Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ bên trong (IEF Matrix)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp vissan (Trang 44 - 49)

STT Các yếu tố bên trong Mức độ

quan

Phân loại Số điểm quan

trọng trọng

1 Công nghệ sản xuất hiện đại 0,11 4 0,44

2 Mạng lưới, kênh phân phối rộng 0,14 4 0,56

3 Thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa 0,12 4 0,48

4 Vốn và tài chính mạnh 0,07 3 0,15

5

CB-CNV có trình độ, tay nghề và kinh nghiệm cao, chính sách khuyến khích học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần làm việc tốt

0,1 3 0,3

6 Thị trường mục tiêu 0,06 2 0,12

7 Quảng cáo không thường xuyên 0,06 2 0,10

8 Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh 0,07 2 0,14

9 Thị trường xuất khẩu yếu 0,04 1 0,04

10 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

chưa hiệu quả 0,08 2 0,16

11 Bị động về nguồn nguyên liệu 0,07 2 0,14

12 Thu thập thông tin thị trường còn hạn

chế 0,08 2 0,16

Tổng cộng 1.00 2,79

Nhận xét: Từ kết quả ma trận tại bảng trên, số điểm quan trọng tổng cộng bằng 2,79

cho thấy sức mạnh nội bộ của doanh nghiệp tương đối tốt, tuy nhiên còn chưa mạnh, hoặc doanh nghiệp chưa khai thác tốt các nguồn lực sẵn có. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy các mặt mạnh của mình Vissan cần có những hướng khắc phục các mặt chưa tốt. 1. Công nghệ sản xuất hiện đại (Các dây chuyền giết mổ, các máy móc thiết bị đều của Đức, Đan Mạch, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, v.v… Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm: Dây chuyền giết mổ heo công suất 360 con/giờ; dây chuyền giết mổ bò công suất 60 con/giờ; dây chuyền giết mổ gia cầm công suất 2.000 con/giờ; cây dây chuyền chế biến thực phẩm với tổng công suất 75.000 tấn/năm; hệ thống cấp đông, trữ đông; hệ thống xử lý nước thải; các nhà máy sản xuất chế biến phụ phẩm. Cụm công nghiệp được bố trí phù hợp với các tiêu chuẩn ISO, HACCP và các tiêu chuẩn khác về vệ sinh – an toàn thực phẩm. Các thiết bị giết mổ, chế biến sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đầu

tư nhà máy xử lý nước thải kết hợp với trồng cây xanh bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường theo đúng quy định của nhà nước)

2. Mạng lưới, kênh phân phối rộng (Hệ thống phân phối với hơn 130.000 điểm bán; 59 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và có mặt hầu hết ở tất cả các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước; chi nhánh VISSAN Hà Nội; chi nhánh VISSAN Đà Nẵng; các nhà hàng, khách sạn; các siêu thị; các trường học, nhà trẻ)

3. Thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa (Ra đời sớm từ thập niên ’60 và ’70 ở miền Nam VISSAN là một thương hiệu vững mạnh tồn tại đến ngày nay và tiếp tục phát triển vững chắc. Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. Một thương hiệu mạnh sẽ tạo ưu thế lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Ở Việt Nam. 68% khách hàng cho biết thương hiệu là thứ họ quan tâm nhất khi mua hàng).

4. Vốn và tài chính mạnh (Tổng kết 6 tháng đầu 2019, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 2,330 tỷ đồng và lãi ròng gần 100 tỷ đồng, tăng trưởng gần 17% và hơn 38% so với quý 2/2018. VISSAN có khả năng huy động tài chính thông qua kênh ngân hàng, chủ sở hữu - Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, các tập thể, các cá nhân và từ CB.CNV. Việc vay vốn đối với VISSAN không khó vì nhờ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo uy tín trong thanh toán)

Nguồn:Thừa Vân (2019). Lãi ròng nửa đầu năm của Vissan gần 100 tỷ đồng. Kênh thông tin điện tử vietstock

5. Chất lượng, đội ngũ nhân viên (công ty có đội ngũ CB.CNV có trình độ, tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ khá lớn. Đây là nguồn lao động trẻ được đào tạo bài bản và kết hợp với độ tuổi trên 30 tích lũy được nhiều kinh nghiệm và bắt đầu phát huy năng lực cao)

6. Thị trường mục tiêu (Thị trường mục tiêu giúp công ty định hướng phát triển các dòng sản phẩm, giúp công ty vươn lên tạo tiền đề phát triển sang các thị trường khác. Thị trường mục tiêu vissan hướng đến là gia đình thành thị, nhân viên văn phòng,

người trẻ tuổi từ 20-45, đi theo xu hướng thời đại và ưu tiên tính tiện lợi. Bên cạnh đó, đời sống vật chất của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm tăng theo, đa dạng sẽ tạo động lực kích thích phát triển ngành công nghiệp chế biến)

