Đức Sư Ông Thượng Bửu Hạ Đức

Một phần của tài liệu 468 (Trang 32 - 34)

Đức sư ông thượng Bửu hạ Đức thế danh Phạm Văn Vị, sinh năm 1880 tại làng Vĩnh Chánh, tỉnh Long Xuyên. Ngài học đạo với các vị chân sư ở núi Tà Lơn trong suốt 14 năm (1930 - 1944), sau đó hồi hương đồng tu với thầy Ba Khỏe, là vị trưởng gánh tại chùa Bồng Lai (Núi Tượng, Ba Chúc, An Giang) thuộc đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tóm lược các giai đoạn hoằng truyền đạo pháp:

- Năm 1925, đức ông chợt tỏ ngộ đạo mầu khi đang cày ruộng tại quê nhà. Ngài tự tay phủi tóc xuất gia rồi đi về Rạch Giá tham gia vào nhóm từ thiện hốt thuốc Nam trị bệnh cho bá tánh, do đức Bà và một số đạo hữu phát tâm hành thiện.

- Năm 1930, được sự khai thị của ơn trên, đức ông đăng sơn núi Tà Lơn (tỉnh Chọt Xim, sát biên giới Việt Miên) để cầu thầy học đạo.

- Năm 1944, công quả viên thành, ngài hồi hương về chùa Bồng Lai (An Sơn tự, sau trùng tu đổi hiệu là Tu Vũ tự, do ông Út Hớn quản chúng, nơi có thờ Ơng Thẻ do sư Thiện Huỳnh thỉnh cúng) thuộc vùng núi Tượng, xã Ba Chúc, tỉnh An Giang và đồng tu với ơng Ba Khỏe là vị trưởng gánh có uy tín trong vùng. Lúc

bấy giờ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa phát triển mạnh trên 16 tỉnh thành cả nước, chia thành 24 gánh (đạo tràng), 6 ban, tổ đình đặt tại chùa Tam Bửu Phi Lai (Ba Chúc).

- Năm 1945 nhận thấy thời cơ hóa duyên đã đến, đức sư ông lên Ngọa Long sơn (núi Dài), lập một thảo am (tín đồ thường gọi là chùa Bửu Quang) tại Ô Tam Cấp khổ hạnh tu hành. Người theo cầu pháp khá nhiều, trong đó có ơng Ngũn Thành Nam cũng đến cộng tu, sau này lập Hịa Đồng Tơn giáo, cịn được gọi là Đạo Dừa tại tỉnh Bến Tre.

- Năm 1955, thời điểm chùa Bửu Quang ở Ơ Tam Cấp hưng thịnh, có nhiều đệ tử đến cầu pháp như: cụ Sáu Muôn, cụ Năm Trầu, sư Thiện Huệ, sư Thiện Phước... Nổi bật nhất là ông Đạo Mười, sau này là đức Tơn sư Thích Thiện Phước, người khai đạo, vị sơ tổ của Liên tông Tịnh độ Non bồng hiện nay.

- Năm 1959, do chiến tranh lan rộng, chùa Bửu Quang phải đời xuống chân núi Ngọa Long sơn (nay là ấp An Hịa B, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tơn, An Giang). Nơi đây, chùa đã ba lần bị chiến tranh tàn phá vào các năm 1963,1968,1979, nên phải tạm di dời nơi khác.

- Năm 1960, đức ông cùng chư vị đồng đạo về hoằng pháp tại núi Trà Sư (điện Sân Tiên, huyện Nhà Bàng), được đồ chúng lập tịnh thất Đại Quang Minh cúng dường hành đạo. Tứ chúng vân tập khá đơng, trong đó có các sư Thiện Thới, sư Thiện Huỳnh, sư Thiện Hương... Về cư sĩ có ơng Huỳnh Hồi Lạc, chủ bút tờ báo Chuông Mai cũng về gieo duyên cầu pháp.

- Năm 1963, do chiến tranh tàn phá, chùa Bửu Quang bị

phóng hỏa, phải di dời về sau chợ Ba Chúc, nơi đây được Giáo hội chọn làm Trụ sở của Quận hội Phật giáo Tịnh Độ tông của quận Tri Tơn, do Hịa thượng Thích Thiện Niệm làm Hội trưởng.

- Năm 1968, chiến tranh lan rộng, chùa Bửu Quang lại bị

phóng hỏa thiêu rụi lần hai. Đến năm 1975 hịa bình lập lại, chùa mới được trùng tu do sự phát tâm hỷ cúng của các cư sĩ: Thiện

Huệ, Thiện Phước, Tiền Định... Tuy nhiên, năm 1979 chùa bị

giặc Pôn - Pốt đến tiêu hủy lần 3, một số tín đồ bị tàn sát, trong đó có cụ Sáu Mn, đại đệ tử của đức sư ông. Đến năm 1981 hàng đệ tử đức ông từ tứ xứ trở về trùng tu ngơi Chánh điện trên nền cũ, tơn kính là chùa Ông Bác (thay cho Bửu Quang tự). Năm 2011, Hịa thượng Thích Giác Quang tổ chức chuyến hành hương chốn Tổ, hoạch định chương trình đại trùng tu cho xứng tầm ngơi Tổ đình của Liên tơng.

- Năm 1969 được thuận duyên Tam bảo hộ trì, đức sư ông chỉ giáo sư Thiện Thới và môn đệ về núi Sập (Thoại Sơn, An Giang) xây dựng ngôi Thành An tự. Nơi đây, đức ơng hóa đạo cho hàng cư sĩ như: Ông Ba Bồ Đề, cơ Mười Thời, sư Thiện Trí, thầy Thiện Tánh, Thiện Tâm, Thiện Chí, Minh Tâm… cùng chư Tăng Ni Liên tơng Tịnh độ Non bồng và nhiều Phật tử khác ở khắp vùng Nam bộ. Ngài chọn nơi đây làm trú xứ và an cư cho đến khi viên mãn xả bỏ báo thân, ngày 18 tháng Chạp năm Giáp Dần 1975.

(HỊA THƯỢNG THÍCH GIÁC QUANG lược ghi)

Một phần của tài liệu 468 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)