Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 2017 2018 2019
Tỷ lệ LNST/TTS (ROA) 0.12% 1.02% 0.57%
Tỷ lệ LNST/VCSH (ROE) 0.64% 4.19% 3.47%
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0.08% 0.07% 0.22%
CAR 30.40% 31.50% 19.17%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho
vay trung dài hạn 11.01% 3.88% 16.46%
(Nguồn: Báo cáo tài chính WBV 2017-2019)
Về quy mô tổng tài sản: Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tổng tài sản, vốn
chủ sở hữu có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên sự tăng trưởng này là không tương tự tại mỗi năm. Quy mô tài sản của WBV tăng rất nhanh từ mức trên 20% vào năm 2018, sau đó tăng trên 20% vào năm 2019. Tuy nhiên, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chỉ tăng rất lớn vào năm 2018 sau khi được nâng vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng, sau đó vào 2019 mức độ tăng trưởng về vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 8%. Điều này cho thấy, WBV trong thời gian này rất chú trọng đến việc mở rộng quy mô cung ứng sản phẩm cho vay trên thị trường, trực tiếp làm tăng số dư trên quy mô tài sản. Điều này là hợp lý với một ngân hàng có 100% nước ngoài vừa mới đi vào năm hoạt động đầu tiên, thời gian đầu quy mô sử dụng vốn còn rất nhỏ, điều đó sẽ tạo nên sự tăng tưởng đáng kể thấy rõ trong năm kinh doanh tiếp theo. Có thể thấy, vào năm 2019, tương ứng với mức tăng 53% của tổng tài sản là mức tăng 49% của dư nợ tín dụng.
(Nguồn: Báo cáo tài chính WBV 2017-2019)
Hình 2.1: Tổng tài sản WBV 2017-2019
Về kết quả hoạt động kinh doanh: Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của
ngân hàng đã được nâng cao rõ rệt trong năm đầu tiên, tuy nhiên vào năm 2019, lợi nhuận trước thuế giảm xuống thấp hơn 2018. Mặc dù dư nợ tín dụng tăng tưởng rất nhanh và rõ rệt, nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này là do phần trích lập dự phòng cho khách hàng tăng lên rất nhiều (do số lượng khách hàng chậm trả tăng lên) khiến chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên, khiến cho lợi nhuận năm 2019 có sự giảm nhẹ so với năm 2018 (14%)..
(Nguồn: Báo cáo tài chính WBV 2017-2019)
Hình 2.2: Lợi nhuận trước thuế WBV 2017-2019
tín dụng, lãi suất huy động trong năm 2019 liên tục tăng và ở ngưỡng cao. Tuy nhiên, ở góc nhìn của ngân hàng nước ngoài được hậu thuẫn 100% vốn từ ngân hàng mẹ, hoạt động huy động tiền gửi không phải kênh sản phẩm được chú trọng nhiều như kênh tín dụng. Điều này có thể thấy được ở mức lãi suất huy động của WBV luôn ở mức thấp trên thị trường, chỉ bằng hoặc thấp hơn lãi suất nhóm ngân hàng quốc doanh. Ngoài ra, số dư huy động USD luôn lớn hơn VND, do đặc thù đối tượng khách hàng gửi tiền vào ở WBV thường là các tổ chức kinh tế Hàn Quốc. Lượng vốn huy động 2018 tăng 22% so với 2017, 2019 chỉ tăng 8% so với 2018 (đạt ~13.7 nghìn tỷ).
