6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.3.2. Đối với Tổng cục du lịch Việt Nam
Nới rộng các chính sách, thủ tục nhập cảnh củng như xuất cảnh cho du lịch trong và ngoài nước tạo cơ hội cho việc đi du lịch ra nước ngoài và khách bên ngoài vào Việt Nam. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh các điểm du lịch Việt nam trên các phương tiện truyền thông nói chung và cho Tp.Hội An nói riêng. Đầu tư xây dựng, tu bổ các khu, điểm du lịch trong nước; đưa ra nhiều chính sách kích cầu du lịch. Thường xuyên tổ chức các sự kiện du lịch với quy mô lớn.
3.3.3. Đối với UBND tỉnh Quảng nam
Cần phải thể hiện rõ ràng và khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát triển cơ cấu kinh tế của Tp.Hội An. Từ đó, có những quyết định về chính sách phát triển với mức độ ưu tiên rõ ràng đối với các dự án cần xây dựng về kết cấu hạ tầng giao thông, vật chất kỹ thuật, viễn thông,.... nhằm thúc phát triển các ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Đơn giản các thủ tục hành chính đối với các dự án trọng điểm làm tăng lợi ích cho địa phương, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển du lịch về kết cấu hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch. Hỗ trợ tối đa cho ngành du lịch để họ có thể tự quyết định cũng như tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng trong việc quy hoạch phát triển du lịch Tp.Hội An.
3.3.4. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng nam
Cần phải tăng cường thể hiện vị trí và vai trò của mình hơn nữa đối với sự phát triển của ngành du lịch Tp.Hội An. Điều này cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực để đảm nhận trọng trách này. Sở cần có bộ phân lưu trữ, cập nhật thường xuyên các thông tin cũng như số liệu của ngành du lịch như thông tin về khách hàng, số lượng lượt khách biến động qua các tháng trong năm, số lượng khách đến mỗi điểm du lịch, khu du lịch, doanh thu của các
đơn vị du lịch, lợi nhuận của các đơn vị du lịch, đầu tư vào ngành du lịch... Các số liệu này cần được thống kê và quản lý một cách khoa học để trên cơ sở đó phân tích tình hình biến động của thị trường khách hàng, của bản thân ngành du lịch để có những phản ứng kịp thời với các thay đổi cũng như là cơ sở để xây dựng chiến lược hoạt động của ngành. Thường xuyên cập nhật những kinh nghiệm, thông tin liên quan đến sự phát triển du lịch từ các tỉnh bạn cũng như của các chuyên gia về du lịch trên thế giới. Việc thu hút đầu tư triển khai các dự án du lịch còn tương đối chậm, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch, Hiệp hội du lịch cần có chương trình phối hợp cụ thể hàng năm và cho cả một giai đoạn phát triển chiến lược, thường xuyên tạo cầu nối chia sẽ thông tin giữa các doanh nghiệp đang hoạt động và các nhà đầu tư tiềm năng để từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như kêu gọi vốn đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thâm nhập dễ dàng vào việc phát triển kinh doanh du lịch theo quy hoạch được duyệt. Quan tâm trong công tác khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn, có chính sách quảng bá và xúc tiến hình ảnh du lịch Tp.Hội An đến với du khách nội địa và quôc tế.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, căn cứ vào chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam và định hướng phát triển du lịch của thành phố Hội An, đồng thời với kết quả phân tích thực trạng sản phẩm du lịch của Hội An và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch của Hội An, các giải pháp đưa ra tập trung vào 2 vấn đề chính. Thứ nhất là giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Thành phố Hội An gồm xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Thứ hai là giải
pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch của Thành phố Hội An gồm: Khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch và hoàn thiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch.
KẾT LUẬN
Hội An, nơi hội tụ của hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Ngoài ra Hội An có điều kiện tự nhiên khá đa dạng cùng với những nét văn hóa đặc trưng. Chính nhờ những giá trị nổi bật về tài nguyên văn hóa và tài nguyên tự nhiên nên Thành phố Hội An luôn lôi cuốn thu hút du khách đến tham quan du lịch trong hơn hai thập niên qua. Tuy nhiên du lịch Hội An vẫn chưa phát triển được đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Để tiếp tục phát triển du lịch Hội An theo định hướng về chất; giữ vững là một điểm đến hấp dẫn, thu hút, an toàn, thân thiện; giữ vững lượng khách du lịch truyền thống cũng như thu hút các đối tượng khách du lịch có nhu cầu chi tiêu cao thì phát triển sản phẩm du lịch của Hội An là một yêu cầu cấp thiết. Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tập trung hoàn thành các nội dung:
- Hệ thống hoá về mặt lý luận những nội dung liên quan đến phát triển các sản phẩm du lịch.
