Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp tại Tổng công ty

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI – CTCP (HANCORP) (Trang 46 - 71)

ty xây dựng Hà Nội

Để đánh giá một cách khách quan và chính xác về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (HANCORP), tác giả thực hiện phân tích thông qua một số yếu tố cấu thành, yếu tố quyết định và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên cơ sở so sánh với 2 đối thủ cạnh tranh ngang tầm (tương đương số vốn điều lệ) là Tổng công ty LICOGI - CTCP (LICOGI) và Tổng công ty xây dựng số 1 – CTCP (CC1). Và trong phần nội dung này, tác giả kết hợp sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để phân tích.

2.2.1. Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

2.2.1.1. Về chất lượng và cơ cấu sản phẩm

Với uy tín của mình, Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn lấy chất lượng sản phẩm (chất lượng công trình) là yếu tố giữ chữ tín hàng đầu của mình. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh hiệu quả và tạo được sự khác biệt mà Tổng công ty luôn áp dụng trong những năm qua. Với 2 chức năng chủ yếu mà Hancorp đang thực hiện là tư vấn thiết kế và nhận thầu thi công xây lắp thì chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực xây lắp của Hancorp trước hết phụ thuộc vào khâu tư vấn thiết kế công trình. Tổng công ty đã quan tâm đầu tư trang thiết bị cho bộ phận tư vấn thiết kế, động viên các cán bộ kỹ thuật phát huy sáng tạo trong thiết kế công trình. Làm tốt công tác tư vấn thiết kế sẽ tạo điều kiện để thi công thuận lợi, đúng hoặc vượt tiến độ yêu cầu, đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật, mỹ thuật và tuổi thọ công trình.

Bảng 2.2. So sánh các hợp đồng tư vấn thiết kế của Hancorp với các đối thủ cạnh tranh năm 2019

Đơn vị: Hợp đồng

TT Công trình HANCOR

P

LICOGI CC1

1 Tư vấn thiết kế công trình dân dụng 126 74 204 2 Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp 41 26 70 3 Tư vấn thiết kế giao thông 25 32 56 4 Tư vấn thiết kế thủy lợi 17 14 0 5 Tư vấn thiết kế thủy điện 12 0 16 6 Tư vấn thiết kế công trình kỹ thuật hạ tầng 23 14 29 7 Tư vấn thiết kế khu dân cư, khu đô thị 09 16 24

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp

Với kết quả tổng hợp ở Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu sản phẩm xây dựng của Hancorp là khá đa dạng, tất cả 7 hạng mục công trình Hancorp đều tham gia tư vấn thiết kế trong khi đó Licogi không tham gia tư vấn thiết kế các công trinh thủy điện và CC1 không tham gia tư vấn thiết kế công trình thủy lợi; nhưng số lượng hợp đồng mà Hancorp có được đều thấp hơn Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) nhưng đa số lại nhiều hơn Tổng công ty LICOGI ngoại trừ các công trình về giao thông hay khu dân cư, khu đô thị. Bên cạnh thế mạnh về tư vấn thiết kế các công trình thì Hancorp còn thực hiện chức năng chính là nhận thầu thi công xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và khu công nghiệp, công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, thủy điện, đường dây và trạm biến thế điện…Chất lượng công trình của Hancorp còn thể hiện ở tiến độ hoàn thành công trình (Bảng 2.3):

Bảng 2.3. Tổng hợp tiến độ hoàn thành công trình của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Công trình

Tiêu chí

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Hoàn thành sớm so với tiến độ 7 22,6 5 18,5 6 15,8 Hoàn thành đúng tiến độ 20 64,5 18 66,7 24 63,2 Hoàn thành chậm hơn so với tiến độ 4 12,9 4 14,8 8 21,0 Tổng 31 100 27 100 38 100

Nguồn: Phòng Phát triển dự án của Hancorp

Số liệu điều tra thực tế tại Hancorp trong 3 năm 2017-2019 cho thấy việc hoàn thành đúng và vượt tiến độ các công trình ở mức khá cao chiếm trên 80%, điều này giúp cho Tổng công ty đảm bảo được nguồn doanh thu theo kế hoạch đề ra, giúp Tổng công ty có thể quay vòng vốn phục vụ cho việc nhận thầu các công trình xây dựng khác. Uy tín từ việc đảm bảo đúng tiến độ công trình sẽ làm tăng sự hài lòng của chủ đầu tư đối với Hancorp. Tuy nhiên với số lượng công trình còn chậm tiến độ 12,9%-21% tuy không nhiều nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đên doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty vì bị phạt hợp đồng và phải bố trí nhân lực cũng như tài chính để khắc phục chậm tiến độ sẽ gây thêm tốn kém tổn thất cho Tổng công ty và ảnh hưởng đến tiến độ và khai thác các dự án công trình khác. Việc chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án mà chủ đầu tư đã đề ra dù cho việc chậm tiến độ đó là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đem lại, do đó cũng sẽ làm giảm uy tín của Hancorp đối với chủ đầu tư cũng có nghĩa là làm giảm năng lực cạnh tranh của Hancorp trong ngành xây dựng.

