Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn-Hải 1 (Trang 62)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội

2.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế

Năm 2020, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển đều trên các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 11.887,3 tỷ đồng, tăng 13,22% so với năm 2019, vượt 5,06% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52,7 triệu đồng, tăng 2,94 triệu đồng so với KH đề ra.

- Nhóm ngành DL-DV-TM:

Ngành du lịch tăng trưởng khá và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 8.563,6 tỷ đồng, tăng 15,56% so với cùng kỳ, vượt 6,71% so với KH.

Thành phố đã xây dựng và phê duyệt phương án phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà và làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim; mở rộng tuyến tham quan nội vùng xã Cẩm Kim; chương trình liên kết vùng giữa Hội An - Điện Bàn - Duy Xuyên; phê duyệt đề án cải tiến phương thức bán vé tham quan khu phố cổ Hội An bằng hình thức vé tham quan số hóa; thông qua phương án mở rộng phố đi bộ ra tuyến đường Phan Châu Trinh, phường Minh An.

Năm qua, thành phố đón được 5.350.000 lượt khách, tăng 5,24% so với CK, đạt 94,22% KH; trong đó, khách Quốc tế là 4 triệu lượt, tăng 5,16% so với CK, đạt 94,25% KH. Tổng lượt khách mua vé tham quan khu phố cổ đạt 2.498.230 lượt, tăng 4,09%. Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 1.971.800 lượt, tăng 13,56% so với CK và đạt 97,61% KH. Bình quân ngày khách lưu trú ước đạt 2,07 ngày. Doanh thu ngành du lịch ước đạt 5.300.000 triệu đồng, tăng 7,91% so với CK và tăng 8,16% so với KH. Nhìn chung, các chỉ

tiêu chủ yếu của ngành đều tăng và vượt cao so với kế hoạch.

Du lịch Hội An tiếp tục được bình chọn và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Trong đó, đáng kể nhất là Tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn Hội An đứng đầu trong 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới, lần đầu tiên hình ảnh Chùa Cầu được Google vinh danh trên trang chủ (ngày 16/7/2019). Sự kiện đặc biệt quan trọng là ngày 12/10/2019 thành phố Hội An được trao giải thưởng “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á 2019” của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards (WTA).

- Nhóm ngành Công nghiệp – TTCN và Xây dựng:

Nhóm ngành này tiếp tục tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất (GO) ước đạt 2.603,9 tỷ đồng, tăng 14,18% so với CK, vượt 2,02% so với KH.

- Nhóm Nông - Ngư - Lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất (GO) toàn ngành ước đạt 613,320 tỷ đồng, bằng 99,2% so với KH.

2.1.3.2. Văn hóa - xã hội

- Văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi từ thành phố đến cơ sở với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Các hoạt động lễ hội, sự kiện như: Liên hoan ẩm thực quốc tế, Hội thi hợp xướng quốc tế, Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản và Festival Văn hóa Tơ lụa – Thổ cẩm Việt Nam và thế giới, lễ hội đèn lồng Hội An tại thành phố Wernigerode (CHLB Đức)… được tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp, đã huy động được các nguồn lực xã hội cùng tham gia. Đặc biệt, thành phố đã chủ động và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa nhân kỷ niệm 10 năm Cù Lao Chàm được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, 20 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế

giới.

Phong trào thể dục - thể thao tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Thành phố tiếp tục đầu tư mở rộng các khu vui chơi công cộng cho trẻ em và lắp đặt thiết bị tập luyện thể dục thể thao ngoài trời phục vụ nhu cầu luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe của nhân dân; phê duyệt phương án thí điểm cải thiện an toàn giao thông cho xe đạp trên tuyến đường Hai Bà Trưng, Kế hoạch phát triển giao thông xe đạp giai đoạn 2020 – 2025.

- Hoạt động đối ngoại.

Hoạt động đối ngoại, quan hệ giao lưu hợp tác, kết nghĩa tiếp tục đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả thiết thực trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, môi trường…Từ đầu năm đến nay, UBND thành phố và các ngành đã tiếp, đón trên 70 đoàn khách quốc tế đến liên hệ công tác và tham quan, học tập kinh nghiệm. Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng trong công tác quảng bá, giới thiệu Hội An ra thế giới, huy động các nguồn lực quốc tế cùng tham gia phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hội An

2.2.1. Phân tích cạnh tranh

2.2.1.1. Phân tích thị trường

Thành phố Hội An đã xây được một số các chương trình du lịch đưa vào khai thác như:

Sự kết nối khu di sản văn hóa thế giới với khu dự trữ sinh quyển thế giới trong một chỉnh thể đa dạng và nổi trội về các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa - nhân văn, hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”...Các điểm chủ yếu tham quan di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống, sông nước vùng quê...

