6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Du lịch vẫn trên đà phát triển, lợi thế văn hoá, biển đảo, cảnh quan môi trường, làng quê, làng nghề đã được tập trung khai thác, nhưng tính chuyên nghiệp hóa trong đầu tư, tổ chức kinh doanh, khai thác khách còn chậm, chưa theo kịp với sự phát triển.
- Du lịch tại các điểm làng quê, làng nghề chưa tạo được sức hút mạnh mẽ nên cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi gì nhiều từ sự phát triển du lịch mang lại.
- Tính đa dạng trong các sản phẩm du lịch phục vụ sự đa dạng của thị trường khách đến còn yếu dẫn đến sự xung đột về các giá trị tinh thần, nhu cầu tham quan, tìm hiểu của các thị trường khách
- Sức cạnh tranh của nền kinh tế thương mại du lịch vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu:
+ Loại hình kinh doanh tại địa phương chủ yếu vẫn là kinh doanh lưu trú với qui mô không lớn, chưa đủ khả năng để đón các đoàn khách đông tại các thị trường mới
+ Do quy mô vừa và nhỏ nên tính chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ, giao tiếp ứng xử với khách hàng vẫn còn hạn chế; chưa đầu tư đúng cho công tác maketing, chủ yếu khai thác phục vụ tại chỗ hoặc thông qua các trang bán hàng.
+ Sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách vẫn còn đơn điệu, thiếu tính đặc trưng địa phương, chưa kích thích được nhu cầu mua sắm, chi tiêu cao của du khách
nền kinh tế
- Công tác quảng bá, giới thiệu du lịch vẫn chưa có chiến lựợc cụ thể, chủ yếu vẫn là quảng bá qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện tại chỗ. Việc quảng bá, giới thiệu các lễ hội, sự kiện do thành phố tổ chức cũng chỉ tập trung trên các phương tiện truyền thông trong nước. Việc đưa tin, bài viết...giới thiệu về các lễ hội, sự kiện của các cơ quan thông tấn, báo chí quốc tế còn ít nên hiệu quả chưa cao
- Môi trường du lịch vẫn chưa đảm bảo tốt khi vẫn còn nạn cò mồi, bu bám chèo kéo khách du lịch,…
- Sự quá tải của khách du lịch tại các điểm du lịch (Tour phố cổ, Cẩm Thanh), của các phương tiên giao thông
- Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, nếp sống, phong tục tập quán… vẫn gặp phải nhiều trở ngại do sự gia tăng di chuyển của cư dân gốc phố cổ và sự gia tăng của dân cư mới trong khu phố cổ, gia tăng dân số do dân các địa phương khác đến nhập cư cũng như việc giao lưu quốc tế đang thực sự gây ảnh hưởng không tốt đến việc giữ gìn, duy trì tính chân thực của nếp sống văn hóa địa phương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã giới thiệu về thành phố Hội An, tình hình khai thác du lịch của thành phố Hội An từ năm 2017 đến năm 2019, thực trạng sản phẩm du lịch của Hội An và những điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch của Hội An. Qua đó, chương 2 đã đưa ra được những thành công và hạn chế trong việc phát triển sản phẩm du lịch của Hội An. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Hội An ở chương 3.
CHƯƠNG 3
THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Các cơ sở tiền đề
3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnhQuảng Nam Quảng Nam
3.1.1.1. Mục tiêu phát triển
- Hình thành các dòng sản phẩm du lịch mang tính hệ thống. Từng bước định vị hình ảnh các dòng sản phẩm du lịch Việt Nam, trong đó, sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch khám phá kỳ quan trở thành sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới; Phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch một cách toàn diện.
- Định vị rõ nét các dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với các vùng du lịch, trong đó, cùng với du lịch biển, đảo, dòng sản phẩm du lịch văn hóa sẽ là những sản phẩm thương hiệu, thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và nội địa; Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch đô thị. Các khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia hoàn thành lập quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển.
3.1.1.2. Định hướng phát triển
+ Phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính
(1) Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển, đảo cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, du lịch tàu biển. Xây dựng khu du lịch biển có quy mô, tầm cỡ, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp; bổ sung các sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển.
