HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG (Trang 27 - 35)

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số Ngân hàng thương mại nước ngoài

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới với trên 1,2 tỷ người. Trong hơn 2 thập kỷ qua nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 7-8%/năm. Với đường lối thu hút đầu tư và du lịch, phát huy nội lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thẻ ở Trung Quốc đó có môi trường phát triển thuận lợi.

Mặc dù dân số đông, nhưng trình độ của đại đa số dân chúng trong lĩnh vực sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, đặc biệt là sử dụng thẻ còn rất thấp.

Theo thống kê của tạp chí Ngân hàng Châu Á (TheAsianBanker) thì chỉ có 3% tiêu dùng được thực hiện qua hình thức thanh toán thẻ, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Hiện tại, ở Trung Quốc chỉ có khoảng 350 triệu thẻ các loại (chiếm tỷ lệ 0,27thẻ/người), trong đó thẻ tín dụng quốc tế chỉ có khoảng một triệu, còn lại là thẻ ghi nợ nội địa.

Xuất phát từ thực trạng đó, hướng của Trung Quốc là trước mắt tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ để tạo thói quen sử dụng trong dân chúng. Không gian thẻ thanh toán của Trung Quốc chủ yếu là thẻ ghi nợ, theo Phân tích thẻ thanh toán của GlobalData, thẻ ghi nợ của Trung Quốc chiếm 57,4% tổng giá trị thanh toán thẻ vào năm 2020 trong khi thẻ tín dụng và thẻ tính phí chiếm 42,6% thị phần còn lại. Đồng thời để tạo cơ sở cho thị trường thẻ tín dụng phát triển, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất tín dụng, bãi bỏ quy định bắt buộc thế chấp, trả lương cho công chức Nhà nước thông qua tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng, bước đầu cho phép các Ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng trong nước, tạo thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ tại nước mình.

Đồng thời, Chính phủ phối hợp với các tổ chức và chương trình phát hành thẻ, cũng đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ thị trường thẻ. Một trong những sáng kiến như vậy là việc loại bỏ trần lãi suất trên và dưới kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, trước đó được quy định từ 12,78% đến 18,25% tương ứng. Điều này có

nghĩa là lãi suất hiện có thể được xác định bởi tổ chức phát hành và chủ thẻ thông qua thương lượng độc lập giữa họ. Sáng kiến này sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong không gian thẻ tín dụng, do đó có thể dẫn đến giảm chi phí cho chủ thẻ.

Ngoài ra, sự gia nhập của các công ty thẻ quốc tế sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường thanh toán thẻ Trung Quốc, vốn đã bị thống trị chủ yếu bởi gã khổng lồ thẻ nội địa, China UnionPay. American Express trở thành công ty thẻ nước ngoài đầu tiên nhận được sự chấp thuận thiết lập mạng lưới thanh toán bằng thẻ tại Trung Quốc vào tháng 6 năm 2020. American Express đã hợp tác với một số ngân hàng bao gồm CGB, Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải, Ngân hàng Minsheng, Ngân hàng Ping An, Ngân hàng Thương gia Trung Quốc và Ngân hàng Ningbo để phát hành thẻ American Express tại Trung Quốc. Nó cũng đã hợp tác với hơn 14 triệu người bán để chấp nhận các loại thẻ này trên toàn quốc.

Từ thực tế trên, ta có thể rút ra kinh nghiệm: Khi xuất phát điểm của thị trường thẻ còn quá thấp, cần tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ trước để tạo thói quen dùng thẻ trong dân chúng, giúp họ tiếp cận dần với dịch vụ thẻ, liên kết với nhiều công ty thẻ quốc tế để đa dạng hoá các sản phẩm, mở rộng các dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, đồng thời tạo tiền đề để phát triển và hoàn thiện thị trường thẻ một cách đầy đủ.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước khu vực có thị trường thẻ phát triển sớm và mạnh. Mặc dù bị ảnh hưởng tương đối nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vào cuối thập kỷ 90, nhưng với sự trợ giúp từ Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương, ngành công nghiệp thẻ của Thái Lan vẫn mở rộng và phát triển.