(Nguồn: Báo cáo tài chính WBV 2017-2019)
Hình 2.3: Tổng huy động vốn WBV 2017-2019
Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng tốt, giá trị tuyệt đối lớn, cơ cấu huy động vốn của WBV cũng cho thấy sự tăng trưởng hiệu quả, bền vững. Điều này có thể thấy ở việc WBV liên tục cân đối giữa số dư huy động tiền phù hợp với số dư cho vay trên thị trường, vào năm 2019, tổng huy động gần như ngang bằng với tổng số dư cho vay tín dụng. (~13.7 nghìn tỷ)
Về hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng trong thời gian 2017-2019 ổn
định, ở ngưỡng cao, đạt 49%. Không chỉ đẩy mạnh doanh số cho vay, danh mục khách hàng của WBV được sàng lọc rất kỹ càng, với hệ thống chấm điểm tín dụng chặt chẽ, nhân viên có trình độ thẩm định cao, cùng với khung chất lượng được xây
dựng sát sao ngay từ ở ngân hàng mẹ đem đến cho văn hóa thẩm định tín dụng ở WBV ở mức chặt chẽ so với nhiều ngân hàng trên thị trường. Hầu hết, đối tượng khách hàng WBV đang thực hiện cung ứng các khoản vay là các tổ chức kinh tế nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc (là công ty con của công ty mẹ ở Hàn Quốc hoặc có người đại diện là người Hàn Quốc) và các cá nhân là người nước ngoài, chủ yếu là người Hàn Quốc hoặc khách hàng có thu nhập trung bình trở lên. Điều này giúp cho dư nợ tín dụng của WBV tăng trưởng vô cùng tốt và an toàn.
(Nguồn: Báo cáo tài chính WBV 2017-2019)
Hình 2.4: Tổng dư nợ tín dụng WBV 2017-2019
Phát triển quy mô nhưng luôn chú trọng về chất lượng các khoản tín dụng tạo nên một trong những thành công của WBV khi tiếp tục đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới, dù trước đó tỉ lệ đã ở mức rất thấp. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của WBV có xu hướng thấp.
Phát triển an toàn, bền vững là mục tiêu hàng đầu của WBV, do đó các tỷ lệ an toàn hoạt động của WBV luôn đạt và vượt so với tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ an toàn vốn năm 2017, 2018 đạt trên 30% (quy định của NHNN tối thiểu 9%), tuy giảm xuống mức 19.17% vào năm 2019 nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với quy định. Ngoài ra, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn đạt duy trì dưới 16% (quy định của NHNN tối đa 40%).
Với sự tăng trưởng phi mã của một ngân hàng nước ngoài năng động trên thị trường lớn như ở Việt Nam, WBV rất chú trọng mở rộng quy mô thị phần qua việc
mở mới nhiều chi nhánh tại Việt Nam để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Trong năm 2019, WBV đã mở mới 3 chi nhánh mới, đó là chi nhánh Vĩnh Phúc, chi nhánh Đà Nẵng và chi nhánh Biên Hòa.
2.1.3.2. Công nghệ thông tin và sản phẩm, dịch vụ
Hoàn thành triển khai các giải pháp: Khối Ngân hàng số liên tục cập nhật và nâng cấp hệ thống nội bộ và hệ thống giao dịch trực tuyến đến với khách hàng. Với nền tảng sẵn có từ ngân hàng mẹ, việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ thông tin luôn được chú trọng và đã luôn được tiếp nhận sự hỗ trợ hậu thuẫn rất nhiều từ ngân hàng mẹ. Tại WBV, hệ thống nội bộ được sử dụng là WGSS, hệ thống được xây dựng từ ngân hàng mẹ, mỗi TCTD/CN các nước thuộc ngân hàng Woori đều sử hệ thống này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý.
Về sản phẩm, dịch vụ: WBV tiếp tục từng bước xây dựng chính sách sản phẩm đa dạng, hiện đại, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng như kế hoạch phát triển của ngân hàng trong thời kỳ: Triển khai các sản phẩm, chương trình khuyến mại về các dịch vụ kiều hối, chương trình tích điểm, liên kết với nhiều hệ thống cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng; các gói sản phẩm ưu đãi cho tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp..
2.1.3.3. Hoạt động quản trị rủi ro
Kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay, WBV đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực quốc tế trong đó đặc biệt đảm bảo tính “độc lập, khách quan” của bộ phận quản lý rủi ro.
