Bảng 3.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 65 - 71)

2018 và cuối năm 2019 trên Bảng cân đối kế toán năm 2019.

Để tính chỉ tiêu Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS), nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” (mã số 60), chỉ tiêu “Doanh thu thuần” (mã số10) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

Để tính chỉ tiêu Sức sinh lợi của tài sản (ROA), nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Lợi nhuận kế toán trước thuế” (mã số 50); Tổng tài sản bình quân năm 2018 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) của cuối năm 2017 trên Bảng cân đối kế toán năm 2018 và chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) cuối năm 2018 trên Bảng cân đối kế toán năm 2019; Tổng tài sản bình quân năm 2018 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) của cuối năm 2019 trên Bảng cân đối kế toán năm 2018 và chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) cuối năm 2019 trên Bảng cân đối kế toán năm 2019

Bảng 3.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch năm 2019 sovới năm 2018 (lần) (lần) Mức Tỷ lệ

(lần) (%)

1. ROE 0.30 0.26 -0.043 -14%

2. ROS 0.18 0.16 -0.020 -11%

3. ROA 0.18 0.16 -0.020 -11%

(Nguồn: Phòng KT của Tổng công ty May Hưng Yên)

Căn cứ vào bảng tính toán trên, nhóm phân tích đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của doanh thu, tài sản và VCSH đều giảm so với năm 2018 chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả kinh doanh tuy có lãi, nhưng không bằng cùng kỳ năm trước. Đây là điểm cần chú ý khi đi vào phân tích chi tiết để thấy được lý do cũng như hướng giải quyết kịp thời cho DN.

3.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Tổng công ty May Hưng Yên luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững dựa trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, đảm bảo tăng trưởng ổn

định và bền vững. Do đó, phân tích cấu trúc tài chính của Tổng công ty luôn được ưu tiên phân tích đầu tiên, để có cái nhìn tổng quan về quy mô tài sản, chuyển dịch về cơ cấu tài sản và tính hiệu quả của các quyết định đầu tư của công ty sau mỗi năm, từ đó đưa ra ưu điểm, nhược điểm trong chính sách của DN, tìm ra các giải pháp để khắc phục nhược điểm cũng như đề xuất để tăng cường lợi thế trong các ưu điểm, tối ưu hoá lợi nhuận nhằm giá trị hoá công ty với các cổ đông.

Để phân tích đánh giá về cấu trúc tài chính, nhóm tiến hành phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn cũng như mối liên hệ giữa hai chỉ tiêu tài chính này, qua đó có góc nhìn khái quát về tình hình hiện tại của công ty, để xác định được phương hướng phân tích, các các chỉ tiêu tài chính các được xem xét chi tiết và đi sâu nghiên cứu.  Phân tích cơ cấu tài sản

Ngoài việc huy động vốn thì sử dụng và tối ưu hoá vốn huy động trong hoạt động SXKD, sử dụng nó theo chiều rộng hay chiều sâu cũng là chỉ số mà DN cần lưu tâm. Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét và nhận xét sự hợp lý hay không của tỷ trọng các khoản cấu thành tài sản DN của kỳ phân tích và xu hướng tăng hay giảm của nó giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Căn cứ vào số liệu thể hiện trên bảng tính 3.5 nhóm phân tích của Tổng công ty nhận xét như sau:

Về tổng tài sản của DN, quy mô tài sản năm 2019 có sự tăng so với năm 2018, cụ thể tổng tài sản của Tổng công ty cuối năm 2019 đạt 695,475,467,058 đồng tăng 40,123,759,188 đồng so với cùng kỳ năm 2018 tức là tăng 6,1%. Để xem xét xu hướng thay đổi của các loại của tài sản, nhóm phân tích đã tiến hành phân tích sự tăng, giảm của từng khoản mục cấu thành tài sản DN.

Về Tài sản ngắn hạn của Tổng công ty năm 2019 có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 từ 457,683,056,032 lên 480,448,412,845 tăng 22,765,356,813, tuy nhiên điều đáng nói là tỷ trọng về tài sản ngắn hạn trong cơ cấu lại giảm từ 70% xuống 69%. Trong đó, tỷ trọng của chỉ tiêu Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm phần lớn (46% ở năm 2018 và 45% ở năm 2019) một phần giải thích cho sự thay đổi cơ cấu này là do Tổng Công ty đã mở rộng đầu tư tài chính bằng lượng tiền mặt dư thừa để tối ưu hóa lợi nhuận từ nguồn tài chính nhàn rỗi.

Hàng tồn kho đã giảm nhẹ từ năm 2018 tới năm 2019 và có sự điều chỉnh theo kế hoạch SXKD của doanh nghiệp. Cụ thể so với năm 2018, thì hàng tồn kho đã giảm từ 58,142,378,142 đồng xuống còn 47,940,114,149 đồng, giảm 10,202,263,993.

Về các khoản phải thu ngắn hạn, chính sách thanh toán của Tổng Công ty luôn có sự thống nhất với khách hàng và có sự ổn định trong quá trình thu hồi công nợ tỉ trọng trong tổng tài sản được giữ ổn định qua các năm ở mức 11-12%, nhờ vậy quá trình thu hồi công nợ luôn diễn ra theo đúng dự tính của Tổng công ty và ước tính về để có những kế hoạch kinh doanh trong ngắn hoặc dài hạn.

Cùng với đó trong giai đoạn này, khoản đầu tư tài chính dài hạn của Tổng công ty phần lớn đã đến hạn được chuyển sang các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc đã đáo hạn, do đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm mạnh từ 17% tương đương 110,471,426,093 đồng xuống 14% tương đương 98,832,450,031 đồng. Tuy nhiên sự tăng lên của Tài sản cố định do công ty đầu tư các máy móc, thiết bị mới nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ 70,208,668,991 đồng lên 93,130,887,314 đồng tức tăng 33,6% khiến cho tỷ trọng của Tải sản dài hạn không bị chênh lệnh nhiều giữa hai năm 2018-2019.

Chỉ tiêu

Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Chênh lệch cuối năm 2019/2018 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ

trọng (%)

Tỷ lệ (đồng) (%) (đồng) (%) (đồng) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 457,683,056,032 69.8% 480,448,412,845 69.1% 22,765,356,813 -0.8% 5.0%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 30,369,324,665 4.6% 26,621,883,756 3.8% (3,747,440,909) -0.8% -12.3% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 298,200,000,000 45.5% 310,900,000,000 44.7% 12,700,000,000 -0.8% 4.3% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 68,861,327,817 10.5% 85,808,528,564 12.3% 16,947,200,747 1.8% 24.6% 1. Phải thu ngắn hạn KH 26,653,796,126 4.1% 41,118,131,089 5.9% 14,464,334,963 1.8% 54.3% 2. Trả trước cho người bán 5,173,287,382 0.8% 8,249,933,837 1.2% 3,076,646,455 0.4% 59.5% 3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 30,682,400,000 4.7% 37,682,400,000 5.4% 7,000,000,000 0.7% 22.8% 4. Các khoản phải thu khác 13,888,365,886 2.1% 12,635,785,215 1.8% (1,252,580,671) -0.3% -9.0% 5. Dự phòng PT ngắn hạn khó đòi (7,536,521,577) -1.1% (13,877,721,577) -2.0% (6,341,200,000) -0.8% 84.1% IV. Hàng tồn kho 58,142,378,142 8.9% 47,940,114,149 6.9% (10,202,263,993) -2.0% -17.5% V. Tài sản ngắn hạn khác 2,110,025,408 0.3% 9,177,886,376 1.3% 7,067,860,968 1.0% 335.0%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 197,668,651,838 30.2% 215,027,054,213 30.9% 17,358,402,375 0.8% 8.8%

I. Các khoản phải thu dài hạn - 10,000,000,000 10,000,000,000 0.0% 0.0%

II. Tài sản cố định 70,208,668,991 10.7% 93,130,887,314 13.4% 22,922,218,323 2.7% 32.6% III. Tài sản dở dang dài hạn 8,889,140,206 1.4% - (8,889,140,206) -1.4% -100.0% IV. Đầu tư tài chính dài hạn 110,471,426,093 16.9% 98,832,450,031 14.2% (11,638,976,062) -2.6% -10.5% V. Tài sản dài hạn khác 8,099,416,548 1.2% 13,063,716,868 1.9% 4,964,300,320 0.6% 61.3%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 655,351,707,870 100.0% 695,475,467,058 100.0% 40,123,759,188 6.1%

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp Tổng công ty xem xét, đánh giá tính hợp lý của các thành phần cấu tạo nguồn vốn DN tại thời điểm kỳ phân tích hay hơn thế là dự đoán được phần nào xu hướng thay đổi các tỷ trọng của nhân tố cấu thành. Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho Tổng công ty về sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai

Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty thể hiện qua bảng Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Dựa trên tính chất cân đối của tài sản và nguồn vốn, năm 2019 cùng với lượng giảm của tổng tài sản thì tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng một lượng là 40,123,759,188 đồng tương ứng với giảm 6,1%. Nguyên nhân tăng lên cụ thể là do những yếu tố sau:

Về nợ phải trả: Nợ phải trả ngắn hạn đã tăng mạnh trong năm 2019. Sự thay đổi giá trị nợ ngắn hạn của Tổng Công ty là điều hợp lý so với sự gia tăng của tài sản, Tổng Công ty đã sử dụng các khoản vay nợ ngắn hạn để tập chung đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng dự trữ hàng tồn kho song song với đầu tư các khoản tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên, đối với các khoản nợ ngắn hạn mà Tổng công ty đang tồn, cần xác định thời điểm thanh toán đối với từng khoản để đảm bảo, nếu không sẽ phát sinh tình trạng không có khả năng thanh toán gây khó khăn cho hoạt động SXKD. Nợ ngắn hạn của Tổng Công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng mạnh 8%, tương đương 21,528,051,351 đồng, trong cơ cấu nguồn vồn DN, tỷ trọng của nợ dài hạn chiếm phần trăm đáng kể (41% - 42%). Các khoản nợ dài hạn của DN chiếm tỷ trọng khá ít, không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty và có biến động không nhiều trong thời điểm thực hiện phân tích.

Về vốn chủ sở hữu: VCSH tăng lên đáng kể, tăng 18,459,223,630 đồng tức là tăng 4.8%, tuy nhiên tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn không có sự dịch chuyển đáng kể từ 59% năm 2018 xuống 58% năm 2019 tức là giảm 1%.

Qua việc so sánh tỷ trọng các bộ phận của nguồn vốn, nhóm phân tích đã đưa ra nhận xét về tình hình vốn của DN như sau: Thứ nhất, tỷ trọng của VCSH trong

cơ cấu nguồn vốn tăng lên chứng tỏ Tổng công ty có khả năng độc lập tài chính cao, bên cạnh đó sở hữu khả năng thanh toán là khá tốt với những khoản nợ phải trả. Hơn thế nữa, bởi tỷ trọng của VCSH vẫn cao trong cơ cấu nguồn vốn, chứng tỏ DN có khả năng độc lập về mặt tài chính cao nên nhóm phân tích đã chỉ ra rằng cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty vẫn chỉ ở mức độ tương đối tốt. Tuy nhiên tỷ trọng của các khoản nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn cũng là điều DN cần xem xét, bởi lẽ điều này giúp cho phần thuế TNDN của Tổng công ty phải nộp ngân sách ít hơn khi sử dụng nguồn VCSH để tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc Tổng công ty phải chi trả chi phí lãi vay khi sử dụng nguồn vồn vay nợ làm giảm thu nhập tính thuế của DN thông qua việc chi trả lãi vay. Việc sử dụng VCSH vay nợ của đối tác chứng tỏ Tổng công ty đang có bước đi tốt để tạo ra “lá chắn thuế”.

Bảng 3.6. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 65 - 71)

w