(2) Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân.
(3) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, chú trọng khám phá đa dạng sinh học, hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
(4) Phát triển du lịch đô thị, chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, lối sống, sinh hoạt đô thị, kinh tế - xã hội đô thị; phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường.
+ Phát triển các loại hình du lịch mới: du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch du thuyền, caravan, du lịch dưỡng bệnh, du lịch làm đẹp, du lịch vui chơi giải trí... Khai thác, phát triển mạnh các giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc Việt Nam, các giá trị văn hóa nghệ thuật tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
+ Liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề; liên kết khu vực gắn với các hành lang kinh tế; liên kết giữa du lịch với các ngành hàng không, đường sắt, tàu biển để tạo sản phẩm đa dạng.
+ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng phù hợp với các dòng sản phẩm ưu tiên theo vùng.
+ Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch vùng gồm các sản phẩm du lịch đặc thù, các sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm du lịch bổ trợ.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của TP Hội An
- Từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm; Tiếp tục đầu tư những sản phẩm mới, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái, nhất là những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ (Cẩm Châu), làng biển An Bàng (Cẩm An)… Đặc biệt, sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho những sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi cũng như phát triển loại hình du lịch lưu trú trên thuyền. Ngoài ra, phát triển các điểm vui chơi giải trí, các khu giải trí đêm để tạo thêm điểm
vui chơi cho khách lưu trú; Tiếp tục nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, vì hiện tại thành phố rất thiếu các nhà hàng dành cho đối tượng khách cao cấp; Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm.
- Phấn đấu giữ vững thương hiệu địa chỉ du lịch hấp dẫn của Quảng Nam và cả nước. Trong đó nhóm ngành dịch vụ- du lịch- thương mại tăng binh quân 11%; Tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội. Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng sẽ quan tâm phát triển các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học - nghiên cứu… Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ..
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày…
3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Tp.Hội an, tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích cạnh tranh
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác phân tích thị trường
Công tác phân tích thị trường du lịch cần bám sát thực trạng hiện nay, cụ thể là:
- Thị trường khách đến đa dạng, do vậy cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách khác nhau; cần giải quyết hài hòa các mâu thuẫn, xung đột về nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn giữa các thị trường khách. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch Hội An cần tập trung chủ yếu vào phục vụ dòng khách đến từ châu Âu, châu Mỹ, Úc... có nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị văn hóa. Khắc phục tính đơn điệu của sản phẩm hàng hóa, thiếu tính đặc trưng địa phương, chưa kích thích được nhu cầu mua sắm, chi tiêu cao của thị trường khách Đông Bắc Á và thị trường khách nội địa,..
- Mặc dù du lịch đã lan tỏa đến tất cả các địa phương của thành phố nhưng chủ yếu vẫn là dịch vụ lưu trú. Cần gắn kết du lịch với nông nghiệp, làng quê, làng nghề thực hiện; chú trọng phát huy tiềm năng và thế mạnh của Hội An về du lịch tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa ẩm thực. Các lĩnh vực vui chơi giải trí, kinh tế đêm, các dịch vụ thể thao biển... vẫn là điểm yếu trong thu hút đầu tư.
- Cần làm mới hình ảnh đã trở nên “nhàm chán” về du lịch Hội An đối với du khách vẫn là Khu phố cổ, việc duy trì quá lâu, làm hạn chế việc quay lại của du khách. Cần xây dựng được hình ảnh và thương hiệu du lịch cho thị trường mới cần hướng đến là khách Đông Bắc Á và khách Việt Nam.