Khi thực hiện khảo sát 102 người là những nhà quản trị cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở và kế toán trưởng đánh giá về chất lượng sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội theo thang đo Likert 5 mức độ với kết quả khảo sát tính ra tỷ lệ % của các câu trả lời như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

TT Tiêu chí đánh giá TỶ LỆ (%)

1 2 3 4 5

1

Các sản phẩm xây dựng của Tổng công ty đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, kinh tế và mỹ thuật.

12,7 36,3 42,2 8,8 0

2

Quá trình triển khai thi công các công trình xây dựng của Tổng công ty không có sai sót và phát sinh, đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế ban đầu của chủ đầu tư.

5.9 21.6 52,9 12,7 6,9

3

Các công trình xây dựng mà Tổng công ty thực hiện đều đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

3,9 41,2 40,2 14,7 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Theo kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội thể hiện ở Bảng 2.4 cho thấy: có 50 người là đồng ý (36,3%) và rất đồng ý (12,7%) với tiêu chí “Các sản phẩm xây dựng của Tổng công ty đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, kinh tế và mỹ thuật ”; 27,5% đồng ý với ý kiến “Quá trình triển khai thi công các công trình xây dựng của Tổng công ty không có sai sót và phát sinh, đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế ban đầu của chủ đầu tư”; 41,2% đồng ý rằng Tổng công ty luôn đảm bảo tiến độ thực hiện thi công các công trình xây dựng. Với số liệu thể hiện ở Bảng 2.3 càng khẳng định trong những năm qua Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng, điều này càng khẳng định uy tín và thương hiệu của Hancorp trong ngành xây dựng.

2.2.1.2. Về giá sản phẩm xây dựng

Tổng công ty xây dựng Hà Nội ngoài chức năng chủ yếu là nhận thầu thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và

khu công nghiệp, công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, thủy điện, đường dây và trạm biến thế điện còn có chức năng tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, thủy điện, đường dây và trạm biến thế điện và các công trình kỹ thuật hạ tầng… Trên thị trường cũng có rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng có cùng chức năng như Hancorp, do đó để có thể cạnh tranh đứng vững được trên thị trường thì Tổng công ty luôn phải cố gắng tiết kiệm chi phí để có thể đưa ra mức giá cạnh tranh hợp lý.

Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã chọn hướng cạnh tranh là giá cả phải kết hợp với chất lượng thiết kế, chất lượng công trình và tiến độ thi công. Các công trình đê kè và thuỷ lợi, thuỷ điện đều là những công trình sử dụng rất lâu dài, đòi hỏi chất lượng cao về nhiều mặt và ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Giá cả chấp nhận được đi cùng với những ưu điểm vượt trội khác về chất lượng thiết kế, thi công, tiến độ luôn hấp dẫn được các nhà đầu tư, nhất là chủ đầu tư là Nhà Nước. Để có được mức giá đó Tổng công ty luôn phấn đấu tiết kiệm mọi chi phí, nhất là các chi phí trung gian, chi phí gián tiếp, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động và giảm định mức tiêu hao thấp hơn định mức của ngành xây dựng. Nhưng giảm định mức tiêu hao không có nghĩa là giảm chất lượng, đó là vì Tổng công ty đã có những cải tiến về kỹ thuật hoặc tăng cường quản lý để giảm hao hụt, giảm những lãng phí không cần thiết trong quá trình, thi công. Sau đây là giá một số gói thầu hỗn hợp mà Hancorp đã thắng thầu trong thời gian 2017-2019:

Bảng 2.5. Tổng hợp giá một số gói thầu hỗn hợp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng TT Tên hạng mục công trình Giá thành công trình của ngành xây dựng Giá bỏ thầu của Hancorp Giá bỏ thầu trung bình của đối thủ Ghi chú 1 Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 Hà Nam 4.968 4.658 4.660 Đã hoàn thành 2

Nhà máy nhiệt điện

Sông Hậu 1 2.875 2.414 2.471 Đang thực hiện 3 Dự án khu nhà ở xã hội tập trung tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh

5.300 5.137 5.177

Đang thực hiện

Nguồn: Phòng Phát triển dự án của Hancorp

Số liệu thể hiện ở Bảng 2.5 cho thấy: cả 3 dự án Hancorp đều bỏ thầu với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, mặc dù thấp hơn không nhiều nhưng đã khiến cho Hancorp trúng được thầu (Chẳng hạn dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 Hà Nam giá bỏ thầu của Hancorp chỉ thấp hơn các đối thủ cạnh tranh 2 tỷ đồng). Phương thức cạnh tranh thông qua giá bỏ thầu đã giúp cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội thắng được thầu. Bộ phận đấu thầu thi công thuộc phòng Phát triển dự án dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Tổng công ty luôn quán triệt nguyên tắc sử dụng công cụ giá cả trong cạnh tranh luôn phải gắn liền với tính thời điểm và tình thế cạnh tranh trên thị trường để vừa đảm bảo năng lực cạnh tranh vừa tăng lợi nhuận. Đây tuy không phải là một phương thức sử dụng công cụ giá cả hoàn toàn mới, cũng chưa phải đã đạt được kết quả mỹ mãn nhưng phương thức này đã mang lại hiệu quả nhất định cho Tổng công ty, trước hết là đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty, thứ hai là nâng cao được một bước uy tín và vị thế của Tổng công ty trên thị trường, làm cho nhiều chủ đầu tư biết đến thương hiệu

Hancorp.

