Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Tiền gửi và cho vay TCTD 8,229 8,643 13,731
Tiền gửi và vay các TCTD 2,294 2,347 1,325
Chỉ số vị thế ròng của các
NH trên thị trường 2 105% 106% 96%
(Nguồn: Báo cáo thường niên WBV 2017-2019)
(Nguồn: Báo cáo thường niên WBV 2017-2019)
Chỉ số vị thế ròng của các NH trên thị trường 2 phản ánh tỷ lệ tiền gửi và cho vay TCTD so với tiền gửi và vay từ TCTD. Qua bảng trên ta thấy chỉ số vị thế ròng của WBV trên thị trường 2 năm 2017-2019 đều ở mức rất cao từ 300% trở lên, WBV có trạng thái thanh khoản khá dồi dào và cho vay ròng trên thị trường cho thấy khả năng quản lý thanh toán tương đối tốt.
Tóm lại, có thể nhận thấy khả năng thanh khoản của WBV duy trì ở mức khá. Đặc biệt, công tác cân đối nguồn vốn và tín dụng của WBV vẫn nằm trong khung tiêu chuẩn của WBV, các hệ số về an toàn vốn vẫn duy trì ở mức tốt do NH luôn chủ động tìm phương án tăng vốn điều lệ qua các năm. Tuy nhiên, NH cần lưu ý đến: (1) chỉ số về chứng khoán thanh khoán bằng việc tăng cường nắm giữ các chứng khoản sẵn sàng để bán và chứng khoán kinh doanh, sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở, đảm bảo thanh khoản cho NH, tránh việc chạy đua lãi suất, bảo vệ lợi nhuận của NH; (2) chỉ số huy động vốn vay thông qua việc tăng cường vốn cho ngân hàng đang trên đà phát triển mạnh. Bên cạnh đó, NH cũng cần có các chiến lược kinh doanh phù hợp để đảm bảo các tỷ lệ khác đạt yêu cầu.
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam
2.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
2.3.1.1. Quy định của NHNN Việt Nam
Chủ trương của Nhà nước đối với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản là từng bước hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản, điều này được thể hiện rõ thông qua NHNN đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản như sau:
a) Thông tư 22/2019/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” (Thông tư 22)
Thông tư 22 được NHNN ban hành vào ngày 15/11/2019, có hiệu lực từ 01/01/2020, gồm 25 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quy định về các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
- Giới hạn cấp tín dụng;
- Tỷ lệ khả năng chi trả;
- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn;
- Tỷ lệ mua, đầu tư TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh
- Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
Thông tư 22 được ban hành để thay thế cho thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) về “Quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” và các văn bản bổ sung sửa đổi, có một số thay đổi đang chú ý như sau:
Thứ nhất, quy định mới về lộ trình giảm tỉ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, cụ thể: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2020: 40%; Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 37%; Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 34%; Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022: 30%. So với Thông tư 36, Thông tư 22 tiếp tục quy định giảm dần tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn. Quy định này nhằm từng bước kiểm soát được rủi ro thanh khoản, bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và từ mức 40% xuống 30%, không phải là giãn lộ trình so với Thông tư 36 (Thông tư 36 quy định kể từ ngày 01/01/2019, ngân hàng, chi nhánh NHNN được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, không có lộ trình xuống 30%).
Tại điểm này, vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN vào ngày 14/08/2019 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” để nhằm nới rộng tiến độ thực hiện lộ trình như sau: (1) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm
2021: 40%; (2) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 37%; (3) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023: 34%; (4) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2023: 30%.
Thứ hai, bên cạnh việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn xuống còn 30% kể từ 1/10/2022, một quy định đáng chú ý tại Phụ lục Thông tư là việc NHNN đã tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay phục vụ đời sống cá nhân có giá trị từ 4 tỷ đồng trở lên, trong đó phần nhiều là vay mua bất động sản.
Cụ thể, các khoản phải đòi khác như đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120% có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020, và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021. Đặc biệt, đối với khoản vay phục vụ kinh doanh bất động sản, hệ số rủi ro tiếp tục áp mức 200% như Thông tư 36 trước đây (từ 01/01/2017).
Thứ ba, Thông tư cũng quy định các khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng có hệ số rủi ro 50%. Theo đó, các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay.
Như vậy, điểm thay đổi nổi bật về vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản trong Thông tư 22 so với Thông tư 36/2014 trước đó là ở việc hoạch định lộ trình cụ thể để các NHTM giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
b) Thông tư 13/2018/TT-NHNN “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ban hành ngày 18/05/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Thông tư 13 gồm có 74 điều yêu cầu về việc hệ thống kiểm soát nội bộ phải có đủ 3 tuyến độc lập như sau:
- Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh; các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán…;
- Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro, tuân thủ quy định của pháp luật;
- Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
Thêm vào đó, Thông tư quy định chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành, sửa đổi, bổ sung. Hạn mức rủi ro sẽ do Tổng giám đốc ban hành, sửa đổi, bổ sung.
Theo Thông tư, việc quản lý rủi ro thanh khoản được quy định tại Mục 5 về “Quản lý rủ ro thanh khoản” như sau:
Thứ nhất, Điều 48 đưa ra các yêu cầu tối thiểu về Quản lý rủi ro thanh khoản, Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản và Hạn mức rủi ro thanh khoản.
Thứ hai, Điều 49 quy định về nội dung và đối tượng trong quản lý thanh khoản.