3.2.1.2. Hoàn thiện công tác phân tích sản phẩm du lịch.
Công tác phân tích sản phẩm du lịch cần tuân theo một số những nguyên tắc cơ bản như sau:
quản lý, ứng xử với tài nguyên, tổ chức kinh doanh cho đến phục vụ và giao tiếp với khách du lịch. Đặt khách du lịch vào vị trí trung tâm, mọi nỗ lực đều
hướng tới sự hài lòng của khách; Cạnh tranh bằng chất lượng với sự sáng tạo, khác biệt và cảm xúc trong sản phẩm du lịch; Sử dụng nguồn lực hợp lý bền vững tương xứng với lợi ích mang lại cho người cung cấp dịch vụ và trải nghiệm của du khách; Quan tâm đến sự toàn diện với tính nhân văn du lịch cho mọi người; du lịch trở thành một nội dung nhân quyền và chất lượng cuộc sống; thông qua du lịch góp phần hướng tới công bằng xã hội và không ai bị bỏ lại phía sau.
Hai là, cần phải coi trọng lợi ích của người dân Hội An ở phương diện này là chủ nhân của điểm đến và ở phương diện khác là khách du lịch. Nhất
thiết phải tôn trọng, phát huy giá trị văn hóa bản địa; Lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương làm trọng; Mọi hoạch định, chương trình hành động đều xuất phát từ nhu cầu và vì lợi ích của họ; Du lịch phải dựa vào cộng đồng và gắn với phát triển kinh tế địa phương; Lấy giá trị tự nhiên và văn hóa Hội An là nền tảng thế mạnh và là vũ khí chiến lược tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch Hội An.
Ba là, phải xác định được tầm nhìn phát triển dài hạn với tầm vóc của một ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch trở thành động lực chính cho phát triển các
ngành, lĩnh vực toàn xã hội; Thu hút nguồn lực và sự quan tâm của mọi mặt đời sống xã hội và tạo ra tổng sản phẩm xã hội có sức lan tỏa lớn nhất; Tầm nhìn phát triển phải được đặt trong bối cảnh và xu hướng phát triển chung của khu vực và trên thế giới, tham gia một cách chủ động vào chuỗi giá trị du lịch toàn cầu; Xác định được hướng đi với những dấu mốc then chốt định hình quỹ đạo phát triển của ngành du lịch trong tương lai.
Với những định hướng đó, Du lịch Hội An nên phân vùng thành 5 cụm phát triển với các chương trình cụ thể gồm: (1) Cụm du lịch di sản thế giới
phố cổ Hội An; (2) Cụm du lịch biển Cửa Đại - Cẩm An; (3) Cụm du lịch biển Cù Lao Chàm; (4) Hệ thống chuỗi du lịch sinh thái sông nước Thu Bồn, Cổ Cò, Đế Võng và rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh; (5) Hệ thống chuỗi du lịch cộng đồng gắn với làng nghề, làng quê.
3.2.2. Hoàn thiện công tác thiết lập mục tiêu
3.2.2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch nội địa thích ứng với quá trình đa dạng hóa thị trường.
Chú trọng khai thác thị trường du lịch trong nước, trong đó ưu tiên thu hút số người có thu nhập khá và có nhu cầu du lịch ngày càng tăng nhanh, mang đến nguồn thu ổn định, bền vững là hướng tập trung hiện nay của ngành du lịch. Trước mắt lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn và lâu dài vẫn xem du lịch nội địa là thị trường có vai trò quan trọng.
Các chương trình kích cầu nội địa không chỉ nhắm tới đối tượng là người Việt Nam mà cả những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Đa dạng hóa các thị trường khách du lich nội địa như khách du lịch theo đoàn, khách du lịch tự đi, khách nghỉ dưỡng theo gia đình, khách du lịch theo mùa, khách du lịch MICE, du lịch kết hợp tổ chức đám cưới, lễ kỷ niệm và tuần trăng mật, khách ưa thích nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn biển, vui chơi giải trí, khách từ các tỉnh, thành phố lân cận đi nghỉ cuối tuần…. Mặt khác, chú trọng xu hướng du lịch tại chỗ (staycation) đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa gồm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”; chương trình liên kết kích cầu du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
3.2.2.2 Đón đầu thị trường khách du lịch quốc tế có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên.
Phục hồi thị trường khách truyền thống châu Âu, Bắc Mỹ, Úc trên cơ sở xây dựng những sản phẩm có hàm lượng văn hóa bản địa cao, sự trong lành của môi trường thiên nhiên và phục vụ xu hướng sống xanh, sống chậm, bền vững. Tập trung các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du