Liên kết các tour du lịch với các địa phương nhằm khai thác nhiều loại hình du lịch, đa dạng sản phẩm phục vụ du lịch. Từ đó các doanh nghiệp khai

thác được thế mạnh đặc thù, địa danh, các khu di tích văn hóa lịch sử đưa vào để khai thác nhiều tour hơn, tuyến du lịch được mới hơn. Tạo liên kết, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, các nhà vườn, các hộ gia đình để tạo sản phẩm mới phục vụ cho du khách .

Hiện nay, thành phố Hội An có hàng chục công ty kinh doanh ngành du lịch. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường vẫn chưa được các đơn vị này quan tâm thực hiện. Các sản phẩm đưa ra là dựa vào các nguồn tài nguyên và vật chất có sẵn và nguồn khách chủ yếu là do các công ty kinh doanh lữ hành đưa xuống. Vì vậy các tour đưa ra chỉ phục vụ tham quan trong ngắn hạn, không thu hút được khách lưu trú dài ngày vì vậy hiệu quả từ hoạt động du lịch rất thấp. Phòng Văn Hóa, Thể Thao và du lịch Hội An chưa có điều tra các du khách để phục vụ cho chiến lược quy hoạch tổng thể đến năm 2030, nghiên cứu du khách chủ yếu là dựa vào các báo cáo kinh doanh của các đơn vị kinh doanh lữ hành.

Việc phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Ngành du lịch thành phố Hội An chưa quan tâm đến phân khúc để lựa chọn thị trường mục tiêu, đa số du khách là do các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Tp.Đà Nẵng chuyển vào. Thị trường mà ngành du lịch Hội An đang phục vụ là:

Thị trường khách du lịch quốc tế

- Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao, tuy nhiên khách Nhật bản đến các khách sạn Hội An còn hạn chế, mục đích chính là tham quan du lịch, tiếp đến là thương mại. Khách Nhật Bản khó tính, thường đòi hỏi chất lượng du vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn từ 3-4 sao. Để phục vụ khách du lịch Nhật Bản, các khách sạn cần phải đầu tư về tiếng Nhật cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viên.

Hình 2.2. Thị phần du khách quốc tế tại Hội An năm 2020

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin Hội An)

- Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư có khả năng chi trả cao và sở thích giống như Nhật Bản. Đây là thị trường đang phát triển mạnh vì mới đây khách Hàn Quốc được miễn thị thực vào Việt Nam.

- Thị trường khách du lịch Đài Loan: khách du lịch Đài Loan đến nước ta chủ yếu là khách thương mại, hội nghị, hội thảo, tiềm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch. Khả năng của họ chi tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, thường sử dụng nhiều dịch vụ bổ sung.

- Thị trường khách du lịch Bắc Mỹ: Thị trường này có bước tăng trưởng nhảy vọt, mức thu nhập của người dân nước này tương đối, dễ hội nhập với phong cách sống ở Việt Nam. Do đó, có văn hóa và lịch sử tương đồng. Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi cao nhưng giá rẻ những dịch vụ chất lượng và đa dạng.

- Thị trường khách du lịch Tây Âu: Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan...có khả năng chi trả rất cao nhưng đòi hỏi phục vụ những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, có chất lượng cao và đắn đo trong chi tiêu, khách Tây Âu đến Hội An chủ yếu tham quan du lịch, thương mại...Đặc biệt, họ thích tìm hiểu về các

bản sắc văn hóa, các lễ hội, thích thưởng thức các món ăn Việt Nam.

- Thị trường khách du lịch Trung Quốc (kể cả Hồng Kông): có xu hướng tăng mạnh trong thời gian dài năm gần đây. Đối với thị trường này, họ sử dụng dịch vụ ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp...

Thị trường khách du lịch nội địa

- Khách du lịch thương mại, công vụ, thường là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác, hội nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch, khả năng chi tiêu cao, họ sử dụng các dịch vụ cao cấp.

- Khách dự lễ hội, tín ngưỡng thường là những người lớn tuổi, mua bán kinh doanh, thường họ đến vào những lễ hội lớn ở Hội An.

- Khách du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái miệt vườn, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

- Khách du lịch cuối tuần: đối tượng khách này thường đi vào những ngày nghỉ cuối tuần, thị trường chính là Tp.Đà Nẵng và các tỉnh lân cận, loại khách này có xu hướng phát triển nhanh.