Sự phát triển mạnh mẽ đó gây ra lo ngại về những nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế Thái Lan bởi nhẽ Chính phủ Thái Lan cho rằng tín dụng tiêu dùng mở rộng quá mức sẽ làm tăng rủi ro và do đó lợi ích từ việc kích cầu phát triển dịch vụ thẻ mang lại sẽ không đủ để trang trải những thiệt hại kinh tế phát sinh từ rủi ro cao.

Qua xem xét thị trường thẻ của Thái Lan ta thấy nhân tố giữ vị trí then chốt để thị trường thẻ nước này phát triển nhanh, mạnh mẽ là việc Chính phủ quan tâm tạo

hành lang pháp lý trong hoạt động dịch vụ thẻ, là việc Ngân hàng Trung ương Thái Lan chỉ đạo sát sao và sử dụng hình thức thanh toán thẻ như là một công cụ chính sách để điều tiết kích cầu.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cho hoạt động dịch vụ thẻ cũng được Nhà nước, Ngân hàng Trung ương Thái Lan chú ý đúng mức, tạo tiền đề cho cơ sở vật chất thị trường dịch vụ thẻ phát triển.

Thái Lan là một nước có nhiều điểm tương đồng với chúng ta. Kinh nghiệm của Thái Lan chắc chắn sẽ phần nào đem lại những bài học có giá trị cho chúng ta, đặc biệt là nội dung: Định hướng của Chính phủ, sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Ngân hàng Trung ương và mạnh dạn hỗ trợ đầu tư cho các NHTM trong nghiệp vụ này đã tạo điều kiện và môi trường tốt cho dịch vụ thẻ phát triển.

1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Malaysia

Về cơ bản quá trình hình thành và phát triển dịch vụ thẻ ở Malaysia cũng tương đối giống các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ở Malaysia đã hình thành các công ty phi tài chính ngân hàng tham gia vào lĩnh vực phát hành thẻ, thanh toán thẻ như có các công ty chuyên phát hành thẻ, in ấn thẻ trên cơ sở đặt hàng và dữ liệu do các ngân hàng phát hành cung cấp; có các công ty độc lập đứng ra làm nhiệm vụ chuyển mạch để kết nối các mạng máy ATM của các ngân hàng, thực hiện việc quyết toán bù trừ giữa các ngân hàng, giúp chủ thẻ ATM có thể sử dụng được trên tất cả các máy của các ngân hàng tham gia vào hệ thống chuyển mạch của công ty này và nguồn thu của công ty là việc chia sẻ phí của các ngân hàng thành viên.

Điều quan trọng rút ra từ việc khảo sát thị trường thẻ Malaysia là môi trường pháp lý để dịch vụ thẻ phát triển là tương đối đầy đủ, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào dịch vụ thẻ có thể hoạt động một cách chủ động và an toàn.

1.3.1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Hàn Quốc

Với lợi thế sẵn có về công nghệ, Hàn Quốc hiện đang thành công trong việc lựa chọn phát triển dịch vụ thanh toán thẻ là phương tiện thanh toán chủ yếu trong dân cư, đặc biệt là dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng bằng việc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị chấp nhận thẻ và người sử dụng thẻ nhờ đó thúc đẩy thanh toán thẻ qua POS.

Vai trò của Chính phủ rất quan trọng đối với sự phát triển của dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc. Chính phủ đã ban hành những chính sách khá đồng bộ và tập trung, hỗ trợ cho dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung cho toàn bộ nền kinh tế đất nước. Điều đó được thể hiện qua hai khía cạnh: Chính phủ mặc dù không trực tiếp đầu tư thực hiện phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ nhưng đã tích cực xây dựng môi trường và điều kiện cho dịch vụ thẻ và Chính phủ ban hành các chính sách pháp luật điều chỉnh các dịch vụ thẻ trong từng thời kỳ. Có thể điểm qua một số chính sách tạo môi trường minh bạch và cơ chế linh hoạt cho hoạt động dịch vụ thẻ phát triển:

- Ban hành các quy định, quy chế hợp lý để việc xử lý các giao dịch thẻ bao gồm cả thẻ quốc tế khi thực hiện giao dịch thanh toán tại thị trường nội địa đều do hệ thống nội địa xử lý: Các giao dịch của các thương hiệu thẻ quốc tế như Visa, Master… phát hành tại Hàn Quốc chi tiêu, rút tiền trong nội địa hoàn toàn do các ngân hàng, công ty chuyển mạch trong nội địa xử lý, mà không thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế. Do vậy, toàn bộ phần phí thu được từ các giao dịch này là do các ngân hàng, tổ chức trong nước hưởng mà không phải chi trả cho tổ chức thẻ quốc tế. Do đó, ngành thẻ tại Hàn Quốc mang lại lợi nhuận khá cao do không phải thanh toán các phí chuyển đổi ngoại tệ và chỉ phải trả phí Interchange ở mức khá thấp.

- Nhờ nền kinh tế cùng với trình độ công nghệ phát triển nên Chính phủ Hàn Quốc đã tạo dựng được một hành lang pháp lý quản lý thông tin cá nhân và thông tin khách hàng rất khoa học nên việc phê duyệt phát hành thẻ tín dụng cũng như các khoản vay cá nhân khác tại thị trường Hàn Quốc rất thuận lợi, nhanh chóng. Trung tâm thông tin tín dụng của Hàn Quốc (Korea Credit Bureau) được thành lập từ năm 2002 để cung cấp các dữ liệu cho các ngân hàng và cho các tổ chức phát hành thẻ. Đồng thời, Hàn Quốc cũng đã phát triển được hệ thống thông tin cá nhân điện tử một cách đầy đủ, chính xác và được cập nhật liên tục, các tổ chức phát hành thẻ có thể truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, tổ chức phát hành thẻ cũng có thể được truy cập hệ thống thông tin dữ liệu về xuất nhập cảnh để tra cứu hoạt động xuất nhập cảnh của các chủ thẻ, qua đó phát hiện và

xử lý được nhanh chóng và kịp thời các giao dịch giả mạo phát sinh, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ.

Thông qua các kinh nghiệm từ Hàn Quốc, có thể thấy môi trường pháp lý, các quy định, quy chế hợp lý đã tạo điều kiện để dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc được phát triển.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số Ngân hàng thương mại trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Vietcombank

Vietcombank là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ, bắt đầu triển khai dịch vụ thẻ từ năm 1990 bằng việc ký kết hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE. Cho đến nay, Vietcombank đã phát hành thẻ và chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diner Club (trong đó ký hợp đồng độc quyền đại lý thẻ Amex). Sản phẩm thẻ của Vietcombank cũng rất đa dạng, với 15 sản phẩm thẻ chính, với các tính năng, tiện ích đa dạng phong phú. Hiện nay, Vietcombank là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.

Vietcombank đã mạnh dạn đầu tư công nghệ lớn nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ như: Hệ thống máy phát hành thẻ hiện đại, hệ thống ATM/EDC, v.v... Mặc dù số lượng ATM ít hơn Agribank nhưng do số lượng chi nhánh của Vietcombank ít, chủ yếu đặt tại các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước nên ATM phần lớn được đặt tại các thành phố lớn, khu du lịch, nghỉ mát, v.v... những địa điểm thu hút được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Vietcombank đã đa dạng phương thức quảng cáo, biểu tượng, logo, hình ảnh thống nhất trên toàn quốc, tổ chức các chương trình ưu đãi khi sử dụng thẻ đối với một số đối tượng, tài trợ cho các chương trình giải trí trên truyền hình, đặc biệt là tham gia đóng góp vào quỹ học bổng sinh viên đại học, ...