- Phân tích thực trạng các sản phẩm du lịch và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Hội An trong giai đoạn 2017-2019.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Hội An trong thời gian đến.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp nhằm giúp tác giả hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu./.
[1] Chris Cooper (2008), Tourism: Principles and Practice, Financial
Times/ Prentice Hall; 4 edition
[2] Nguyễn Duy Điền (2018), Phát triển sản phẩm du lịch huyện đảo Phú
Quốc, Luận văn thạc sĩ Đại học Duy Tân.
[3] Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du
lịch, Hà Nội: NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
[4] Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo Nhi, Trần Hữu Tuấn (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách nội địa của điểm đến Hội An”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, Tập 126 (Số 5D), Tr. 29–39
[5] Cao Thị Nguyệt (2014), Phát triển du lịch sinh thái huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Phòng Văn hóa và thông tin – TP Hội An (2019), Báo cáo kết quả công tác văn hóa, thông tin, thể thao, gia đình, du lịch năm 2019 và và nhiệm vụ công tác năm 2020.
[7] Peter MacNulty (2013), Tourism Product Development in the COMCEC
Region, 2 nd Meeting of the COMCEC Tourism Working Group October 3rd, Ankara.
[8] Pirojnik (1985), Cơ sở địa lý dịch vụ và du lịch (Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải biên dịch).
[9] Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 08 năm 2016, Phê duyệt đề án: Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
[10] Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2018, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
[13] Phạm Thị Bích Thủy (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
[14] Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (1997), Địa lý du lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01
ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH DU LỊCH HỘI AN ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỘI AN (Dự thảo)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ ÁN
Tái cơ cấu ngành du lịch Hội An giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2021 của UBND thành phố Hội An)
Phần thứ nhất
TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HỘI AN I. Sự hoàn thiện về định hướng phát triển du lịch Hội An:
Sau ngày quê hương được giải phóng năm 1975, Hội An không còn giữ vai trò của một thị xã tỉnh lỵ. Đô thị- thương cảng sầm uất vang bóng một thời được ví như một “thành phố dưỡng già”. Năm 1985, Khu phố cổ Hội An chính thức được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IX (1986) lần đầu tiên đề cập đến vấn đề: “Xây dựng quy chế và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và trùng tu khu phố cổ gắn với tổ chức mạng lưới phục vụ khách tham quan, du lịch, tạo nguồn thu bổ sung ngân sách”. Để gắn công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu phố cổ với định hướng phát triển các hoạt động dịch vụ- du lịch, Ban Thường vụ Thị ủy quyết định thành lập Ban quản lý di tích và dịch vụ du lịch Hội An. Tuy nhiên, lúc này cơ sở vật chất ban đầu của du lịch Hội An hầu như chưa có gì ngoài vài phòng trọ đơn sơ tại nhà số 92- Trần Phú và Cửa hàng ăn uống giải khát tại số 5- Hoàng Diệu.
lịch chính thức được đưa vào cơ cấu kinh tế của thị xã: Ngư- nông- công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp- công nghiệp chế biến, dịch vụ- du lịch. Đại hội cũng thể hiện rõ nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, đồng thời đặt vấn đề chú ý phát triển cả nơi ăn, ở, nghỉ ngơi, giải trí, kể cả nghỉ mát, tắm biển để phát huy có hiệu quả hơn quần thể di tích đô thị cổ và bãi tắm Cửa Đại. Ban Thường vụ Thị ủy quyết định tách hoạt động kinh doanh dịch vụ- du lịch khỏi Ban Quản lý di tích để sát nhập vào Công ty Dịch vụ ăn uống thành lập Công ty Du lịch– Dịch vụ Hội An. Khách sạn mi ni 8 phòng 17 giường và một nhà hàng được đầu tư xây dựng và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 15/8/1991. Đây được xem như là một dấu mốc khai sinh cho “ngành công nghiệp không khói” hoàn toàn mới lạ ở Hội An. Đến đầu năm 1993, Khách sạn Hội An được xây dựng tương đối khang trang gồm 34 phòng 90 giường và 3 nhà hàng trên 400 chỗ ngồi.