7. Quảng cáo không thường xuyên (Ta có thể thấy ngoài thực tế, hiện nay vào thời đại công nghệ 4.0, mạng internet, truyền hình được sử dụng rộng rãi thì quảng cáo trên sóng truyền hình, hay quảng cáo trên các trang mạng xã hội, các trang web là điều hết sức cần thiết để tiếp cặn khách hàng. Thế nhưng ta có thể thấy VISSAN không thường xuyên quảng cáo sản phẩm của mình, chỉ quảng cáo vào những dịp lễ hay Tết) 8. Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh (Qua tìm hiểu các thông tin bên ngoài, có thể thấy rằng các sản phẩm của Vissan chưa thật sự đạt chất lượng, vì có thể thấy vào năm 2017 người tiêu dùng đưa ra hàng loạt sản phẩm của Vissan bị hư,mốc,vv... nhưng Vissan luôn trả lời là do trong quá trình vận chuyển)

9. Thị trường xuất khẩu yếu (thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vissan là Nga và các nước Đông Âu chứ không phổ biến trên toàn thế giới)

10. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa hiệu quả (Có thể thấy các sản phẩm của Vissan vẫn chưa thật sự nổi trội, đặc biệt, chưa thể tạo nên bước đột phá để sản phẩm phát triển hơn)

11. Bị động nguồn nguyên liệu (VISSAN chỉ lấy nguồn nguyên liệu từ những trang trại mà không tìm thêm nơi cung cấp nguồn nguyên liệu,không tìm thêm các trang trại để liên kết thêm. Tuy Vissan có hai trại nuôi tại Bình Thuận và Bình Dương, nhưng công ty chỉ mới chủ động 10% nguyên liệu cho quá trình chế biến)

Nguồn: Ánh Thuý/ VNEXPRESS(2018)

12. Thu thập thông tin trên thị trường còn hạn chế (công tác nghiên cứu thị trường của Vissan còn chưa được chú trọng. Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao và luôn có sự thay đổi, vì vậy công tác khảo sát là vô cùng cần thiết để có thể liên tục đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường)

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VISSAN GIAI ĐOẠN 2021-2030

4.1. Xây dựng định hướng chiến lược cho VISSAN giai đoạn 2021-2030

4.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng chiến lược

4.1.1.1. Xuất phát từ khách hàng

- Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của khách hàng cũng được nâng cao trở nên phong phú và đa dạng. Người tiêu dùng đòi hỏi ngoài chất lượng sản phẩm cao còn phải có bao bì đẹp, giá cả cạnh tranh và dịch vụ tốt hơn. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng cao, vượt trội. Đây chính là áp lực đối với công ty trong việc sản xuất ra các sản phẩm phải đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng.

- Năm 2020 khép lại với bức tranh kinh tế hết sức ảm đạm của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Kể từ khi bùng phát trên toàn cầu, dịch COVID-19 được coi là sự kiện thời bình tiêu cực nhất trong hơn một thế kỷ, khiến nhiều nền kinh tế lớn rơi vào khủng hoảng. Tại Việt Nam, GDP năm 2020 chỉ tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

- Bên cạnh đó, Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã gây thiệt hại nặng nề đến đàn heo cả nước, nguồn nguyên liệu heo hơi thiếu hụt trầm trọng, gây mất cân đối cung cầu, dẫn đến giá heo hơi đầu vào của Vissan năm 2020 tăng hơn 64% so cùng kỳ 2019, đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi sống của Công ty.

4.1.1.2. Thị trường ngành Thịt Việt Nam

- Ngành chăn nuôi đang triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, chế biến trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19. Tại nhiều địa phương, giá các mặt hàng chăn nuôi giảm mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ảnh hưởng lớn đến công tác tái đàn thời gian tới.

- Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết tính đến cuối tháng 6/2021, tổng số heo tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt hơn 2

triệu tấn, tăng 8,1%. Trong quý II, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng tăng 8,6% lên hơn 1 triệu tấn.

- Nguồn tin từ Thanh niên, theo Bộ NN-PTNT, trong nửa đầu năm nay, sản lượng thịt heo xuất chuồng đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 11,6%. Dự báo, trong quý 3, sản lượng thịt heo trên cả nước đạt khoảng 884.000 tấn, tăng 4,5%. Chăn nuôi heo đã hồi phục gần bằng mức trước khi dịch tả heo châu Phi bùng nổ, tuy nhiên, do nhu cầu thị trường, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn thịt heo.

- Ở trong nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh thành khu vực phía nam, giá heo hơi trong tháng qua giảm mạnh, phổ biến dưới mốc 55.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ ngày 14/8, giá heo hơi tại nhiều nơi biến động tăng nhẹ từ 1-3 giá.

- Cụ thể, heo hơi tại khu vực phía nam biến động tăng nhẹ 1-2 giá, dao động từ 52.000 - 53.000 đồng/kg; miền Trung đi ngang từ 53.000 - 55.000 đồng/kg và một số tỉnh khu vực phía bắc tăng từ 1-3 giá, dao động từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp vissan (Trang 44 - 49)