Nêu suy nghĩ, đánh giá của em về cảnh gói bánh chưng ngày Tết

Một phần của tài liệu Bộ đoạn văn bài văn ngữ văn 6 sách kết nối tri thức (Trang 45 - 47)

+ Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành một việc làm không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt vào những ngày Tết.

+ Hiện nay, còn đâu đó rất nhiều gia đình Việt vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống này, đó thật sự là điều đáng hoan nghênh và đáng mừng.

BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT

Nước ta là nước có nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có thể kể đến các phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt. Một truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam ta vào những ngày trước Tết Nguyên Đán là gói bánh chưng để nấu và cúng ông bà, tổ tiên. Phong tục này vẫn diễn ra đều đặn mỗi năm ở những làng quê. Thế nhưng với em, vào ngày Tết, em đã không còn được thấy cảnh người ta gói bánh chưng ở khu phố của mình nữa. Tuy vậy, em vẫn nhớ như in khung cảnh mà cả gia đình em quây quần bên nhau và làm bánh chưng từ mấy năm trước.

Công việc gói bánh chưng không phải là công việc dễ làm. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực và cả kỹ năng, vì thế cần phải có nhiều người làm, đặc biệt là người có kinh nghiệm gói bánh. Cũng chắnh vì thế mà dịp nấu bánh chưng vô tình lại trở thành dịp mà mọi người trong nhà tụ họp, quây quần bên nhau để làm bánh. Ông bà ngoại em thường là người khởi xướng cho công việc này, cứ tầm 25 Tết thì ông bà lại bắt đầu kêu gọi bố mẹ và cô chú trong nhà họp lại một ngày để cùng làm bánh chưng và mang lên bàn thờ cúng biếu tổ tiên. Việc cúng biếu vào dịp Tết của người Việt Nam ta là một phong tục có từ lâu đời, trong đó món ăn mang lên cúng thì thường là bánh chưng hoặc bánh tét. Bắt đầu vào ngày 27 âm lịch, mọi người trong nhà cùng nhau xúng xắnh mang nguyên vật liệu tới, người thì mua lá dong, người mua gạo nếp, người thì mua thịt, đậu xanh để chuẩn bị gói bánh. Lâu rồi em mới được chứng khung cảnh thật háo hức, nhộn nhịp như vậy, em cảm giác như những ngày này mới thật sự là ngày Tết. Với em Tết không chỉ đơn thuần là đi thăm

xuân, chúc Tết mà còn là những ngày hối hả chạy vạy đi mua sắm và cùng nhau sum họp gói bánh chưng.