Nhiệm vụ quản trị rủi ro tại ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối Quản lý rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được các rủi ro trọng yếu của hoạt động ngân hàng, bao gồm (nhưng không giới hạn): rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.
WBV thành lập các ủy ban chuyên trách về QTRR: Ủy ban ALCO, Hội đồng rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro, Ủy ban quản lý rủi ro, Ban kiểm toán nội bộ, Khối quản lý rủi ro, các bộ phận kiểm toán nội bộ, thẩm định tại từng đơn vị kinh doanh. Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng, giúp việc tham mưu cho Ban TGĐ trong việc thực hiện chiến lược và quản trị rủi ro của Ngân hàng.
2.1.3.4. Phát triển mạng lưới
Tính tới thời điểm hiện tại, WBV đang có 13 chi nhánh, 3 phòng giao dịch ở 10 tỉnh thành trên cả nước: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, Bình Dương, Đà Nẵng, Biên Hòa, Đồng Nai.
Ngoài ra, Woori Bank – ngân hàng mẹ đã có mạng lưới hoạt động rộng lớn, với 862 chi nhánh và PGD tại Hàn Quốc, và xuất hiện tại 20 quốc gia khác trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam với tổng số lượng nhân viên tại cuối năm 2019 là 15.529 người trên toàn hệ thống.
2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam
2.2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản tại WBV
2.2.1.1. Nhân tố khách quan đến từ nền kinh tế
Năm 2018 là một trong những năm hoạt động thành công nhất của ngành ngân hàng kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 đến nay. Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại đạt mức trung bình của khu vực Đông Nam Á khi ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tăng gấp đôi so với năm 2011. Cụ thể, ROA bình quân từ mức 0,56% năm 2011 tăng lên 1% năm 2018, ROE bình quân từ 6% năm 2011 lên 14% năm 2018.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kiên quyết khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 14% trong năm 2019. Điều này chứng tỏ Chính phủ đã đồng thuận với NHNN về việc ưu tiên tăng trưởng ổn định, bền vững, khắc phục tình trạng tín dụng phong trào, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực rủi ro cao.
Qua năm 2019, chính sách quan trọng như vậy vẫn được duy trì, đồng thời cũng tạo ra những đột phá để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2019 ít nhất bằng với năm 2018, góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.
Về chính sách tiền tệ, NHNN vẫn thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và ổn định hệ thống ngân hàng. Cụ thể, NHNN vẫn phải duy trì mức cung tiền như năm 2018, và mức tăng trưởng tín dụng cũng bằng năm 2018, tiếp tục ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất như năm 2018. Mặc dù, năm 2019 áp lực tỷ giá đã cao hơn, nhất là do những tác động từ bên ngoài: chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Mỹ tăng lãi suất đồng USD, Trung Quốc thay đổi tỷ giá hối đoái…
NHNN vẫn tiếp tục thúc đẩy các ngân hàng thuơng mại đẩy mạnh tái cấu trúc đối với các ngân hàng yếu kém, những ngân hàng khá hơn thực hiện nhanh và hoàn thành lộ trình áp dụng Basel 2. Sẽ có thêm nhiều ngân hàng thương mại áp dụng tiêu chuẩn Basel 2 do nền tảng của năm 2018 để lại khá tốt. Đồng thời, NHNN cũng đưa ra các giải pháp mới để hỗ trợ các ngân hàng: không tăng trưởng tín dụng mới quá mức mà dựa trên nợ cũ thu hồi về được mới cho vay ra; thực hiện quy định về quản trị rủi ro mới theo Thông tư 13; thực hiện các quy định về tái cơ cấu theo Thông tư 41 ráo riết hơn, có kiểm soát chặt chẽ.
Về phía các ngân hàng thương mại cũng đang chuyển biến rất mạnh số hoá ngân hàng. Đây là tiềm năng giúp ngân hàng tăng thu từ hoạt động phi tín dụng, tiết kiệm chi phí nhân lực, triển dịch vụ mới, đổi mới giám sát hoạt động, quản lý rủi ro…
Năm 2019, NHNN vẫn chủ trương thắt tín dụng, hạn chế “bơm” tiền vào bất động sản, khi tín dụng không tăng mạnh các ngân hàng sẽ không rơi vào tình trạng thiếu vốn. Tuy những ngày đầu năm 2019, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đang dâng cao, nhưng có thể lãi suất sẽ đi ngang một thời gian, sau đó giảm lại.
