Giải pháp về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI – CTCP (HANCORP) (Trang 83 - 87)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây

3.2.1. Giải pháp về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh

xây lắp cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội như sau:

3.2.1. Giải pháp về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnhvực xây lắp vực xây lắp

3.2.1.1. Về chất lượng và cơ cấu sản phẩm xây dựng

Đảm bảo chất lượng sản phẩm (chất lượng công trình xây dựng) là một trong các chỉ tiêu quan trọng hàng đầu mà chủ đầu tư quan tâm khi đánh giá nhà thầu (doanh nghiệp xây dựng). Hơn nữa, việc đảm bảo chất lượng công trình là lời quảng cáo hữu hiệu nhất đến hình ảnh và uy tín của công ty, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Nâng cao chất lượng công trình còn là biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng công trình, bảo đảm đúng tiến độ thi công,

nâng cao năng suất lao động. Nói tóm lại để công ty có thể cạnh tranh trên thị trường được thì việc nâng cao chất lượng công trình là một đòi hỏi bắt buộc.

Hơn nữa, do quá trình thi công xây lắp thường kéo dài, lại chịu tác động của môi trường tự nhiên, phải đảm bảo yêu cầu của nhiều bộ phận thiết kế kỹ thuật khác nhau và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau nên rất dễ xảy ra những sai sót ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Vì thế để khắc phục tình trạng trên cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng một cách đồng bộ từ khâu chuẩn bị thi công đến khi nghiệm thu bàn giao công trình. Có như vậy mới có thể kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Thứ nhất, trong quá trình chuẩn bị thi công Tổng công ty xây dựng Hà Nội cần phải chú ý các công việc sau:

- Tiến hành điều tra về địa chất và khí tượng thủy văn nơi công trình xây dựng. Đặc điểm này sẽ chi phối kết cấu kiến trúc của công trình và nó là căn cứ để lựa chọn đúng đắn các giải pháp tổ chức thi công.

- Tìm và chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện nhằm đảm bảo chất lượng, vì chúng là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, nên chất lượng của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

- Chuẩn bị phương án về các thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng các yếu tố tiêu chuẩn chất lượng.

- Lựa chọn cán bộ kỹ thuật, đội trưởng và công nhân có đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Nhờ đó các yêu cầu kỹ thuật được đảm bảo, năng suất lao động được nâng cao, rút ngắn tiến độ thi công công trình, làm tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty.

Thứ hai, trong quá trình thi công Tổng công ty xây dựng Hà Nội cần phải chú ý các công việc sau:

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình thi công, khi đạt yêu cầu mới cho làm bước tiếp theo. Để đảm bảo được điều này, thì khâu trước phải coi khâu sau là khách hàng của mình và các biện pháp hỗ trợ quản lý chất lượng như: truyền thống, giáo dục, đào tạo cần được áp dụng và quán triệt sâu sắc quan điểm làm đúng ngay từ đầu tới toàn bộ cán bộ công nhân và nhân viên trong Tổng công ty.

- Cán bộ trong quản lý kỹ thuật và chất lượng viên phải kiểm tra việc chấp hành quy trình kỹ thuật, phương pháp thao tác, cách pha trộn, định lượng nguyên vật liệu để xem có đúng với chi tiêu yêu cầu của thiết kế kỹ thuật hay không, để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời với những vi phạm về chất lượng. Trong từng hạng mục công trình cán bộ quản lý chất lượng phân công công việc trước và kiểm tra đảm bảo yêu cầu chất lượng thì mới cho phép làm bước tiếp theo, nếu không phải trình lên cán bộ chỉ huy công trường giải quyết.

