Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI – CTCP (HANCORP) (Trang 71 - 75)

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp tại Tổng công ty

2.2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực

lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

2.2.3.1. Về khách hàng (chủ đầu tư)

Chủ đầu tư là cơ quan được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì tự thực hiện mời thầu, tổ chức đấu thầu, nếu không đủ năng lực thì sử dụng một tổ chức chuyên môn đủ tư cách và năng lực thay mình làm bên mời thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp xây dựng. Với nhóm khách hàng là những nhà đầu tư trong nước tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung, trong những năm qua, Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vai trò của chủ đầu tư có tác động rất lớn đến quá trình tuyển thầu của các công ty. Bởi lẽ, chỉ cần một cán bộ của chủ đầu tư không có đủ năng lực, tha hóa, nhận hối lộ, có những đánh giá thiên lệch, hoặc tiết lộ thông tin của các nhà thầu thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đứng trước những đòi hỏi khách quan hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói chung và Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng phải xác định được các yêu cầu cần đáp ứng đó là: chất lượng, kỹ thuật, thời gian và giá cả hợp lý. Đồng thời, chủ đầu tư của các dự án phải thể hiện được tính công khai, minh bạch trong quá trình mời thầu và tuyển thầu. Có như vậy, nguồn vốn đầu tư mới được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và các doanh nghiệp xây dựng mới có được sự bình đẳng với nhau trong cạnh tranh đấu thầu. Đây là điều kiện quan trọng cho việc ra đời những công trình xây dựng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

2.2.3.2. Về đối thủ cạnh tranh

Lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực rất năng động, ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Hà Nội được phân thành hai nhóm là: các doanh nghiệp xây dựng trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.

Đối thủ cạnh tranh trong nước: Đối thủ cạnh tranh của Hancorp trong nước là các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam thuộc Bộ Xây dựng hoặc Bộ Giao thông vận tải…Vì Hancorp tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng nên sau đây tác giả sẽ so sánh với 9 Tổng công ty cũng thuộc Bộ Xây dựng về quy mô nguồn vốn và nguồn nhân lực là: Tổng công ty Sông Đà (SDC), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng - CTCP (BDCC), Tổng công ty đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam - CTCP (VIWASEEN), Tổng công ty LICOGI - CTCP, Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Tổng công ty xây dựng số 1 - CTCP (CC1), Tổng công ty đầu tư phát triển xây dựng (DICCORP), Tổng công ty Sông Hồng (SONGHONGCORP).

Bảng 2.17. So sánh quy mô nguồn vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội với một số đối thủ cạnh tranh trong nước năm 2019

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Tổng công ty Dưới 0,5 0,5 đến <1 1 đến <5 Tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước (%) HUD 3.981 100 SDC 4.276 100 IDICO 2.532 100 HANCORP 1.410 98,83 BDCC 217 94,61 DICCORP 2.381 49,65 LICOGI 900 40,71 CC1 1.100 40,0 VIWASEEN 580 98,16 SONGHONG CORP 270 73,2 Tỷ lệ 20% 20% 60%

Số liệu thể hiện ở Bảng 2.17 cho thấy Hancorp có nguồn vốn hoạt động ở mức trung bình từ 1-5 nghìn tỷ đồng thấp hơn HUD (3.981 nghìn tỷ đồng), SDC (4.276 nghìn tỷ đồng) và IDICO (2.532 nghìn tỷ đồng) nhưng lại cao hơn BDCC, DICCORP, LICOGI, CC1, VIWASEEN, SONGHONG CORP. Mặc dù đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước vẫn chiếm đại đa số tận 98,83%, chính điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Hancorp so với các đối thủ đã cổ phần hóa với mức sở hữu vốn của nhà nước thấp hơn như SONGHONG CORP (73,2%), CC1 (40%), DICCORP (49,65%), LICOGI (40,71%).

Bảng 2.18. So sánh quy mô nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựng Hà Nội với một số đối thủ cạnh tranh trong nước năm 2019

Đơn vị: Người Tổng công ty < 100 100 ÷ 299 300 ÷ 499 500 ÷ 999 1000 ÷ 4999 > 5000 HUD 380 SDC 291 IDICO 175 HANCORP 4.661 BDCC 198 DIC CORP 204 LICOGI 331 CC1 636 VIWASEEN 274 SONGHONG CORP 151 Tỷ lệ 0% 60% 20% 10% 10% 0%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp số liệu nguồn nhân lực Bộ Xây dựng năm 2019

Số liệu thể hiện ở Bảng 2.18 cho thấy HANCORP có số nhân lực vượt trội lớn nhất là 4.661 người gấp trung bình 10 lần so với 9 Tổng công ty còn lại. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh chỉ có số lượng nhân lực ở mức 100 – 299 người chiếm 60%. Đây là một lợi thế lớn cho Hancorp nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường xây dựng. Tuy nhiên nếu kết hợp so sánh cả quy mô nguồn vốn và nguồn nhân lực thì Hancorp được đánh giá là doanh nghiệp không lớn với quy mô vốn trung bình nhưng số lượng lao động lại quá lớn dẫn tới áp lực cho lãnh đạo của Tổng công ty trong việc bố trí phân công công việc khi lao động bị dư thừa quá nhiều. Điều này

lại giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường xây dựng.

Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Từ khi gia nhập tổ chức WTO năm 2006 và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đã có rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài thực hiện xây dựng các công trình lớn của Việt Nam. Với tiềm lực về tài chính, trình độ kỹ thuật và quản lý cao, những doanh nghiệp nước ngoài thực sự là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nói chung và Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng. Các công ty nước ngoài là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, họ thường có ý định thâm nhập thị trường bằng cách đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc họ có xu hướng hợp tác với các đối tác Việt Nam. Đề nghị hợp tác thường được phía Việt Nam chấp nhận vì họ có ưu thế về tài chính và công nghệ hiện đại. Từ đó, họ tiến tới thành lập các công ty liên doanh xây dựng tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp xây dựng nước ngoài điển hình như: Công ty Vinacad, công ty Nihon Sekkei, công ty Nikken Sekkei Civil Engineering, công ty Rinkai Nissan Construction, công ty tư vấn công trình Châu Á – Thái Bình Dương, công ty Nippon Koei, công ty Akiko Việt Nam, công ty Fukken & Minami Consultant….

2.2.3.3. Về nhà cung cấp

Những nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. Các nhà cung cấp chủ yếu gồm: Nhà cung cấp tài chính và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Trong nhiều năm hoạt động Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã giữ được uy tín và có quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Đây là những nhà cung cấp tài chính quen thuộc của Tổng công ty và có thể đảm bảo tài chính kịp thời cho Tổng công ty khi cần thiết.

Nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng đóng vai trò rất quan trọng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội là xây dựng các công trình xây dựng cơ bản và dân dụng. Vì vậy các vật liệu chính bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, sắt, thép và những vật liệu chuyên

dụng. Các vật liệu này đều là những vật liệu truyền thống nên Tổng công ty đã duy trì được mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp. Điều này rất thuận lợi cho Tổng công ty vì chúng ta sẽ có những ưu đãi nhất định đặc biệt là những ưu đãi về điều kiện thanh toán và giá cả. Còn các vật liệu chuyên dụng như cáp thép cường độ cao, gối cầu, neo,… chủ yếu là phải nhập khẩu. Những nhà cung cấp vật tư này cũng là bạn hàng lâu năm của Tổng công ty nên chất lượng luôn được đảm bảo. Hiện nay Tổng công ty chỉ làm ăn với 2 nhà cung cấp vật tư nhập khẩu.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI – CTCP (HANCORP) (Trang 71 - 75)