Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN CỦA HUYỆN ỦY QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 85 - 106)

- Tổ chức thực hiện quy trình kết nạp đảng viên mới và chuyển đảng viên dự bị thành

2.4.4.2. Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài

Một là, mặt trái của cơ chế thị trường và các tệ nạn xã hội tác động tiêu cực đến chất lượng công tác quản lý PTĐV của Huyện ủy Quảng Trạch.

Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, tình hình trong nước nói chung, huyện Quảng Trạch nói riêng đặt ra nhiều thách thức lớn. Xuất phát điểm của nền kinh tế địa phương thấp, giao thông đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, sản xuất còn theo tập quán và phụ thuộc vào thiên nhiên, nguồn thu ngân sách thấp, trình độ dân trí thấp, tình hình an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội diễn biến

60

phức tạp. Bên cạnh đó, sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người dân. Sự tác động toàn diện, mạnh mẽ của những yếu tố trên làm cho một bộ phận thanh niên trên địa bàn các xã còn chưa tha thiết phấn đấu vào Đảng, một bộ phận khác phải lo cuộc sống gia đình khó khăn ít quan tâm đến chính trị và các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại địa phương còn hạn chế nên người lao động phải đi làm ăn xa quê hương, nên nguồn kết nạp đảng viên của một số xã gặp nhiều khó khăn.

Hai là, Đảng và Nhà nước chưa có những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Bộ máy Đảng, Nhà nước càng củng cố, kiện toàn thì càng cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả. Tình trạng tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát tài sản Nhà nước; “lợi ích nhóm” và có hiện tượng phân chia lợi ích cho cá nhân, gia đình, bạn bè ... Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Ðảng và chế độ, khiến cho một bộ phận quần chúng dao động về lý tưởng, thiếu niềm tin vào Ðảng và giảm sút động cơ phấn đấu vào Ðảng; gây ra những khó khăn về quản lý PTĐV của Huyện ủy Quảng Trạch.

Ba là, một bộ phận không nhỏ quần chúng Nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về Đảng, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên. Một số quần chúng mải lo cho kinh tế bản thân, gia đình, trở nên thờ ơ, phai nhạt lý tưởng, ít quan tâm đến đời sống chính trị của đất nước, không muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng.

So với mặt bằng chung, trình độ dân trí và sự hiểu biết về Đảng của người dân ở một số xã ở huyện Quảng Trạch còn có những hạn chế nhất định. Một bộ phận không nhỏ người dân ít được đào tạo bài bản, nên còn yếu kém về nhận thức và năng lực công tác, phương pháp nhận thức và hành động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, tính thuyết phục không cao. Một bộ phận quần chúng không thể hiện ý chí phấn đấu vươn lên, không kiên trì tu dưỡng, rèn luyện; lao động, học tập và làm việc theo thói quen của phong tục, tập quán; phong cách và lề lối làm việc lề mề,

còn tư tưởng cục bộ làng, xã nặng nề, ỷ lại vào tổ chức, vào Đảng và Nhà nước. Hạn chế về nhận thức chính trị, về trình độ học vấn dẫn đến biểu hiện tự ty, bảo thủ, thiếu sự nỗ lực vươn lên cũng là yếu tố cản trở quá trình phấn đấu của quần chúng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý PTĐV.

Bốn là, không ít đoàn viên, hội viên các đoàn thể, nhất là đoàn viên thanh niên, chưa tích cực, chủ động học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên.

Xuất phát từ trình độ nhận thức còn thấp và không đồng đều, đại đa số sinh sống, công tác ở nông thôn, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nên người dân thường ít quan tâm đến các vấn đề CTXH. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu trực tiếp của những hạn chế trong chất lượng công tác phát triển đảng viên. Một số đoàn viên thanh niên nhận thức chưa đầy đủ, thiếu ý thức trong tu dưỡng, rèn luyện, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó, điều kiện, hoàn cảnh xuất thân tác động không nhỏ đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện của mỗi đoàn viên thanh niên; một số đoàn viên thanh niên có trình độ, năng lực, nhưng chưa ý thức được bản thân, còn bị tác động ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài dẫn đến thiếu tu dưỡng, rèn luyện; một ít trường hợp cơ hội, thực dụng, phấn đấu không thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý PTĐV của Huyện ủy. Nhất là sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là lợi dụng tôn giáo, đa số linh mục ra giảng tại nhà thờ ngăn cản con em giáo dân tích cực vào Đảng, tuyên truyền đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng.