Vietcombank đã chú trọng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ như là cầu nối để phát triển nền tảng khách hàng cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ cho các mảng nghiệp vụ khác.

1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Vietinbank

Năm 1997, Vietinbank đã tham gia vào thị trường thẻ với tư cách là đại lý thanh toán thẻ Visa và Mastercard thông qua ngân hàng UOB TP.HCM.

Năm 1999, Vietinbank đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Visa và trở thành ngân hàng thanh toán thẻ tín dụng.

Năm 2001, sau nhiều nỗ lực nghiên cứu thị trường, đầu tư vào công nghệ hiện đại, Vietinbank là ngân hàng đầu tiên khai trương hệ thống ATM hiện đại và có quy mô lớn nhất ở Việt Nam.

Cuối năm 2002, Vietinbank trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Mastercard. Đây là cơ hội thuận lợi để Vietinbank có thể chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard cuối năm 2004 với 02 loại thẻ vàng và thẻ chuẩn (hiện nay có thêm thẻ xanh). Sau hơn 1 năm triển khai đã có 1.241 thẻ tín dụng được phát hành với doanh số hơn 1,24tỷ đồng/tháng.

Năm 2004, thẻ Cashcard của Vietinbank phát hành trên công nghệ chip lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường thẻ Việt Nam.

Vietinbank là một ngân hàng được sự đón nhận của khách hàng thông qua chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thẻ. Tháng 8/2006, Vietinbank chính thức nâng cấp dòng thẻ ATM và ra mắt thương hiệu thẻ ghi nợ E-Patrner.

Cuối năm 2007, Vietinbank đã mở rộng thêm ký kết với công ty thẻ quốc tế JCB, theo đó Vietinbank sẽ được cấp bản quyền tham gia vào chương trình hợp tác để phát triển mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ các dịch vụ thanh toán, du lịch và giải trí có chất lượng cao.

Đồng thời vào năm 2009, Vietinbank có quyền triển khai chấp nhận thanh toán thẻ mang thương hiệu thẻ JCB trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, Vietinbank tiếp tục hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế khác như Amex, Diners Club...

Kể từ 15/4/2008, ngân hàng chính thức áp dụng tên thương hiệu mới Vietinbank thay thế cho thương hiệu Incombank trên các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng. Từ ngày 15/10/2008, Vietinbank phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa/MasterCard có logo Vietinbank theo thương

hiệu và mẫu thiết kế mới đó là thẻ tín dụng quốc tế Cremium thay thế cho thẻ tín dụng mang logo Incombank trước đây.

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Vietinbank có thể thấy, việc liên kết với nhiều tổ chức thẻ và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thẻ đã tạo điều kiện để thị trường thẻ phát triển.

1.3.2.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Citibank

Citibank là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Với kế hoạch phát triển đa dạng, sản phẩm tốt và thu hút lượng khách hàng đông đảo, Citibank đã trở thành một trong những ngân hàng thành công nhất hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới, là ngân hàng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Kinh nghiệm của Citibank trong phát triển nghiệp vụ thẻ là:

- Citibank cung cấp cho khách hàng một hệ thống các dịch vụ thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, bảo hiểm nhân thọ, ngân hàng trực tuyến, tín dụng linh hoạt, tiết kiệm, tài khoản tiền gửi, đầu tư và quỹ quản lý. Đặc biệt, trong dịch vụ thẻ tín dụng, Citibank đã nghiên cứu và phát triển một loại thẻ liên kết với các ngành công nghiệp khác như hàng không, bất động sản (Mortgage Minister Credit Card – là loại thẻ tín dụng cho phép khách hàng có thể trả trước thiền thuê nhà trong thời hạn tối đa lên đến 15

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w