6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của TP Hội An
- Từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm; Tiếp tục đầu tư những sản phẩm mới, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái, nhất là những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ (Cẩm Châu), làng biển An Bàng (Cẩm An)… Đặc biệt, sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho những sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi cũng như phát triển loại hình du lịch lưu trú trên thuyền. Ngoài ra, phát triển các điểm vui chơi giải trí, các khu giải trí đêm để tạo thêm điểm
vui chơi cho khách lưu trú; Tiếp tục nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, vì hiện tại thành phố rất thiếu các nhà hàng dành cho đối tượng khách cao cấp; Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm.
- Phấn đấu giữ vững thương hiệu địa chỉ du lịch hấp dẫn của Quảng Nam và cả nước. Trong đó nhóm ngành dịch vụ- du lịch- thương mại tăng binh quân 11%; Tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội. Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng sẽ quan tâm phát triển các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học - nghiên cứu… Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ..
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày…
3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Tp.Hội an, tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích cạnh tranh
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác phân tích thị trường
Công tác phân tích thị trường du lịch cần bám sát thực trạng hiện nay, cụ thể là:
- Thị trường khách đến đa dạng, do vậy cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách khác nhau; cần giải quyết hài hòa các mâu thuẫn, xung đột về nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn giữa các thị trường khách. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch Hội An cần tập trung chủ yếu vào phục vụ dòng khách đến từ châu Âu, châu Mỹ, Úc... có nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị văn hóa. Khắc phục tính đơn điệu của sản phẩm hàng hóa, thiếu tính đặc trưng địa phương, chưa kích thích được nhu cầu mua sắm, chi tiêu cao của thị trường khách Đông Bắc Á và thị trường khách nội địa,..
- Mặc dù du lịch đã lan tỏa đến tất cả các địa phương của thành phố nhưng chủ yếu vẫn là dịch vụ lưu trú. Cần gắn kết du lịch với nông nghiệp, làng quê, làng nghề thực hiện; chú trọng phát huy tiềm năng và thế mạnh của Hội An về du lịch tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa ẩm thực. Các lĩnh vực vui chơi giải trí, kinh tế đêm, các dịch vụ thể thao biển... vẫn là điểm yếu trong thu hút đầu tư.
- Cần làm mới hình ảnh đã trở nên “nhàm chán” về du lịch Hội An đối với du khách vẫn là Khu phố cổ, việc duy trì quá lâu, làm hạn chế việc quay lại của du khách. Cần xây dựng được hình ảnh và thương hiệu du lịch cho thị trường mới cần hướng đến là khách Đông Bắc Á và khách Việt Nam.
3.2.1.2. Hoàn thiện công tác phân tích sản phẩm du lịch.
Công tác phân tích sản phẩm du lịch cần tuân theo một số những nguyên tắc cơ bản như sau:
quản lý, ứng xử với tài nguyên, tổ chức kinh doanh cho đến phục vụ và giao tiếp với khách du lịch. Đặt khách du lịch vào vị trí trung tâm, mọi nỗ lực đều
hướng tới sự hài lòng của khách; Cạnh tranh bằng chất lượng với sự sáng tạo, khác biệt và cảm xúc trong sản phẩm du lịch; Sử dụng nguồn lực hợp lý bền vững tương xứng với lợi ích mang lại cho người cung cấp dịch vụ và trải nghiệm của du khách; Quan tâm đến sự toàn diện với tính nhân văn du lịch cho mọi người; du lịch trở thành một nội dung nhân quyền và chất lượng cuộc sống; thông qua du lịch góp phần hướng tới công bằng xã hội và không ai bị bỏ lại phía sau.
Hai là, cần phải coi trọng lợi ích của người dân Hội An ở phương diện này là chủ nhân của điểm đến và ở phương diện khác là khách du lịch. Nhất
thiết phải tôn trọng, phát huy giá trị văn hóa bản địa; Lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương làm trọng; Mọi hoạch định, chương trình hành động đều xuất phát từ nhu cầu và vì lợi ích của họ; Du lịch phải dựa vào cộng đồng và gắn với phát triển kinh tế địa phương; Lấy giá trị tự nhiên và văn hóa Hội An là nền tảng thế mạnh và là vũ khí chiến lược tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch Hội An.