Sau một khoảng thời gian háo hức mong chờ thì công cuộc làm bánh của đại gia đình nhà em cũng bắt đầu. Đầu tiên chắnh là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh. Phần gạo nếp là phần cần phải sơ chế trước tiên và mẹ em đảm nhiệm phần này. Gạo nếp được mẹ vo thật sạch rồi để ngâm 2 tiếng cho nở ra. Sau đó thì mẹ qua phụ dì em chuẩn bị phần nhân bánh. Phần nhân bánh nhà em làm sẽ gồm 2 nguyên liệu chắnh đó là đậu xanh và thịt lợn. Đậu xanh thì cũng rửa kỹ và ngâm bằng nước cho mềm, phần thịt lợn được cắt lát mỏng, tẩm ướp gia vị cho vừa ăn. Những đứa cháu như chúng em thì cùng phụ ông bà lau khô những tàu lá dong được rửa trước đó để gói bánh. Em được bà chỉ cho cách lau lá thật sạch đó là lau theo đường nét của lá, sau đó lại quệt thẳng một đường vuông góc là xong. Bố em cùng các chú thì lo chuẩn bị việc đốn củi, chuẩn bị nồi nấu sẵn sàng. Khi nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, mọi người bắt tay vào việc gói bánh, ông bà cùng cô chú, những người có kinh nghiệm gói bánh sẽ đảm đương công việc này. Em thấy ông lấy một cái khuôn hình vuông ra, lấy những tàu lá dong xếp vuông góc với với nhau, 2 lá có mặt phải úp xuống và 2 lá có mặt phải ngửa lên, sau đó đặt khuôn vào giữa miếng lá, để khuôn sao cho phần mặt phẳng có lỗ tròn được đưa lên phắa trên. Tiếp theo, ông lấy một chén nếp nhỏ đổ vào trong khuôn, tiếp là cho vào giữa một vá đậu xanh, một vài lát thịt vào chắnh giữa rồi tiếp tục cho nếp vào lấp đầy và phủ kắn mặt gỗ. Sau khi phần nếp được ép chặt tạo thành khối hình vuông đều nhau, ông gấp tàu lá dong bên trên vào và cột dây lại, thế là đã ra ngay được một chiếc bánh chưng hình vuông vô cùng xinh xắn. Mọi người cùng theo ông gói từng chiếc bánh, tay ai cũng đều thoăn thoắt, chẳng mấy chốc mà đã gói được vài chục cái. Khi những người bên trong gói bánh sắp xong thì những người bên ngoài vườn cũng đã đốn củi và nhóm lửa xong. Bố em lấy ra một cái nồi thật lớn, nồi này là nồi chuyên dụng để nấu bánh chưng, bánh tét vào ngày Tết. Bố lấy những chiếc lá dong còn thừa xếp vào dưới đáy nồi, bố nói làm thế để nấu bánh ngon hơn, bánh sẽ không bị cháy khi đun lửa quá lâu. Những cái bánh chưng sau khi gói xong có một màu xanh mướt được xếp vô cùng gọn gàng, chúng được đặt vào nồi theo chiều thẳng đứng, xếp san sát nhau. Sau đó đổ nước vào nồi sao cho ngập hơn mặt bánh một chút rồi mang nồi lên lửa mà đun thôi. Trong các công đoạn thì em thấy ông đoạn nấu bánh là vất vả nhất, thường phải canh liên tục xem nồi bánh có khô nước không để chêm thêm vào, canh lửa có đủ tốt không. Nấu bánh chưng cho đến khi chắn mềm bên trong thì phải mất hơn một ngày, vì thế nó thường kéo dài qua đêm. Bố em là người phụ trách chắnh trong việc nấu bánh, thế nên em đã xung phong cùng bố thức trắng cả đêm để canh nồi bánh. Cứ cách một hai tiếng, bố lại lấy thêm nước chêm vào nồi, điều chỉnh ngọn lửa sao cho vừa phải để bánh chắn đều. Em nhìn xung quanh, xa xa thấy nhiều nhà cũng đang quây quần bên bếp lửa và nồi bánh chưng, cảm giác thật bồi hồi và ấm áp làm sao.

Công việc nấu bánh chưng ngày Tết đã để lại cho em nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Em đã trải qua nhiều cảm xúc hớn hở, vui mừng khi chứng kiến cảnh gói bánh chưng ngày Tết, từ công đoạn chuẩn bị đến công đoạn nấu bánh. Đó là khoảng thời gian em thấy vui vẻ nhất,

bởi vì em nhận thấy đôi khi vào ngày Tết, không khắ trong nhà cũng không nhộn nhịp như lúc đấy. Cảnh mọi người cùng sum vầy bên nhau, cùng làm việc và tạo ra những chiếc bánh chưng thơm ngon, cảm giác thật sự hạnh phúc. Không những vậy, em còn cảm thấy vui hơn khi tự mình chứng kiến và trải nghiệm một chút về cách làm bánh. Nhìn mọi người gói bánh, em nhận ra công việc này không khó, chỉ cần khéo léo, tỉ mỉ một chút thì sẽ gói được bánh đẹp. Qua đây, em cảm nhận được truyền thống văn hoá đặc sắc của Việt Nam qua cảnh gói bánh chưng.

Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành một việc làm không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt vào những ngày Tết. Nó dường như đã trở thành một phong tục tập quán đặc sắc trong đời sống của người Việt Nam. Hiện nay, mặc dù hoạt động này đã bị phai dần đi ở một số nơi, nhưng còn đâu đó rất nhiều gia đình Việt vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống này, đó thật sự là điều đáng hoan nghênh và đáng mừng. Hy vọng rằng, truyền thống nấu bánh chưng ngày Tết sẽ mãi được giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ mai sau.

ĐỀ 28: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt: Trận đấu bóng đá

DÀN Ý CHI TIẾTI. MỞ BÀI I. MỞ BÀI

Một phần của tài liệu Bộ đoạn văn bài văn ngữ văn 6 sách kết nối tri thức (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w