Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Luận văn-Hải 1 (Trang 52 - 55)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế dăt muc tiêu xây dựng hệ thống sản phẩm du lich có chất lượng, da dạng, độc đáo và khác biệt, có thương hiệu và sức cạnh tranh bền vững, mang đậm bản sắc vùng văn hóa Huế, thân thiện với môi trường, đồng bộ với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vu và số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn du lịch. Từ đó tạo nền tảng để Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp của Việt Nam, là thương hiệu điểm đến du lịch quốc gia.

Bên canh đó, Thừa Thiên Huế cùng chú trọng nhóm các sản phẩm, dịch vu du lịch đặc thù, chuyên sâu cùa tỉnh nhằm tąo ra sự khác biệt, tạo thương hiệu riêng, bao gồm: Nhóm sản phẩm thông qua các hoąt động trả nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu của du khách. Tài nguyên chính là những giá trị độc đáo của di sản, văn hóa triều Nguyễn; di sản và văn hóa làng cổ Phước Tích, kiến trúc đặc sắc của chùa cô, làng cô; di sản và văn hóa Chăm ở Huế.

Phân tích viêc phát triên sản phẩm du lịch đặc thù tại Thừa Thiên Huế cho thấy:

- Tài nguyên du lịch:

+ Là Cố đô xưa, có bề dày lich sử văn hoá lâu đời.

+ Có hai di sãn văn hoá thế giới là: quần thể các di tích văn hóa cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể cúa nhân

loại.

+ Là Trung tâm phật giáo cúa cả nước với nhiều chàa chiền đã trở thành điểm đến tiêu biểu.

+ Có ẩm thực đa dang phong phú.

+ Là quê hương cúa nghề trầm khắc mộc nổi tiếng.

- Thực te phát triển: Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL, lượng khách du lịch đến Huế năm 2018 đạ 3.800.012 lượt, tăng 16.63% so vói cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.501.226 lượt, tăng 42.57% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đón 1.847.880 lượt, tăng 5,97% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch thực hiện năm 2018 đạt 3.520 tỷ đồng, tăng 9.87% so vói năm 2017.

- Chính sách, định hướng:

+ Thừa Thiên Huế xác định rõ việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm xấy dựng hệ thống sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc miền đất cố đô xưa, đa dang và chuyên sâu, tao nên sự độc đáo và khác biệt, có chất lượng, tăng sức cạnh tranh một cách bền vững.

+ Về định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 2021- 2025, Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng tối ưu hóa các giá trị, đa dang, khác biệt hóa, phù hợp với xu hướng, chuyển tự du lịch thụ hưởng sang du lich chủ động và đáp úng nhu cầu khám phá, trải nghiệm, tận hưởng của khách du lịch, phù hợp với từng thị trường, trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng: Di sản văn hóa và lễ hội; tôn giáo và tâm linh; biển và đầm; ẩm thực; thiên nhiên, kiến trúc nhà rường Huế, các khu bão tồn... Quá tình phát triển sản phẩm phải gắn với quá trinh nâng cấp, bảo tồn cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ, coi trọng liên kết vùng, lãnh thổ, điểm đến trong tổ chức thị trường và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và hướng dẫn đối với

các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thông qua việc đẩy mạnh công tác quy hoạch và thẩm định các dự án của các cơ quan quản lý. Tổ chức phát triển sản phẩm phải gắn liền với hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, và thương hiệu điểm đến.

- Các sản phẩm du lịch đặc thù chính:

+ Tham quan các di tích đền, cung điện, lăng tẩm của cố đô Huế. + Nhã nhạc cung đình, ca Huế trên sông Hương.

+ Loai hình du lich Homestay gắn với làng cổ Phước tích. + Festival trở thành thương hiệu riêng của Huế.

+ Du lich sinh thái khám phá đầm Tam Giang, du thuyền trên sông Hương...

- Hiệu quả:

+ Sản phẩm du lịch được định hình và đầu tư đúng mức. + Công tác quảng bá, xúc tiến được đẩy mạnh và đồng bộ.

+ Góp phần quan trọng trong việc đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn cúa miền Trung và của cả nước, tương xứng với tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao năng luc cạnh tranh trong quá trinh hội nhập và phát triển.

- Kinh nghiệm chính:

+ Đã tìm ra nét đặc trưng riêng trong viêc xây dựng sản phẩm du lịch và thực tế đã chứng minh qua lượng khách du lịch đến hàng năm.

+ Xác định hướng đi cho từng giai đoạn, từng loại hình sản phẩm và từng loại thị trường cụ thể.

+ Các sản phẩm đưa ra thị trường đều được du khách đón nhân tích cực.

+ Chính sách, kế hoạch xúc tiến quảng bá rõ ràng, cụ thể, có mục tiêu và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn-Hải 1 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w