- Để kiểm tra chất lượng công trình thật tốt thì căn cứ vào các chỉ tiêu về độ bền vững, độ an toàn, từ đó có thể phát hiện ra các vấn đề chất lượng phát sinh. Tất cả các việc kiểm tra phải ghi vào sổ nhật ký công trình làm tài liệu theo dõi thường xuyên và xác nhận trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Thứ ba, khi nghiệm thu công trình thì Tổng công ty xây dựng Hà Nội cần chú ý:

Trước khi nghiệm thu công trình phải được nghiệm thu một lần cuối cùng. Cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng phải chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm công trình về chất lượng công trình mà mình nghiệm thu. Công tác nghiệm thu cần áp dụng chế độ ba kiểm đó là:

+ Công nhân tự kiểm tra,

+ Tổ trưởng sản xuất tự kiểm tra, + Cán bộ quản lý chất lượng kiểm tra.

Và khi thấy công trình đạt yêu cầu chất lượng thì mới cho nghiệm thu cuối cùng.

3.2.1.2. Về giá sản phẩm xây dựng

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì giá cả biểu hiện chính là giá bỏ thầu. Giá bỏ thầu là yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc giành thắng lợi hay thất bại trong đấu thầu xây dựng. Để đảm bảo việc trúng thầu và thực hiện dự án có lãi đòi hỏi phải có sự phân tích giá để bỏ thầu chính xác và có kế hoạch xây dựng các phương án bỏ thầu hợp lý. Chính vì vậy, việc xây dựng các phương án lựa chọn giá đấu thầu đóng vai trò hết sức quan trọng. Để làm tốt công tác này, trước hết Tổng công ty cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia có trình

độ chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc này, mặt khác quá trình phân tích giá cạnh tranh và xây dựng các phương án chọn giá đấu thầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc xác định giá bỏ thầu cần phải được xác định trên cơ sở khoa học và căn cứ vào thực tế của từng dự án. Trong thực tế đấu thầu hiện nay, có nhiều doanh nghiệp xây dựng để trúng thầu phải bỏ giá thầu dưới mức dự toán, chấp nhận lỗ, điều này dẫn tới hệ quả là công trình không đảm bảo chất lượng, dự án kéo dài, gây mất uy tín cho doanh nghiệp và chủ đầu tư. Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập, có doanh nghiệp xây dựng vẫn lợi dụng kẽ hở của pháp luật, móc nối với nhà đầu tư và các công ty khác để "thông thầu", bỏ giá thầu thấp để được thực hiện dự án, tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, việc xác định giá thầu vẫn phải tuân theo những qui tắc nhất định.

Thứ hai, Tổng công ty xây dựng Hà Nội cần xây dựng các phương án bỏ giá thầu hợp lý, lựa chọn phương án xây dựng giá thông qua việc xác định mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và dự kiến mức giá bỏ thầu có thể trúng. Mức giá cao nhất Gmax được xác định trên cơ sở dự toán theo bản vẽ thiết kế thi công (thường khó chính xác, vì việc xây dựng dự toán phải tuân thủ các qui định về giá có sẵn mà chưa tính tới yếu tố biến động của thị trường). Mức giá thấp nhất Gmin là mức giá tối thiểu mà nhà thầu có thể bù đắp được các chi phí đó bỏ ra. Trong thực tế, có nhiều khi nhà thầu vẫn chấp nhận nhận công trình với giá Gmin để giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động. Giá trúng thầu dự án là mức giá hợp lý nằm giữa Gmax và Gmin. Theo lý thuyết, giá trúng thầu không thể cao hơn mức giá trần và thấp hơn mức giá sàn. Do vậy, nhà thầu phải lựa chọn mức giá bỏ thầu hợp lý nhằm đảm bảo vừa trúng thầu vừa có lợi nhuận.

Thứ ba, giá bỏ thầu do nhà thầu đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm thực hiện dự án, tình trạng khấu hao máy móc, công nghệ thi công và các mục tiêu của nhà thầu đặt ra khi thực hiện dự án. Do đó, mức giá bỏ thầu mà Tổng công ty xây dựng Hà Nội đưa ra phải đảm bảo đạt được lợi nhuận ở mức trung bình thậm chí cao hơn và phải tạo được công ăn việc làm cho người lao động, gây dựng uy tín cho Hancorp.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI – CTCP (HANCORP) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w