Tuy nhiên, bên cạnh một số dự án mà Hancorp trúng thầu thì cũng còn rất nhiều dự án mà Tổng công ty không trúng thầu nguyên nhân vẫn là do giá bỏ thầu của Hancorp cao hơn một số đối thủ cạnh tranh khác là các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có vốn lớn, năng động, sáng tạo hơn. Các doanh nghiệp này có thể sẵn sàng chấp nhận hoà vốn, thậm chí lỗ, giảm lương công nhân, không tính khấu hao máy móc thiết bị trong giá dự thầu; những điều này Hancorp cũng như các doanh nghiệp xây dựng trong nước không thể thực hiện được.

Khi thực hiện khảo sát 102 người là những nhà quản trị cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở và kế toán trưởng đánh giá về giá sản phẩm xây dựng nói chung của Tổng công ty xây dựng Hà Nội theo thang đo Likert 5 mức độ với kết quả khảo sát tính ra tỷ lệ % của các câu trả lời như sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá về giá sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

TT Tiêu chí đánh giá TỶ LỆ (%)

1 2 3 4 5

1

Tổng công ty áp dụng đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá xây dựng cơ bản hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá

14,7 46,1 32,3 6,9 0

2

Mức giá các sản phẩm xây dựng mà Tổng công ty đưa ra gắn chặt với tình hình thị trường và sát với thực tế

17,7 50 22,5 9,8 0

3

Mức giá bỏ thầu mà Tổng công ty đưa ra thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành xây dựng

7,8 40,2 30,4 21,6 0

Theo kết quả khảo sát đánh giá về giá sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội thể hiện ở Bảng 2.6 cho thấy: có 41 người (40,2%) là đồng ý với tiêu chí “Mức giá bỏ thầu mà Tổng công ty đưa ra thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành xây dựng”. Với mức giá bỏ thầu ở bảng 2.6 ở trên thì mức giá bỏ thầu của Hancorp là thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nhưng đó chỉ là 3 dự án còn rất nhiều dự án khác có thể cao hơn nhất là các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài. Bên cạnh đó cả 2 tiêu chí “Mức giá các sản phẩm xây dựng mà Tổng công ty đưa ra gắn chặt với tình hình thị trường và sát với thực tế” và “Tổng công ty áp dụng đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá xây dựng cơ bản hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá” cũng được đa số đối tượng khảo sát đồng tình. Họ cho rằng việc lập dự toán công trình mà Hancorp thực hiện mới chỉ tính tới các yếu tố bên trong mà chưa gắn chặt với tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, công tác khảo sát công trình, giá cả đưa ra đôi khi chưa sát thực tế. Điều này là do xác định khối lượng xây dựng (tính thừa khối lượng công tác từ thiết kế) áp dụng không đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá xây dựng cơ bản hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá.

2.2.2. Thực trạng các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

2.2.2.1. Về năng lực tài chính

Tình hình tài chính của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2017- 2019 thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.7. Năng lực tài chính của Hancorp trong các năm 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 ST2018/2017TT (%) ST2019/2018TT (%) 1 Tổng tài sản 3.40 6 3.53 5 3.889 129 3,8 354 10,0 1.1 Tài sản dài hạn 1.83 0 1.95 4 2.047 124 6,8 93 4,8 1.2 Tài sản ngắn hạn 1.57 6 1.581 1.842 5 0,3 261 16,5 2 Tổng nguồn vốn 3.40 6 3.53 5 3.889 129 3,8 354 10,0 2.1 Vốn chủ sở hữu 2.25 2.511 3.014 253 11,2 756 30,1

8 2.2 Nợ phải trả 1.14

8 1.024 875 (124) (10,8) (149) (14,6)

Số liệu thể hiện ở Bảng 2.7 cho thấy: tổng Tài sản/Nguồn vốn của Tổng công ty có tăng qua các năm nhưng không đáng kể dưới 10%. Trong 3 năm 2017-2019 Tổng công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng nhưng không nhiều. Vốn chủ sở hữu có tăng và các khoản nợ phải trả đã giảm dần nhưng không nhiều dưới 15%. Điều này chứng tỏ Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã rất cố gắng trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý. Tuy nhiên, do việc thanh quyết toán các công trình còn chậm chạp làm ứ đọng vốn của Tổng công

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI – CTCP (HANCORP) (Trang 46 - 71)