6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2.2. Hoàn thiện công tác thiết lập mục tiêu và chính sách phát triển
3.2.2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch nội địa thích ứng với quá trình đa dạng hóa thị trường.
Chú trọng khai thác thị trường du lịch trong nước, trong đó ưu tiên thu hút số người có thu nhập khá và có nhu cầu du lịch ngày càng tăng nhanh, mang đến nguồn thu ổn định, bền vững là hướng tập trung hiện nay của ngành du lịch. Trước mắt lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn và lâu dài vẫn xem du lịch nội địa là thị trường có vai trò quan trọng.
Các chương trình kích cầu nội địa không chỉ nhắm tới đối tượng là người Việt Nam mà cả những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Đa dạng hóa các thị trường khách du lich nội địa như khách du lịch theo đoàn, khách du lịch tự đi, khách nghỉ dưỡng theo gia đình, khách du lịch theo mùa, khách du lịch MICE, du lịch kết hợp tổ chức đám cưới, lễ kỷ niệm và tuần trăng mật, khách ưa thích nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn biển, vui chơi giải trí, khách từ các tỉnh, thành phố lân cận đi nghỉ cuối tuần…. Mặt khác, chú trọng xu hướng du lịch tại chỗ (staycation) đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa gồm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”; chương trình liên kết kích cầu du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
3.2.2.2 Đón đầu thị trường khách du lịch quốc tế có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên.
Phục hồi thị trường khách truyền thống châu Âu, Bắc Mỹ, Úc trên cơ sở xây dựng những sản phẩm có hàm lượng văn hóa bản địa cao, sự trong lành của môi trường thiên nhiên và phục vụ xu hướng sống xanh, sống chậm, bền vững. Tập trung các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Củng cố theo hướng nâng cao hiệu quả và giá trị các thị trường khách du lịch quốc tế Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan). Thu hút phân khúc khách cao cấp đến từ Trung Quốc; tăng số lượng khách du lịch Hàn Quốc quay lại thông qua những giá trị về ẩm thực, du lịch nghỉ dưỡng biển, chăm sóc sắc đẹp bằng thảo mộc, rong biển và mua sắm hàng lưu niệm đặc trưng địa phương. Tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản thông qua những giá trị văn hóa truyền thống của Hội An, tình hữu nghị Hội An – Nhật Bản. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường khách du lịch quốc tế, hướng tới thị trường các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia... theo các loại hình du lịch đô thị, du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch văn hóa. Tiếp cận và mở rộng thị trường Ấn Độ gắn với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, sản phẩm du lịch bổ trợ như vui chơi giải trí, mua sắm và tham quan trải nghiệm thông qua đẩy mạnh phát triển cơ sở lưu trú, nhà hàng, món ăn phục vụ nhóm khách theo đạo Hindu.
3.2.2.3. Kết nối thị trường với sản phẩm thông qua định vị điểm đến
Thành phố Hội An cần thực hiện kết nối thị trường với sản phẩm thông qua định vị điểm đến, đặc biệt là các sản phẩm mang tính chất truyền thống, địa phương, vùng miền và dựa vào điều kiện tự nhiên, địa lý để đưa ra từng loại sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách trong và ngoài nước. Cụ thể là:
- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ tham quan, giải trí. Dịch vụ tham
quan, giải trí của thành phố Hội An chủ yếu tập trung vào khu vực phố cổ và các vùng lân cận như Làng gốm Thành Hà, Làng mộc Kim Bồng, Bãi biển An
Bàng, Khu chợ Đêm, Ký ức Hội An, Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, đi thuyền trên sông Hoài…; Mở rộng không gian phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ tại tuyến đường Phan Châu Trinh.
- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ lưu trú, ăn uống. Thành phố có
thể cân nhắc để phát triển một số loại hình du lịch mới sau đây: (1) Loại hình lưu trú giá rẻ dạng nhà trọ (hostel); (2) Khu du lịch trải nghiệm nông thôn (farmstay); (3) Mô hình glaming. Glamping là từ ghép lại từ ‘glamorous’ (sang trọng) và ‘camping’ (cắm trại) và được dùng để chỉ một loại hình du lịch trải nghiệm sang trọng.
- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ mua sắm. Tại các quốc gia phát
triển, du lịch và mua sắm là mối quan hệ hai chiều. Mua sắm kích cầu du lịch và du lịch tao điều kiện cho mua sắm tăng trưởng. Do đó, thành phố Hội An cần đầu tư xây dựng nhiều khu mua sắm lớn, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cụ thể như hình thành các khu mua sắm “hàng hiệu”; Tổ chức các khu chợ đêm chuyên doanh,…
- Kết nối thông qua phát triển loại hình du lịch sinh thái. Như đa dạng
hóa mô hình du lịch nông nghiệp; Đa dạng sản phẩm du lịch tại Cù Lao Chàm; Đánh thức Rừng dừa 7 mẫu,…
3.2.3. Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
3.2.3.1. Hoàn thiện việc đánh giá sản phẩm để phát triển
Thực tế chất lượng sản phẩm du lịch của Hội An trong thời gian qua từng bước được nâng lên đáng kể, có nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành. Tuy nhiên, trình độ nhân viên tại các khu, điểm du lịch chưa đồng đều khiến chất lượng phục vụ khách không đảm bảo tiêu chuẩn. Sự phát triển lộn xộn, thiếu giám sát của một số vùng đã dẫn đến có những công trình không phù hợp về kiến trúc, phá vỡ cảnh quan môi trường gây tác hại lâu dài rất khó khắc phục. Công tác bảo vệ môi trường vẫn là điểm yếu. Để đưa du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Hội An cần phát triển theo chiều sâu, hướng nâng cao chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp và coi du lịch là chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố. Theo đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong thời gian tới Hội An cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giảm thiểu tính mùa vụ. Đẩy mạnh các dịch vụ chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu du lịch MICE, trong đó có vai trò quan trọng của các khách sạn, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm, điểm tham quan.
Hai là, có kế hoạch ứng phó hợp lý với những vấn đề bất khả kháng về môi trường. Mỗi cơ sở dịch vụ du lịch, mỗi cơ quan và chính quyền địa
phương cần nghiên cứu đầy đủ, thực hiện nguyên tắc Quản lý thích ứng, có phương án ứng phó khả thi với hậu quả của sự biến đổi khí hậu, như sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, lở đất, xâm thực... Thay đổi sản phẩm và hình thức du lịch cho phù hợp với những biến đổi đó.
Ba là, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, chú trọng khu vực biển đảo. Tăng cường tập huấn cho người dân tại chỗ, tạo cơ chế thu hút lao động
có chuyên môn nghiệp vụ từ vùng khác. Đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tiếng Anh cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.
Bốn là, khắc phục điểm yếu về hệ thống thông tin du lịch, chỉ dẫn du lịch. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện của khu, điểm du lịch cần được triển khai và thường xuyên cập nhật. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn cần được đầu tư bằng ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm để khách tiện tra cứu, dễ dàng tt́m đường, tự đi tham quan. Các cơ sở dịch vụ phải đầu tư hệ thống công nghệ tốt, mạng wifi, internet không dây nên được cung cấp miễn phí.
Năm là, chú trọng công tác truyền thông. Thành phố cần Truyền thông
và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn ngành, quy định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và đăng ký áp dụng, công nhận chất lượng trong kinh doanh du lịch.
3.2.3.2. Hoàn thiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch
- Hoàn thiện công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch. Quảng
bá truyên truyền là mảng hoạt động rất quan trọng và cần phải được đầu tư mạnh, thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức; lựa chọn các kênh quảng bá quan trọng nhất, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Đẩy mạnh quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, tập trung các thị trọng điểm, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu làm trọng tâm. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa
Tập trung phát triển thương hiệu du lịch Hội An trên cơ sở phát triển thương hiệu các điểm đến và không gian du lịch chuyên đề, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.
- Tổ chức cho các hãng lữ hành và đơn vị truyền thông, báo chí trong nước, nước ngoài vào Hội An khảo sát điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch mới. Tổ chức những ngày văn hóa Hội An tại các thành phố lớn là thị trường du lịch nội địa mục tiêu của Hội An như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Cần Thơ, Ninh Bình...
điểm đến Hội An, tham gia thường xuyên các hội chợ du lịch quốc tế ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng: ở hai đầu đất nước, ở các nước có thành phố kết nghĩa, hợp tác với Hội An như thành phố Nagasaki, Naha...của Nhật bản, Wernigerode của Đức, khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Tây Âu và Đông Âu với quy mô mở rộng, hình thức và nội dung đa dạng hóa, phong phú như: Hội chợ du lịch ITE- thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch quốc tế (VITM) Hà Nội, Hội chợ du lịch JATA Nhật Bản...
- Hỗ trợ việc xúc tiến thành lập Quỹ phát triển du lịch theo quy định của Luật du lịch 2017. Xây dựng và quảng bá bộ nhận diện thương hiệu du lịch Hội An đối với thị trường khách du lịch nội địa và định hướng du lịch Xanh.
- Thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù và tạo dựng thương hiệu du lịch Hội An.
Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Con số 4 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan thành phố năm 2019 là minh chứng cho sức hấp dẫn của thương hiệu du lịch này. Không gian du lịch Hội An không chỉ là Phố Cổ mà còn được mở rộng đến các làng quê, làng nghề, biển đảo…Điều này đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám phá đến trải nghiệm, vui chơi…Để có hướng đi đúng và bền vững trong thời gian đến Hội An cần đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác hợp lý các điều kiện hiện có để tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm chất riêng Hội An.
+ Phát triển chợ phiên làng chài Tân Thành.
Chợ phiên làng chài Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An do Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức. Phiên chợ đầu tiên ra mắt vào ngày 26/9/2020, thành viên chính là những hộ kinh doach dịch vụ lưu trú,
nhà hàng và người dân bản địa trên tuyến đường Nguyễn Phan Vinh, khối Tân Thành, phường Cẩm An. Đây hoạt động phục hồi du lịch sau dịch Covid-19 nhằm thu hút khách trở lại Hội An.
Chợ phiên làng chài Tân Thành diễn ra vào ngày thứ 7 hằng tuần vào lúc 8 giờ đến 21 giờ cùng ngày, Trong thời gian diễn ra cho phiên tất cả các loại phương tiện xe máy không được lưu thông, chỉ có người đi bộ, là nơi để người dân và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trao đổi, mua bán, thanh lý sản phẩm đồ cũ, đồ tái chế, sản phẩm địa phương vùng biển, đồ handmade do chính người dân bản địa làm ra, hàng hóa đảm bảo theo tiêu chí sạch. Đặc biệt, ở đây người mua, kẻ bán đều sử dụng lá chuối và túi giấy để gói sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường.
Phiên chợ có quy mô gần 100 gian hàng, là điểm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, mua bán, thanh lý đồ dùng cũ hoặc mới, có thể chưa sử dụng và ẩm thực địa phương….Ngoài ra tại phiên chợ còn có giao lưu văn nghệ, nhảy rumba, giữa chủ cơ sở kinh doanh, người dân và du khách đến tham quan chợ.
Sự kiện được tổ chức nhằm khơi dậy giá trị sinh hoạt mang tính văn hóa của cộng đồng, vừa góp phần tạo thu nhập trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được khôi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, đây là hoạt động nên được tổ chức thường xuyên, vào ngày thứ 7 hằng tuần.
+ Đa dạng hóa các hoạt động vui chơi giải trí.
Hoạt động vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm là nhu cầu chính đáng và rất lớn của khách du lịch, đặc biệt là khách đến từ các quốc gia lệch múi giờ và khách đến từ các thành phố lớn của Việt Nam. Thành phố cần phát triển và đầu tư mạng lưới khu vui chơi giải trí sẽ góp phần gia tăng sức hấp dẫn của thành phố.
* Tổ chức biểu diễn thời trang. Chương trình biểu diễn thời trang nên được tổ chức vào tối chủ nhật hàng tuần theo từng chủ đề khác nhau tại các tuyến đường trong khu phố cổ hoặc các tụ điểm du lịch ở chợ phiên Tân Thành, Cù Lao Chàm… như: Trang phục truyền thống, trang phục cưới, đầm dạ hội …do các cửa hàng thời trang buôn bán tại Hội An thiết kế và biểu diễn. * Tổ chức các hoạt động du thuyền ẩm thực. Hoạt động du thuyền ẩm thực đã có tại Hội An nhưng do số lượng hoạt động ít nên cũng chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác quảng bá, giới thiệu để tạo nên một sản phẩm du lịch phục vụ khách.
* Tổ chức các khu kinh doanh bar. Để phục vụ nhu cầu giải trí của du khách cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội, không ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong khu vực, cần phải hình thành khu kinh doanh nhà hàng – bar, bar chuyên doanh và vũ trường tập trung. Vị trí tổ chức có thể ở phường Cẩm Nam hoặc dọc theo chiều dài bãi biển đoạn bãi tắm An Bàng, Cửa Đại.
* Tổ chức khu trò chơi dành cho thanh thiếu niên và trẻ em. Hiện nay, xu hướng đi du lịch gia đình vào các dịp nghỉ lễ, tết đang có xu hướng gia tăng. Do đó, việc lựa chọn điểm đến có các dịch vụ phục vụ thanh thiếu niên, trẻ con sẽ được ưu tiên lựa chọn trong chuyến hành trình của nhóm du khách này. Khu trò chơi có thể da dạng, gồm: Trò chơi dân gian, trò chơi điện tử hiện đại, sân trượt patin, khu chiếu phim 4D …
* Tổ chức hoạt động cà phê – giao lưu ca nhạc và phòng trà ca nhạc. Các hoạt động này nên được tổ chức xem lẫn trong các khu dân cư có nhiều