62

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN CỦA HUYỆN ỦY QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý phát triển đảng viên của Huyện ủy Quảng Trạch

3.1.1. Mục tiêu phát triển đảng viên của huyện ủy Quảng Trạch đến năm 2025

Quản lý PTĐV là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng góp phần vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Với Đảng bộ huyện Quảng Trạch, mục tiêu đề đặt ra cho quản lý PTĐV của Huyện ủy là phải nắm vững thông tin về hoạt động của đảng viên cũng như về hồ sơ lý lịch, đề xuất những giải pháp, biện pháp cụ thể tác động tới đội ngũ đảng viên cũng như từng đảng viên hướng tới mục tiêu là: Quản lý PTĐV đi vào nền nếp, tạo chuyển biến tích cực về số lượng, chất lượng và cơ cấu đảng viên mới được kết nạp,xây dựng đội ngũ đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có phẩm chất, đạo đức cách mạng trong sáng "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư"; có ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý phát triển đảng viên của Huyện ủy Quảng Trạch đến năm 2025

Việc kết nạp đảng viên phải coi trọng tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng của Đảng, đạo đức, lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.

Hướng trọng tâm đối tượng xem xét kết nạp vào Đảng vào thế hệ trẻ, con em gia đình có công với cách mạng và đồng bào lao động sản xuất giỏi, các đoàn viên,

hội viên tiêu biểu trong các tổ chức CTXH; chú trọng bồi dưỡng tạo nguồn kết nạp đảng viên mới ở vùng đồng bào có đạo, vùng đặc biệt khó khăn, quan tâm thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự về lao động sản xuất tại địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, đảng viên về vị trí, vai trò công tác PTĐV; sự cần thiết củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể, gắn với công tác PTĐV ở cơ sở.

Chú trọng kiện toàn các tổ chức đảng trực thuộc huyện ủy; nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, phát huy tính tích cực trong quản lý PTĐV.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các huyện ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, trực tiếp là ban tổ chức, đối với quản lý PTĐV ở cơ sở.

Huyện ủy và các đảng bộ, chi bộ nắm vững những hoạt động chủ yếu của mỗi đảng viên thuộc phạm vi quản lý của tổ chức mình cả ở nơi công tác và nơi cư trú cũng như những hoạt động khác ngoài xã hội; nắm chắc thông tin về đảng viên trên các mặt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, diễn biến tư tưởng, về đạo đức lối sống.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển đảng viên của Huyện ủy Quảng Trạch

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển đảng viên của Huyện ủy Quảng Trạch

Kiện toàn tổ chức bộ máy là các hoạt động của cơ quan, tổ chức đảng tác động vào cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ nhằm đạt được mục tiêu tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý PTĐV của Huyện ủy Quảng Trạch trước hết cần thực hiện việc rà soát cơ cấu tổ chức. Cần phải xây dựng quy chế làm việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, ngành, đơn vị có liên quan để quy định các vị trí

64

công tác thật sự rõ ràng, tránh quy định chung chung, dễ dẫn tới tình trạng chồng chéo, phân tán, chia cắt trong thực hiện nhiệm vụ, làm khó khăn, cản trở cho hoạt động có tính liên tục và hệ thống của tổ chức bộ máy.

Sau khi đã rà soát cơ cấu tổ chức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, từng vị trí công tác, điều cần thiết là phải xem xét điều chỉnh, sắp xếp cán bộ để phù hợp với cơ cấu tổ chức. Thực hiện nguyên tắc từ cơ cấu tổ chức, từ công việc mà phân công, bố trí cán bộ để tiến hành điều chỉnh, sắp xếp cán bộ thật sự khoa học, hợp lý.

Để hoàn thiện bộ máy quản lý PTĐV, trong thời gian tới, Huyện ủy Quảng Trạch cần cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần coi trọng việc phân công các đồng chí trong Huyện ủy, BTV Huyện ủy, Ban Tổ chức huyện ủy và cấp ủy, bí thư, phó bí thư các tổ chức đảng trực thuộc Huyện ủy để thường xuyên xuống trực tiếp tham dự sinh hoạt cùng các chi bộ, đảng bộ cơ sở về quản lý PTĐV của Huyện ủy Quảng Trạch. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, nhất là đối với các cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu các ngành, các cấp. Khi kiểm điểm đánh giá ưu, khuyết điểm hàng năm phải liên hệ bản thân với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kiên quyết sắp xếp, thay thế ngay những cán bộ không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc hết tuổi công tác nghỉ hưu.

Thứ hai, thực hiện tốt hoạt động phối hợp trong bộ máy quản lý PTĐV của Huyện ủy.

Huyện ủy là chủ thể lãnh đạo hoạt động phối hợp, Ban Tổ chức Huyện ủy có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, hoạt động thực hiện nhiệm vụ của ban tổ chức huyện ủy ảnh hưởng đến chất lượng công tác xây dựng đảng của hệ thống chính trị ở đảng bộ huyện. Tuy nhiên hoạt động của ban tổ chức huyện ủy không thể tách rời độc lập với các cơ quan, tổ chức khác của hệ thống chính trị trong huyện.

Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động trong quản lý PTĐV của Huyện ủy phải đảm bảo thể hiện rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ của Huyện ủy, ban tổ chức

huyện ủy và các tổ chức có liên quan trong quản lý PTĐV, tránh trùng lắp và chồng chéo nhiệm vụ, không rõ ràng về trách nhiệm. Do đó quy chế phải thể hiện thật rõ mối quan hệ công tác giữa tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, ban tổ chức huyện ủy với tập thể và người đúng đầu các cơ quan tham mưu và các tổ chức đảng cấp dưới; quy định trách nhiệm, nhiệm vụ của từng tổ chức và cá nhân trong quá trình phối hợp hoạt động quản lý PTĐV.

3.2.2. Hoàn thiện lập kế hoạch phát triển đảng viên của huyện ủy Quảng Trạch

Đây là bước rất quan trọng, đảm bảo cho quản lý PTĐV được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, phương châm, phương hướng, tiến hành thường xuyên, có nền nếp, thống nhất; là cơ sở để các tổ chức đảng nắm được tình hình, kiểm tra, đôn đốc chi bộ trực thuộc và các lực lượng có liên quan trong tổ chức thực hiện. Để thực hiện tốt bước này, yêu cầu các đảng ủy, chi bộ phải nắm chắc được thành phần, số lượng, quan hệ chính trị, xã hội của đối tượng, quá trình học tập, lao động, công tác, nhận thức trách nhiệm, năng lực hoạt động thực tiễn, động cơ rèn luyện, phấn đấu vào Đảng... của đối tượng, trên cơ sở đó phân loại, có kế hoạch theo dõi, giúp đỡ rèn luyện.

Điều tra, lựa chọn nguồn phát triển đảng rất phức tạp và khó khăn, nhất là liên quan đến chính trị, lịch sử bản thân và gia đình, nhất là chính trị hiện nay của quần chúng. Vì vậy, cấp ủy, chi bộ khi xem xét, phân loại đối tượng phải tiến hành một cách khách quan, toàn diện, chống tư tưởng dễ dãi, tùy tiện, hoặc định kiến, hẹp hòi, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa.

Cấp ủy, chi bộ dự kiến đưa vào kế hoạch kết nạp đảng ngay từ đầu năm những quần chúng ưu tú cảm tình Đảng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống tốt, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ, là đoàn viên thanh niên hoặc thành viên các tổ chức CTXH tiêu biểu, được các tổ chức này giới thiệu, có động cơ phấn đấu vào Đảng thường xuyên, liên tục, được tập thể tín nhiệm.

Trên cơ sở đánh giá, phân loại đối tượng, căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên, đặc điểm tình hình nhiệm vụ của địa phương, các đảng ủy, chi bộ xây dựng kế hoạch quản lý PTĐV theo nhiệm kỳ, từng năm, từng quý, từng tháng. Kế hoạch

66

phải sát với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng đảng bộ, chi bộ; dự kiến yêu cầu kết nạp, số lượng, thành phần đối tượng cụ thể, thời gian, biện pháp tiến hành và cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện. Kế hoạch quản lý PTĐV phải được thông qua tập thể cấp ủy, chi bộ thảo luận, quyết định và phải phù hợp với chỉ tiêu nhiệm vụ cấp trên giao.

Huyện ủy cần đề ra chương trình, kế hoạch hằng năm về quản lý PTĐV. Ban Tổ chức huyện ủy tham mưu cho huyện ủy xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác quản lý PTĐV, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể đối với các tổ chức đảng phải tiến hành phát hiện quần chúng để giới thiệu cho Đảng, có kế hoạch xây dựng chương trình bồi dưỡng quần chúng vào Đảng, kế hoạch này phải được cụ thể hóa ở từng năm, từng quý, từng tháng. Công tác PTĐV của các tổ chức đảng phải được chú trọng cả về số lượng và chất lượng, không hạ thấp tiêu chuẩn và chạy theo số lượng đơn thuần. Từ sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp trên, các tổ chức đảng cần có sự năng động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, sát đúng với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị, tạo ra phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đây chính là cơ sở, tiền đề cho quản lý PTĐV của Huyện ủy Quảng Trạch đi vào chiều sâu, lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên của huyện ủy Quảng Trạch

Thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện kế hoạch PTĐV là giải pháp quan trọng, trực tiếp hoàn thiện quản lý PTĐV của Huyện ủy. Quy trình thực hiện đúng kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp quản lý PTĐV là vấn đề có tính nguyên tắc, có tính khoa học rất cao, liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tham gia. Quản lý PTĐV phải được tiến hành theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, phát huy vai trò của cá nhân, tập thể, chống các biểu hiện tùy tiện, vô nguyên tắc.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN CỦA HUYỆN ỦY QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 85 - 106)