao gồm:
Hội đồng quản trị:
o Phê duyệt chiến lược và các chính sách quan trọng liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản;
o Giám sát tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ, dễ hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Ủy ban quản lý rủi ro:
o Đảm bảo hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược thanh khoản đã đặt ra;
o Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện;
o Quản lý tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ, dễ hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng;
o Giám sát hoạt động của Ủy ban quản lý tài sản/công nợ và việc xử lý các vấn đề quan trọng của Ủy ban này.
Ủy ban quản lý tài sản/công nợ (ALCO). ALCO có trách nhiệm quản lý khả năng thanh khoản nói chung bao gồm các công việc chính sau:
o Xây dựng và thực hiện các thủ tục quy trình quản lý khả năng thanh khoản, đảm bảo rằng các thủ tục quy trình luôn đợc cập nhật để đảm bảo tính đầy đủ, thận trọng;
o Xây dựng và xem xét các hạn mức đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ các trường hợp vượt hạn mức được xem xét và phê duyệt;
o Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế toán - các tài sản và công nợ theo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn;
o Lập các báo cáo cho Ban giám đốc, Ủy ban quản lý rủi ro về các hoạt động thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách thường xuyên;
o Lập kế hoạch dự phòng chỉ rõ các hoạt động quản lý trong trường hợp có khủng hoảng và khả năng thanh khoản.
Ban giám đốc chi nhánh: trực tiếp chỉ đạo thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản tại các đơn vị mình quản lý.
Bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập so với hệ thống quản lý rủi ro, thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý rủi ro; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình quản lý rủi ro và chất lượng, nội dung các phương pháp đo lường.
1.2.3.2. Nhận diện rủi ro thanh khoản
Nhận biết rủi ro thanh khoản là một trong những khâu quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại. Để nhận biết rủi ro thanh khoản, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng phải chú ý những điểm sau:
Yếu tố đầu tiên để nhận biết rủi ro thanh khoản đó là tình hình biến động của nền kinh tế. Đây là nhân tố dễ dàng có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NHTM. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định và lành mạnh, các doanh nghiệp và tổ chức vay tiền của ngân hàng sẽ dễ dàng trả được nợ. Do đó, ngân hàng sẽ quản lý tốt được tỷ lệ nợ xấu của mình. Thêm vào đó, nền kinh tế phát triển lành mạnh khiến cho người dân cũng trở nên tin tưởng hơn vào hệ thống ngân hàng và điều tất yếu là lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế có các dấu hiệu bất ổn, suy thoái, lạm phát, ngay lập tức người dân sẽ rút bớt lượng tiền gửi của mình về để đảm bảo an toàn. Lượng nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng cũng tăng lên… Vì vậy, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần luôn theo dõi những biến động của nền kinh tế không chỉ trong nước, trong khu vực mà phải trên toàn thế giới. Một ví dụ điển hình về tác động của nền kinh tế đến tình hình thanh khoản trong thời gian qua đó là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ sau đó đã lan rộng ra toàn thế giới và các
ngân hàng của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề và có nhiều lúc tính thanh khoản của một số ngân hàng ở nước ta đã bị đe dọa nghiêm trọng.
Thứ hai, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần liên tục theo dõi các chính sách quyết định của NHNN. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Rất nhiều các quyết định chính sách của NHNN có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM. Ví dụ như khi NHNN yêu cầu tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, yêu cầu mua một lượng giấy tờ có giá hay sự thay đổi về quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản được sửa đổi trong thông thư 06 thời gian gần đây…Vì vậy, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần phải dự đoán trước được tình hình thị trường, linh hoạt trước các quyết định chính sách của NHNN, đồng thời phải có các biện pháp hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn được duy trì ở mức ổn định, không làm ảnh hưởng đến uy tín đồng thời cũng không lưu giữ quá nhiều các tài sản có độ thanh khoản cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Thứ ba, khi ngân hàng phải đối mặt với những tin đồn xấu. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Họ sẽ có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng để gửi sang ngân hàng khác. Trong khi đó, các khoản cho vay hay đầu tư của ngân hàng chưa thu hồi đến cầu thanh khoản lớn hơn cung khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản. Một ví dụ điển hình đó là vụ ngân hàng Northern Rock của Anh hay ngân hàng Phương Nam, ngân hàng ACB ở nước ta trong thời gian qua. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những tin đồn như vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời như thông cáo báo chí để trấn an tinh thần của khách hàng, yêu cầu sự giúp đỡ của NHNN và huy động nguồn vốn kịp thời như vốn vay liên ngân hàng hay vay các tổ chức tín dụng khác để đề phòng các khách hàng rút tiền tránh nguy cơ thâm hụt thanh khoản rồi dẫn đến rủi ro thanh khoản.
Thứ tư, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng thường xuyên phải tính toán lượng cung cầu thanh khoản trong ngân hàng bằng các phương pháp lượng hóa rủi ro thanh khoản. Bất cứ khi nào cầu thanh khoản vượt khỏi lượng cung thanh khoản theo một tỷ lệ nhất định thì có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với thâm hụt
thanh khoản. Nếu hiện tượng này kéo dài thì có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Dễ dàng nhận thấy nhất đó là căn cứ vào tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nếu dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng quá nhanh so với nguồn vốn huy động được đó là dấu hiệu báo trước ngân hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Khi đó, ngân hàng cũng cần có biện pháp để giảm thiểu khe hở thanh khoản bằng việc đi vay liên ngân hàng, hay thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại NHNN, có các chính sách để tăng cường nguồn vốn huy động từ dân…
Nếu như xuất hiện bất kỳ vấn đề nào trên đây thì nhà quản trị ngân hàng cần phải xem xét cẩn thận các chính sách và thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng để từ đó tìm ra nguyên nhân và phương pháp giải quyết nhằm cải thiện khả năng thanh khoản của ngân hàng.