Ba là, phải xác định được tầm nhìn phát triển dài hạn với tầm vóc của một ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch trở thành động lực chính cho phát triển các
ngành, lĩnh vực toàn xã hội; Thu hút nguồn lực và sự quan tâm của mọi mặt đời sống xã hội và tạo ra tổng sản phẩm xã hội có sức lan tỏa lớn nhất; Tầm nhìn phát triển phải được đặt trong bối cảnh và xu hướng phát triển chung của khu vực và trên thế giới, tham gia một cách chủ động vào chuỗi giá trị du lịch toàn cầu; Xác định được hướng đi với những dấu mốc then chốt định hình quỹ đạo phát triển của ngành du lịch trong tương lai.
Với những định hướng đó, Du lịch Hội An nên phân vùng thành 5 cụm phát triển với các chương trình cụ thể gồm: (1) Cụm du lịch di sản thế giới
phố cổ Hội An; (2) Cụm du lịch biển Cửa Đại - Cẩm An; (3) Cụm du lịch biển Cù Lao Chàm; (4) Hệ thống chuỗi du lịch sinh thái sông nước Thu Bồn, Cổ Cò, Đế Võng và rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh; (5) Hệ thống chuỗi du lịch cộng đồng gắn với làng nghề, làng quê.
3.2.2. Hoàn thiện công tác thiết lập mục tiêu
3.2.2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch nội địa thích ứng với quá trình đa dạng hóa thị trường.
Chú trọng khai thác thị trường du lịch trong nước, trong đó ưu tiên thu hút số người có thu nhập khá và có nhu cầu du lịch ngày càng tăng nhanh, mang đến nguồn thu ổn định, bền vững là hướng tập trung hiện nay của ngành du lịch. Trước mắt lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn và lâu dài vẫn xem du lịch nội địa là thị trường có vai trò quan trọng.
Các chương trình kích cầu nội địa không chỉ nhắm tới đối tượng là người Việt Nam mà cả những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Đa dạng hóa các thị trường khách du lich nội địa như khách du lịch theo đoàn, khách du lịch tự đi, khách nghỉ dưỡng theo gia đình, khách du lịch theo mùa, khách du lịch MICE, du lịch kết hợp tổ chức đám cưới, lễ kỷ niệm và tuần trăng mật, khách ưa thích nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn biển, vui chơi giải trí, khách từ các tỉnh, thành phố lân cận đi nghỉ cuối tuần…. Mặt khác, chú trọng xu hướng du lịch tại chỗ (staycation) đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa gồm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”; chương trình liên kết kích cầu du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
3.2.2.2 Đón đầu thị trường khách du lịch quốc tế có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên.
Phục hồi thị trường khách truyền thống châu Âu, Bắc Mỹ, Úc trên cơ sở xây dựng những sản phẩm có hàm lượng văn hóa bản địa cao, sự trong lành của môi trường thiên nhiên và phục vụ xu hướng sống xanh, sống chậm, bền vững. Tập trung các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Củng cố theo hướng nâng cao hiệu quả và giá trị các thị trường khách du lịch quốc tế Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan). Thu hút phân khúc khách cao cấp đến từ Trung Quốc; tăng số lượng khách du lịch Hàn Quốc quay lại thông qua những giá trị về ẩm thực, du lịch nghỉ dưỡng biển, chăm sóc sắc đẹp bằng thảo mộc, rong biển và mua sắm hàng lưu niệm đặc trưng địa phương. Tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản thông qua những giá trị văn hóa truyền thống của Hội An, tình hữu nghị Hội An – Nhật Bản. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường khách du lịch quốc tế, hướng tới thị trường các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia... theo các loại hình du lịch đô thị, du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch văn hóa. Tiếp cận và mở rộng thị trường Ấn Độ gắn với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, sản phẩm du lịch bổ trợ như vui chơi giải trí, mua sắm và tham quan trải nghiệm thông qua đẩy mạnh phát triển cơ sở lưu trú, nhà hàng, món ăn phục vụ nhóm khách theo đạo Hindu.
3.2.2.3. Kết nối thị trường với sản phẩm thông qua định vị điểm đến
Thành phố Hội An cần thực hiện kết nối thị trường với sản phẩm thông qua định vị điểm đến, đặc biệt là các sản phẩm mang tính chất truyền thống, địa phương, vùng miền và dựa vào điều kiện tự nhiên, địa lý để đưa ra từng loại sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách trong và ngoài nước. Cụ thể là:
- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ tham quan, giải trí. Dịch vụ tham
quan, giải trí của thành phố Hội An chủ yếu tập trung vào khu vực phố cổ và các vùng lân cận như Làng gốm Thành Hà, Làng mộc Kim Bồng, Bãi biển An
Bàng, Khu chợ Đêm, Ký ức Hội An, Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, đi thuyền trên sông Hoài…; Mở rộng không gian phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ tại tuyến đường Phan Châu Trinh.
- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ lưu trú, ăn uống. Thành phố có
thể cân nhắc để phát triển một số loại hình du lịch mới sau đây: (1) Loại hình lưu trú giá rẻ dạng nhà trọ (hostel); (2) Khu du lịch trải nghiệm nông thôn (farmstay); (3) Mô hình glaming. Glamping là từ ghép lại từ ‘glamorous’ (sang trọng) và ‘camping’ (cắm trại) và được dùng để chỉ một loại hình du lịch trải nghiệm sang trọng.
- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ mua sắm. Tại các quốc gia phát
triển, du lịch và mua sắm là mối quan hệ hai chiều. Mua sắm kích cầu du lịch và du lịch tao điều kiện cho mua sắm tăng trưởng. Do đó, thành phố Hội An cần đầu tư xây dựng nhiều khu mua sắm lớn, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cụ thể như hình thành các khu mua sắm “hàng hiệu”; Tổ chức các khu chợ đêm chuyên doanh,…
- Kết nối thông qua phát triển loại hình du lịch sinh thái. Như đa dạng
hóa mô hình du lịch nông nghiệp; Đa dạng sản phẩm du lịch tại Cù Lao Chàm; Đánh thức Rừng dừa 7 mẫu,…
3.2.3. Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
3.2.3.1. Hoàn thiện việc đánh giá sản phẩm để phát triển
Thực tế chất lượng sản phẩm du lịch của Hội An trong thời gian qua từng bước được nâng lên đáng kể, có nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành. Tuy nhiên, trình độ nhân viên tại các khu, điểm du lịch chưa đồng đều khiến chất lượng phục vụ khách không đảm bảo tiêu chuẩn. Sự phát triển lộn xộn, thiếu giám sát của một số vùng đã dẫn đến có những công trình không phù hợp về kiến trúc, phá vỡ cảnh quan môi trường gây tác hại lâu dài rất khó khắc phục. Công tác bảo vệ môi trường vẫn là điểm yếu. Để đưa du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Hội An cần phát triển theo chiều sâu, hướng nâng cao chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp và coi du lịch là chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố. Theo đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong thời gian tới Hội An cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giảm thiểu tính mùa vụ. Đẩy mạnh các dịch vụ chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu du lịch MICE, trong đó có vai trò quan trọng của các khách sạn, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm, điểm tham quan.
Hai là, có kế hoạch ứng phó hợp lý với những vấn đề bất khả kháng về môi trường. Mỗi cơ sở dịch vụ du lịch, mỗi cơ quan và chính quyền địa
phương cần nghiên cứu đầy đủ, thực hiện nguyên tắc Quản lý thích ứng, có phương án ứng phó khả thi với hậu quả của sự biến đổi khí hậu, như sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, lở đất, xâm thực... Thay đổi sản phẩm và hình thức du lịch cho phù hợp với những biến đổi đó.
Ba là, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, chú trọng khu vực biển đảo. Tăng cường tập huấn cho người dân tại chỗ, tạo cơ chế thu hút lao động
có chuyên môn nghiệp vụ từ vùng khác. Đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tiếng Anh cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.
Bốn là, khắc phục điểm yếu về hệ thống thông tin du lịch, chỉ dẫn du lịch. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện của khu, điểm du lịch cần được triển khai và thường xuyên cập nhật. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn cần được đầu tư bằng ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm để khách tiện tra cứu, dễ dàng tt́m đường, tự đi tham quan. Các cơ sở dịch vụ phải đầu tư hệ thống công nghệ tốt, mạng wifi, internet không dây nên được cung cấp miễn phí.
Năm là, chú trọng công tác truyền thông. Thành phố cần Truyền thông
và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn ngành, quy định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và đăng ký áp dụng, công nhận chất lượng trong kinh doanh du lịch.
3.2.3.2. Hoàn thiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch
- Hoàn thiện công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch. Quảng
bá truyên truyền là mảng hoạt động rất quan trọng và cần phải được đầu tư mạnh, thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức; lựa chọn các kênh quảng bá quan trọng nhất, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Đẩy mạnh