Thứ ba, Điều 50 đưa ra yêu cầu về quy trình nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản.
Thứ tư, Điều 51 yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng bài kiểm tra về sức chịu đựng thanh khoản với các kịch bản giả định có diễn biến bất lợi.
Thứ năm, Điều 52 quy định về nội dung và tần suất thực hiện các báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản.
Thông tư 13 đã có 2 văn bản sửa đổi bổ sung bao gồm: (1) Thông tư 40/2018/TT-NHNN bãi bỏ một nội dung trong hạn mức rủi ro thị trường trong Thông tư 13; (2) Thông tư 14/2019/TT-NHNN bổ sung quy định về thời hạn chốt số liệu báo cáo đối với Báo cáo hoạt động thông tin tín dụng. Bên cạnh đó, nội dung của Thông tư 13 và các sửa đổi đã được đưa vào Văn bản hợp nhất của NHNN số
27/VBHN-NHNN ban hành ngày 16/09/2019 về “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
2.3.1.2. Quy định của Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam
Chính thức hoạt động dưới hình thức một pháp nhân ngân hàng vào cuối năm 2017, sau hơn một năm đi vào hoạt động dưới hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngoài (trước đó hoạt động dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài), Woori Bank đã ban hành đầy đủ chính sách và quy trình về cấu phần quản trị rủi ro thanh khoản nhằm đáp ứng đầy đủ các hoạt động được quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN vào thời điểm năm 2018. Định kỳ hàng năm, Khối Quản trị rủi ro có trách nhiệm rà soát và bổ sung sửa đổi (nếu có) các chính sách, quy trình quản trị rủi ro.
Bộ chính sách, quy trình nghiệp vụ liên quan tới quản lý rủi ro thanh khoản bao gồm:
(1) Chính sách Hội đồng thành viên (2) Chính sách về Ủy ban quản lý rủi ro (3) Chính sách về Hội đồng rủi ro (4) Chính sách quản lý rủi ro (5) Chính sách ủy ban ALCO
(6) Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản (7) Chính sách quản lý thanh khoản
(8) Hướng dẫn kiểm soát, theo dõi và xử lý vi phạm hạn mức rủi ro (9) Hướng dẫn kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản
(10) Hướng dẫn lập báo cáo chênh lệch kỳ hạn tài sản nợ, tài sản có (Duration gap)
(11) Hướng dẫn lập báo cáo khe hở thanh khoản (Liquidity gap).
2.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý thanh khoản
Để quản trị tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản, WBV đã phân công cụ thể nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản như sau:
Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, an toàn và bền vững.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
- Xác định khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro thanh khoản trong từng thời kỳ phù hợp với chiến lược kinh doanh và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng;
- Ban hành chính sách quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản;
- Quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự quản lý rủi ro thanh khoản chủ chốt.
Ủy ban ALCO, Ủy ban Quản lý rủi ro, Khối Quản lý rủi ro
- Giám sát và quản lý rủi ro thanh khoản theo chỉ đạo của Hội đồng thành viên, báo cáo tình hình hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản cho Hội đồng thành viên;
- Xây dựng và trình Hội đồng thành viên phê duyệt chiến lược, khẩu vị và chính sách quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng;
- Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên mô hình tổ chức, phương pháp, quy trình, hệ thống các công cụ đo lường, định lượng rủi ro thanh khoản, các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản;
- Xây dựng và trình Hội đồng thành viên phê duyệt các hạn mức rủi ro thanh khoản, kế hoạch vốn dự phòng của ngân hàng, quyết định các vấn đề liên quan tới bảo đảm thanh khoản của hệ thống.
Tổng Giám đốc
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên trong việc tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả các chính sách, định hướng, nghị quyết liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng thành viên và ban hành;
- Giám sát việc tuân thủ của các Khối/Phòng nghiệp vụ có liên quan trong việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng thành viên và Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT ban hành;
- Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bổ sung lên Hội đồng thành viên và Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT phê duyệt khi có những biến động lớn về điều kiện thị trường ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng;
- Thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản trong quyền phán quyết.
Phòng ALM - Khối Tài chính kế toán
Phòng ALM chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc theo dõi, cảnh báo và đề xuất các phương án xử lý rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.
chiến lược hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của ngân hàng;
- Theo dõi, giám sát và báo cáo về mức độ rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống, cảnh báo tình hình và diễn biến rủi ro thanh khoản có thể xảy ra đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý;
- Giám sát sự tuân thủ các tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của NHNN và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt;
- Đầu mối thực hiện, rà soát và kiểm định lại các giả thiết trong mô hình đo lường rủi ro thanh khoản;
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch vốn thanh khoản, thiết lập quy trình kiểm tra khủng hoảng, phân tích kịch bản/tình huống;
- Thực hiện các Báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản.
Các Khối/Phòng/Ban tại Hội sở
Các Khối/Phòng/Ban tại Hội sở có trách nhiệm phối hợp với Phòng ALM trong việc đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản đồng thời phải tuân thủ đúng các chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng thành viên ban hành trong từng thời kỳ.
Nhìn chung, các bộ phận của WBV đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong công tác. Tuy nhiên, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản các bộ phận vẫn chưa làm đúng và đủ vai trò của mình như đã phân công. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý rủi ro còn nắm các nhiệm vụ chồng chéo giữa quản trị rủi ro tín dụng, lãi suất, thanh khoản… nên trình độ chuyên môn về công