về cội nguồn của mình.
+ Phải luôn đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng.
BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT
Từ thời xa xưa đến bây giờ, ông bà ta luôn truyền tai nhau về câu chuyện người Việt Nam đều mang chung một dòng máu, đều là những con rồng cháu tiên. Tôi vẫn nhớ như in truyền thuyết ỘCon rồng cháu tiênỢ mà từ nhỏ tôi hay được bà kể lại. Đó là truyền thuyết kể về nguồn gốc ra đời của đất nước và con người Đại Việt. Câu chuyện trong truyền thuyết đã khiến tôi cũng như mọi người dân Việt Nam luôn tự hào và luôn nhớ về cội nguồn của mình.
Câu chuyện xoay quanh về hai vị thần tiên là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ, sinh sống ở thuỷ cung, thuộc vùng đất Lạc Việt thuở xưa. Lạc Long Quân là vị thần tài năng, có nhiều phép lạ, sức khỏe phi thường. Vị thần này là người có tấm lòng nghĩa hiệp, thường hay lên cạn giúp dân lành trồng trọt chăn nuôi, đặc biệt là diệt trừ bọn yêu quái như Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân. Trong khi đó, Âu Cơ là nàng tiên xinh đẹp, thuộc dòng dõi Thần Nông, trú ngụ ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thắch ngao du đây đó, tìm kiếm những thứ mới lạ, những nơi phong cảnh đẹp.
Âu Cơ nghe được vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền xuống đấy dạo chơi. Tại đây, nàng và Lạc long Quân tình cờ gặp nhau, giữa hai vị thần trai tài gái sắc như vậy thì tình yêu nhanh chóng bén nở. Không lâu sau đó, hai vị kết duyên thành vợ chồng. Chuyện đáng nói là sự kỳ lạ trong việc sinh nở của Âu Cơ. Sau khi mang thai đủ 9 tháng 10 ngày, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng ấy tiếp tục nở ra 100 người con. Những đứa con mới sinh ra đã hồng hào, lớn nhanh như thổi mặc dù chẳng cần bú mớm. Đàn con nhanh chóng lớn lên và khỏe mạnh như thần. Thế là cả gia đình thần tiên lại sống chung với nhau trên vùng núi phương Bắc ấy.
Tưởng chừng như sẽ sống cùng nhau cả đời thì không lâu sau đó, Âu Cơ lại phải chứng kiến cảnh chia ly đầy đau buồn. Là đứa con của thần nước, vì thế mà Lạc Long Quân luôn nhớ về biển cả. Nhận thấy không thể sống lâu trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ và các con để trở về chốn thuỷ cung. Âu Cơ một mình nuôi các con, chờ đợi ngày chồng trở về. Ngày qua ngày, nàng vẫn không thấy Lạc Long Quân đâu, nàng bèn gọi chồng lên oán trách và than thở: ỘSao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, sao không cùng thiếp nuôi dạy các con?Ợ. Lúc này, Lạc Long Quân đã ân cần giãi bày: ỘTa vốn nòi Rồng, nàng lại là giống Tiên, Kẻ trên cạn người dưới nước, chúng ta khác nhau về điều kiện sống, về tập quán, vì thế vợ chồng không thể sống cùng nhau mãi đượcỢ. Sau đó, Lạc Long Quân đề nghị chia 50 người con xuống biển, 50 người con ở lại trên núi, mỗi người nuôi dạy các con và cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ bờ cõi.
Mặc dù đau buồn nhưng Âu Cơ cũng đành phải chấp nhận sự thật ấy. Sau khi chia tay Lạc Long Quân, Âu Cơ đã đưa 50 người con trở về vùng núi cao phương Bắc. Người con cả của Âu Cơ theo mẹ lên núi và được tôn làm vua, xây dựng nên nhà nước Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương. Nhà nước Văn Lang chắnh là nhà nước đầu tiên của Việt Nam ta, tồn tại qua 18 đời vua Hùng. Mỗi năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, nước ta sẽ có ngày lễ giỗ tổ Hùng
Vương. Vào ngày này, người dân trên toàn lãnh thổ sẽ hội tụ về đền Hùng - Phú Thọ để dâng hương và nhớ ơn công lao dựng nước của các vua Hùng.
Truyền thuyết ỘCon rồng cháu tiênỢ đã giúp em hiểu rõ được giống nòi của mình, hơn hết là hiểu thêm về lịch sử dựng nước đầy hào hùng của dân tộc ta. Qua truyền thuyết này, mong mọi người hãy luôn nhớ chúng ta là người con của quê hương Việt Nam, vì thế phải luôn tự hào và nhớ về cội nguồn của mình. Ngoài ra, chúng ta phải luôn đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng.
ĐỀ 37: Kể lại một truyền thuyết : Cây khế
XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI