II: TẬP LÀM VĂN (5,0điểm)
5- Đây là câu hỏi mở học sinh trả lời theo mong ước của bản thân III Phần tập làm văn (5,0 điểm)
Câ u 1( 1,5 điể m)
- Hình thức: Là một đoạn văn đúng hình thức (lùi đầu dòng một lần, không xuống dòng). Đảm bảo dung lượng khoảng từ 10-12 câu văn.
- Nội dung:
* Hiểu đúng yêu cầu NLXH: Vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
* Vận dụng các thao tác lập luận, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu để triển khai đúng vấn đề. Sau đây là 1 số gợi ý định hướng: -Giới thiệu về lòng dũng cảm
-Nêu khái niệm lòng dũng cảm: Dũng cảm là dám đối mặt với khó khăn, thử thách, gian khổ, dám đương đầu, dân thân làm những việc mà người khác không dám làm; dám đối diện với sự thật, với chính mình.. Lòng dũng cảm được biểu hiện vô cùng đa dạng: Dám đối mặt với thử thách vạch trần cái sai,bảo vệ cái đúng, tự nhận lỗi... Đây là đức tính tốt đẹp và cần thiết đối với mỗi con người.
-Bàn luận mở rộng
+ trong cuộc sống luôn có khó khăn, thử thách, lòng dũng cảm là sức mạnh để con người đối mặt và vượt qua những khó khăn đó.
+Người có lòng dũng cảm thường là những người có ý chí theo đuổi mục tiêu cao, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.
+Người có lòng dũng cảm sẽ thường đạt được thành công bởi họ dám dấn thân, dám trải nghiệm.
+Người có lòng dũng cảm tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá.
- Dẫn chứng cụ thể một tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết.
- Phê phán những người yếu đuối, lúc nào cũng sợ hãi không có lòng dũng cảm
+Lòng dũng cảm là một đức tính đáng quý và đáng có của con người. +Tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự lòng dũng cảm hàng ngày. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khăn gian khổ Câ u 2( 3,5 điể m)