Ngày 31/5/1993, HĐND thị xã ra Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển du lịch và dịch vụ trên địa bàn Hội An giai đoạn 1993- 1995 và 1996- 2000”. Trong đó xác định:
“Phát triển du lịch phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội, tạo được nguồn thu tại chỗ ngày càng nhiều thông qua việc tổ chức thật tốt các dịch vụ phục vụ khách; mở ra thị trừng tiêu thụ cho các ngành sản xuất- kinh doanh của thị xã và các vùng lân cận; thúc đẩy sự khôi phục và phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ; giải quyết nhiều lao động có việc làm”, “Phát triển du lịch dịch vụ phải trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử- văn hóa Hội An; bảo vệ cho được môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và bảo đảm giữ vững an ninh trật tự xã hội”. Quy hoạch phát triển du lịch tại khu trung tâm phố cổ, khu vực ngoại ô (chú trọng bãi tắm Cửa Đại), đặc biệt là Cù Lao Chàm và vươn ra tổ chức du lịch đến các vùng khác trong và ngoài tỉnh; đồng thời xác định nguồn và phương thức khai thác thị trường du khách trong và ngoài nước, mở ra hoạt động trao đổi ngoại tệ thuận lợi. Đối với các sản phẩm và loại hình dịch vụ lưu trú, bên cạnh khách sạn quốc doanh, từng bước mở ra nhà khách, phòng trọ trong dân; có loại xây hiện đại, có loại theo phong cách dân tộc, có loại kết hợp vừa hiện đại vừa dân tộc; được bố trí ở khu trung tâm và ở vùng ngoại ô gần gũi với thiên nhiên. Đối với các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, mua sắm, giải trí… nghiên cứu phát triển các sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách nhưng chú trọng phát huy tiềm năng và bản sắc đặc trưng của địa phương. Nghị quyết nhấn mạnh “Hội An ta hoàn toàn có khả năng may quần áo, đóng giày dép…, vấn đề là phải nhạy bén nắm bắt những kiểu dáng thời trang phù hợp thị hiếu của du khách”, “Chúng ta phải giữ cho thị xã một không gian yên tĩnh cần thiết nhưng không buồn tẻ. Cho phép khai thác lại những lễ hội dân tộc độc đáo trên cơ sở nghiên cứu chọn lọc kỹ, tiến tới tổ chức những ngày hội văn hóa các dân tộc ở thị xã để thu hút khách”.
Tháng 12/1995, UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An đến năm 2010”, nhấn mạnh phải đặt du lịch Hội An trong mối quan hệ mật thiết liên vùng Hội An- Đà Nẵng- Huế và khu vực phía Nam; xây dựng du lịch Hội An thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Đây là lúc du lịch Hội An có những chuyến biến mạnh mẽ và bắt đầu thời kỳ tăng tốc, trở thành ngành kinh doanh có tiềm năng to lớn, được các thành phần kinh tế tập trung đầu tư. Tính đến năm 1995, các
Năm 1996, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XII xác định cơ cấu kinh tế: Ngư - nông nghiệp, Du lịch - dịch vụ - thương mại và Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Năm 2000, Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XIV chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Du lịch- dịch vụ- thương mại, Ngư- nông nghiệp, Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp”. Đại hội Đảng bộ Hội An lần thứ XVI (2010) đã đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Hội An phát triển bền vững theo định hướng Thành phố sinh thái - văn hóa- du lịch.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DU LỊCH HỘI AN 1. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch:
Quá trình triển khai các nhiệm vụ đầu tư và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hội An có nhiều điều kiện thuận lợi dựa trên nền tảng các chủ trương, quy hoạch, chính sách của Trung ương và Tỉnh. Trong đó, đáng kể nhất là Nghị quyết số 105/2008/NQ-HĐND ngày 29/4/2008 của HĐND tỉnh Quảng Nam về “Phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, Quyết định số 3902/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 UBND tỉnh Quảng Nam“Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch….
Thành phố đã có những nỗ lực kết nối các loại hình du lịch phát triển đa dạng và năng động trên cơ sở phát huy tài nguyên văn hóa và giá trị nhân văn, kết hợp khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái và tận dụng các lợi thế, cơ hội. Các quy hoach, đề án, kế hoạch được lập và triển khai thực hiện có hiệu quả như: Kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố đến năm 2020, Đề án phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017- 2020, Kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố; Đề án Xây dựng Làng quê- Làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim, Quy hoạch mở rộng bãi tắm An Bàng, Quy hoạch Khu thể thao tập trung trên biển; Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật để phát triển tuyến tham quan đường sông, Kế hoạch phát triển du lịch Cẩm