1.2.3.3. Đo lường rủi ro thanh khoản
Theo Peter Rose (1996),một số phương pháp đo lường RRTK đã được phát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn; Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn; Phương pháp chỉ số thanh khoản và một số phương pháp khác. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là NH chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi NH nhận được thông tin mới.
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn
Với phương pháp này, bước đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng, ví dụ như:
(i)Nhóm vốn “nóng” là vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất được dự tính sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch
(ii)Nhóm vốn kém ổn định gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể (25% - 30%) sẽ có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch
(iii) Nhóm vốn ổn định (hay còn gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở) là khoản mục vốn được tin tưởng rằng ít có khả năng bị chuyển khỏi ngân hàng.
Tiếp theo, nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản tùy theo những nguyên tắc quản lý đối với mỗi nhóm vốn nêu trên. Dự trữ thanh khoản này có thể bao gồm tiền gửi có thể sử dụng tức thời tại các ngân hàng khác, đầu tư vào trái phiếu kho bạc và các hợp đồng mua lại,…Do vậy, dự trữ thanh khoản đằng sau vốn tiền gửi và phi tiền gửi của ngân hàng được xác định:
Dự trữ thanh khoản vốn = ∑ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc)
Nhu cầu vay tiền của khách hàng là một phần của nhu cầu về vốn thanh khoản. Nếu như ngân hàng không được phép từ chối nhu cầu xuất phát từ phía người gửi tiền, thì nhu cầu vay tiền từ khách hàng lại có thể từ chối (đối với những khách hàng có nhu cầu vay mới). Tuy nhiên, công tác quản trị ngân hàng sẽ là yếu nếu ngân hàng luôn phải từ chối khách hàng vay tiền có chất lượng cao vì lý do thanh khoản, bởi nó đồng nghĩa với việc ngân hàng đánh mất cơ hội đầu tư sinh lời cho ngân hàng. Điều này gợi ý rằng, nhà quản trị ngân hàng phải cố gắng dự tính con số vốn vay tối đa tiềm năng và cần có lượng dự trữ thanh khoản hay năng lực vay vốn hợp lý, tương đương với 100% phần chênh lệch giữa tổng dư nợ thực tế và tổng cho vay tối đa tiềm năng. Do đó:
Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng = ∑ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) + 100 x (quy mô cho vay tối đa tiềm năng – tổng dư nợ hiện tại)
Đi sâu vào phương pháp này, bộ phận quản trị thanh khoản sẽ cố gắng làm rõ trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất tiềm năng mà ngân hàng có thể gặp phải và phân bổ xác suất cho tất cả các trường hợp có thể.
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Cách đo lường này bắt đầu với thực tế là: Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng phải đối mặt với khe hở tài trợ (financing gap). Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng nguồn vốn huy động trung bình và tổng dư nợ trung bình.
vốn huy động trung bình
Nếu khe hở này là dương thì ngân hàng buộc phải bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ. Do đó khe hở tài trợ còn được tính theo công thức:
“Khe hở tài trợ = − Tài sản thanh khoản + Nhu cầu tài trợ”
Khe hở tài trợ + Tài sản thanh khoản = Nhu cầu tài trợ
Sau đây là một ví dụ về khe hở tài trợ của Ngân hàng A:
Tài sản (triệu USD) Nợ (triệu USD)
Các khoản cho vay 25 Tiền gửi 20
Tài sản thanh khoản 5 Nhu cầu tài trợ (vay nợ) 10
Tổng 30 Tổng 30
Financing gap 5
Khe hở tài trợ của Ngân hàng A bằng 5, nó được bù đắp bằng việc vay nợ trên thị trường tiền tệ.
Phương pháp đo lường bằng các chỉ số thanh khoản
Yêu cầu thanh khoản còn có thể được ước tính dựa trên kinh nghiệm và mức trung bình ngành. Điều này có nghĩa yêu cầu thanh khoản được ước tính dựa trên chỉ số thanh khoản và các chỉ báo khác của trạng thái thanh khoản, cụ thể như sau: (i) Chỉ số thanh khoản: đo lường tổn thất mà một ngân hàng gánh chịu khi phải bán
tháo (bán ngay lập tức) tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản so với mức giá của tài sản đó trên thị trường (ở điều kiện bình thường). Tuy nhiên để bán được tài sản với mức giá chấp nhận được ngân hàng sẽ cần mất nhiều thời gian hơn trong khi ngân hàng lại có nhu cầu bán gấp. Do đó luôn luôn tồn tại sự chênh lệch giữa 2 mức giá này (mức giá bán tháo Pi và mức giá thị trường P*
i). Sự chênh lệch giữa Pi và P* i
càng lớn thì tính thanh khoản của danh mục tài sản mà ngân hàng nắm giữ càng thấp. Công thức đo lường chỉ số thanh khoản được xác định như sau:
I = ∑[wi×(Pi/P* i)]
Trong đó: wi: tỷ trọng của tài sản thứ i trong danh mục tài sản Pi: Giá bán tháo tài sản của tài sản thứ i
P*
i: Giá thị trường của tài sản thứ i (ii) Các chỉ số trạng thái thanh khoản khác:
Các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản theo quy định của NHNN hiện tại bao gồm như đã được đề cập trong các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý rủi
ro thanh khoản:
+ Tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
+ Chỉ số thanh toán 30 ngày với tiền VND và ngoại tệ; + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn; + Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.