2.2.1.2. Phân tích sản phẩm

Du lịch tự nhiên

Hội An có 7 km bờ biển. Các bãi tắm ở vùng này có dãi cát trắng, mịn, độ mặn cao, số ngày nắng ở khu vực nhiều là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, xét về các chỉ số phát triển và thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển thì khu vực này chiếm vị trí đầu tiên. Những tài nguyên này là những tiềm năng lớn là điều kiện thuận lợi để làm cơ sở xây dựng các khu nghỉ dưỡng, phát triển các loại hình du lịch nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển với nhiều loại hình thể thao biển khác nhau và cũng có khá nhiều các khu resort được xây dựng dọc bãi biển trong khu vực và thu hút được khá nhiều khách đến, thăm quan, nghỉ ngơi… Bờ biển có trên 300

loài san hô, có hải quỳ, hải sâm trên diện tích 311 ha thềm biển. Hơn 500 loại cá sinh sôi trên các rạn san hô, nhiều loài nhuyễn thể, cua đá với số lượng rất phong phú. Đặc biệt trong những hang vách đá có loài chim yến sinh sống, làm tổ. Tổ yến là một sản vật có giá trị dinh dưỡng cao và quý hiếm. Rừng trên đảo là rừng nguyên sinh, có độ che phủ trên 70% diện tích là rừng đặc dụng, với nhiều loại gỗ quý và nhiều loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm.

Cách đất liền 15 km và trung tâm Khu phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú.

Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủ yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ.

Ngoài ra, Hội An với hệ thống nhiều con sông uốn lượn trên những bãi bồi, cồn sông thật thanh bình, thơ mộng. Sông còn bao quanh những cánh đồng, làng quê sinh thái đầy thơ mộng.

Du lịch văn hóa

- Du lịch văn hóa vật thể

Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể tại Hội An có giá trị lớn, tiêu biểu là đô thị cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa Thế Giới gắn với 2 tiêu chí: Thứ 1: Hội An là biểu hiện vật thể của sự kết hợp các nền Văn Hóa qua các thời kì của thương cảng Quốc Tế “Văn Hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Đại Việt”. Thứ 2: Hội An là 1 điển hình tiêu biểu cho cảng thị Châu Á truyền thống thời Trung - Cận đại được bảo tồn khá hoàn hảo.

Ngoài không gian phố cổ, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa là thành tố chính trong tài nguyên nhân văn vật thể tại tại Hội An, là một phần cốt lõi của di sản. Nhìn chung dạng tài nguyên này khá đa dạng và mang giá trị lớn.

Một số di tích nổi bật như:

Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Hội quán Phúc Kiến, chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, chùa Ông, nhà cổ Phùng Hưng,…

Di tích lịch sử cấp địa Tỉnh: Cơ quan thị ủy Hội An (nay là thành ủy), nhà lao Thông Đăng, nhà Đức An, hiệu Sách Vạn Sanh, di tích lịch sử cách mạng cây Thông Một, nhà lao Hội An, di tích lịch sử cách mạng chiến thắng thôn Trà Quế,…

Di tích kiến trúc nghệ thuật: khu miếu Tổ nghề gốm Nam Diêu, đình Tiền hiền Kim Bồng, đình ấp Tu Lễ, đình Thanh Hà, văn Thánh Miếu.

Di tích khảo cổ: Trảng Sỏi, Hậu Xá , Xuân Lâm, Đồng Nà, Bãi Ông… Các di tích lịch sử đấu tranh yêu nước: Ngoài một số di tích đã liệt kê ở phần di tích lịch sử phía trên, một số di tích khác như: nhà Ông Gừng, di tích Cách Mạng Trường Viên Minh, nhà lao Thông Đăng, nhà lao Hội An, cơ quan thị ủy Hội An, rừng dừa Bảy Mẫu, di tích chiến thắng tại Thôn Trà Quế,…

- Du lịch văn hóa phi vật thể

Không chỉ đa dạng về tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, Hội An còn được biết đến là vùng đa sắc màu văn hóa gắn với tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể. Hệ thống các tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể có các dạng chính: lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, tài nguyên du lịch gắn với văn hóa các tộc người, các hoạt động mang tính sự kiện... Sự giao lưu các nền văn hóa là điểm nổi bậc của các dạng tài nguyên phi vật thể tại Hội An. Môt số tài nguyên đặc trưng như sau:

Lễ Hội: Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, lễ hội chùa Ông, lễ Vu Lan,

lễ tế cá Ông, giỗ tổ nghề Yến, lễ hội làng Gốm Thanh Hà, lễ rước Long Chu,

lễ hội Cầu Bông,...

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, Nghề làm lồng đèn, Làng rau Trà Quế…

Văn hóa nghệ thuật: Hát bài chòi, hát bả trạo, hát dân ca,… Trong đó bài chòi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 7 tháng 12 năm 2017.

Ẩm thực: Hội An được biết đến là xứ sở của đặc sản và mang phong vị đa văn hóa. Các món ăn đặc trưng như: cao lầu, bánh tráng đập, mì quảng, bánh vạc, hoành thánh, các món chè, hến sào…

Các hoạt động mang tính sự kiện: Hội An là trung tâm tổ chức những sự kiện văn hóa, xã hội của Quảng Nam. Một số sự kiện lớn như: giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản, giao lưu văn hóa Hội An – Hàn Quốc, tuần lễ Hội An – Thanh Hóa, hợp sướng Quốc Tế, liên hoan ẩm thực Quốc Tế Hội An,...

2.2.2. Thiết lập mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn-Hải 1 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w