Năm 2020, công cuộc tái cơ cấu ngân hàng tiếp tục tập trung mạnh mẽ, sẽ mất dần những doanh nghiệp “sân sau” của ngân hàng khi không còn đất sống. Nguyên nhân, thứ nhất, những dự án bất động sản sẽ không còn là mảnh đất màu mỡ để họ “xào nấu tiền bạc”. Thứ hai, việc đầu tư tín dụng chủ yếu vào 2 nguồn: cho vay cá nhân và cho vay sản xuất kinh doanh, hai lĩnh vực này đòi hỏi năng lực ngân hàng thực chất hơn đối với cho vay bất động sản… Do đó, ngân hàng tái cơ cấu phải dựa trên nâng cao năng lực tín dụng, phát triển sản phẩm, gia tăng dịch vụ… ngoài việc chỉ nhắm vào cho vay như trước đây.
mạnh vào bất động sản, những năm sau nợ xấu tăng và ngân hàng bắt đầu phải trả bù lại cho thời gian trước đó. Bên cạnh đó, việc chuẩn hoá hoạt động ngân hàng theo Basel 2 có thể làm lợi nhuận trước mắt giảm đi nhưng không làm gia tăng nợ xấu và an toàn hơn. Lợi nhuận ngân hàng sẽ dần thực hơn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi nợ xấu vì áp chuẩn Basel 2.
2.2.1.2. Nhân tố chủ quan đến từ chính WBV
Thứ nhất, nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của ngân hàng: hiện tại, hình ảnh thương hiệu của WBV chưa được biết đến rộng rãi tại thị trường Việt Nam, thị phần còn khá nhỏ so với mặt bằng chung các NHTM, bởi ngân hàng thực tế mới đi vào hoạt động dưới hình thức pháp nhân mới chỉ hơn 3 năm. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong trường hợp cần tới nguồn vốn huy động từ khách hàng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy, chỉ cần có một hoặc một vài thông tin không tốt về ngân hàng được truyền đi trong công chúng đã có thể gây tổn hại rất lớn đến độ tín nhiệm của khách hàng dành cho ngân hàng khi hình ảnh thương hiệu vốn đã chưa được định hình rộng rãi trong cộng đồng.
Thứ hai, thực tế, các NH rất khó thuyết phục khách hàng để có thể huy động phù hợp với chương trình quản lý TSN-TSC của NH. Trong khi các NHTM khác đã có quy mô hoạt động rộng lớn, thì WBV với quy mô hoạt động vẫn còn nhỏ sẽ có sự biến động mạnh về TSN-TSC khi trong số dư TSN-TSC tập trung vào một số khách hàng, nhóm khách hàng cụ thể. Điều này làm sự biến động trong việc quản lý TSN-TSC, đặc biệt là quản lý khe hở thanh khoản là lớn.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tín dụng của WBV trong những năm vừa qua khá nhanh trong khi đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn chưa thực sự tương xứng.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn WBV giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu Tăng trưởng2017/2018 Tăng trưởng2018/2019
Tốc độ tăng trưởng tín
dụng 49% 49%
Tốc độ tăng trưởng huy
động vốn 22% 8%
(Nguồn: Báo cáo tài chính WBV 2017-2019)
tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng. WBV sử dụng việc huy động trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản. Tuy nhiên, trong trường hợp NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, vốn vay liên ngân hàng bị rút về có thể sẽ đẩy WBV vào trạng thái rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, WBV chủ yếu tập trung mở rộng quy mô tín dụng nên tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá trên tổng tài sản của WBV nhìn chung là không cao.
Bảng 2.4: Tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá WBV 2017-2019