Bảng 3.13. So sánh tình hình phải thu với cùng ngành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 80 - 91)

HUG MSH TCM GIL TNG

Số vòng phải thu khách hàng Vòng 20,62 10,07 10,85 8,57 12,16

Thời gian một vòng quay

phải thu khách hàng Ngày 17 36 33 42 30

(Nguồn: Phòng KT của Tổng công ty May Hưng Yên)

Hình 3.3. So sánh phải thu khách hàng các doanh nghiệp trong ngành

(Nguồn: Phòng KT của Tổng công ty May Hưng Yên)

Nhóm phân tích nhận xét rằng: Do chính sách chặt chẽ trong việc thanh toán với đối tác trong khi ngành dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn của nước ta nên doanh thu thuần của Tổng công ty luôn tăng từ trước năm 2018 và giảm nhẹ ở năm 2019. Năm 2018, tỷ trọng các khoản phải thu KH trong tổng Tài sản không lớn, và chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn, còn khoản phải thu dài hạn gần như không có.

Việc số vòng quay nợ phải thu tăng đều theo các năm chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn nhanh, năm 2018 số vòng quay đạt 18,41 và tăng lên 20,62 vào năm 2019. Tuy tốc đốc tăng trưởng doanh thu tương đối ổn định nhưng chỉ số nợ của khách hàng lại giảm đi. Khi so sánh cùng ngành thì là Tổng công ty có chỉ số vòng quay nợ phải thu tốt nhất, điều này chúng nó DN có chính sách thanh toán ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh.

 Phân tích tình hình các khoản phải trả

Quan điểm của Tổng công ty là xây dựng chặt chẽ các chính sách thanh toán đối với người mua, ngoài ra Tổng công ty nhận khoản đặt cọc của khách hàng để tăng cường chiếm dụng vốn từ các đơn hàng chưa thực hiện. Tổng công ty luôn thực hiện nghiêm túc về việc nộp thuế của nhà nước, tạo niềm tin và uy tín cho các nhà đầu tư, khách hàng và cổ đông thông qua các khoản phải trả khác như thuế và các khoản phải nộp nhà nước, doanh thu chưa thực hiện. Các khoản phải trả ngắn hạn khác, chi phí phải trả ngắn hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả không chiếm nhiều tỉ trọng trong cơ cấu và ổn định theo các năm.

Bảng 3.14. Phân tích tình hình các khoản phải trả giai đoạn 2018- 2019

Chỉ tiêu

Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Số tiền TT Số tiền TT (%) (đồng) (%) (đồng) I, Nợ ngắn hạn 269,609,482,346 99.7% 291,137,533,697 99.7% 1. Phải trả người bán ngắn hạn 17,137,186,457 6.3% 19,915,884,510 6.8%

2. Người mua trả tiền

trước ngắn hạn 4,129,599,137 1.5% 2,435,923,128 0.8% 3. Thuế và các khoản

phải nộp 5,768,489,811 2.1% 1,014,112,102 0.3%

4. Phải trả người lao

động 84,772,015,723 31.4% 85,082,707,325 29.1%

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 159,145,000 0.1% 1,508,488,828 0.5%

6. Phải trả ngắn hạn

khác 2,533,774,898 0.9% 2,258,820,148 0.8%

7. Vay và nợ thuê tài

chính ngắn hạn 0.0% 16,258,900,000 5.6%

8. Dự phòng phải trả

ngắn hạn 47,788,875,707 17.7% 47,663,253,647 16.3% 9. Quỹ khen thưởng,

phúc lợi 107,320,395,613 39.7% 114,999,444,009 39.4%

II, Nợ dài hạn 717,820,763 0.3% 854,304,970 0.3%

A. NỢ PHẢI TRẢ 270,327,303,109 100.0% 291,991,838,667 100.0%

(Nguồn: Phòng KT của Tổng công ty May Hưng Yên)

Nhóm phân tích nhận xét rằng: Chính sách của Tổng Công ty là đảm bảo lợi ích cho nhân viên, tích cực sử dụng các biện pháp kích thích, khen thưởng thông qua các quỹ phúc lợi, đồng thời cố gắng hoàn trả các nghĩa vụ phải trả với người lao động tốt nhất khi liên tiếp số dư phải trả người lao động giảm tỷ trọng theo từng năm, cùng với đó là trích lập quỹ lương phải trả người lao động để đảm bảo lợi ích tối đa cho nhân viên của Tổng Công ty. Điều đó thể hiện qua tổng các khoản phải trả của công ty đang tăng lên theo từng năm, với mức ổn định từ 3-6% một năm, tăng 6% năm 2018 tương ứng 16.237 triệu đồng lên thành 270.327 triệu đồng và tăng nhẹ lên 291.991 triệu đồng vào năm 2019.

Ở mục Phải trả người lao động năm 2019 tăng một khoảng tương ứng 0,4% so với năm 2018 là 310.691.602 đồng. Về chính sách trả cổ tức cho cổ đông, Tổng Công ty luôn quan tâm tới cổ đông, và đồng thời như phân tích ở trên, Tổng Công ty luôn ưu tiên trả lương, thưởng cho người lao động, đồng thời tăng cường các quỹ phúc lợi, trích lập quỹ lương thông qua dự phòng là do chính sách của doanh nghiệp tập chung rất lớn vào lợi ích con người, từ nhà đầu tư, cổ đông tới lợi ích của chính người lao động bên trong doanh nghiệp. Đây là điều rất đáng khích lệ và hiếm gặp trong nền kinh tế hiện tại, rất ít doanh nghiệp có triết lý kinh doanh như ở Tổng công ty May Hưng Yên. Tuy nhiên Tổng Công ty cũng đang cân nhắc cân đối giữ lợi ích con người và doanh nghiệp, luôn có chính sách giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư vào hệ thống máy móc, tài sản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tránh chi quá nhiều dẫn tới tình trạng rủi ro tài chính mất khả năng thanh toán, phải sử dụng vốn vay tài chính, mục Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của DN thể hiện năm 2018 không có nhu cầu vay nợ tài chính, tuy nhiên năm 2019 doanh nghiệp đã phải sử dụng nguồn vay nợ tài chính là 16.259 triệu đồng. Cơ cấu khoản nợ phải trả người bán qua các năm có biến động không nhiều đến năm 2018 khoản mục này giảm mạnh xuống còn 17.137 triệu đồng, năm 2019 lại tăng thêm 16.2% tương ứng 2.778 triệu đồng lên thành 19.915 triệu đồng. Tuy nhiên khi xém xét, nhóm nhận thấy, tỷ trọng khoản phải trả người bán không thay đổi nhiều trong thời gian phân tích cụ thể đạt 6,34% năm 2018 và 6,8% năm 2019, điều này chứng tỏ khoản vốn chiếm dụng được của DN khác tằng lên. Bên cạnh đó, phần Người mua trả tiền trước cũng giảm nhẹ từ 4.129 triệu đồng xuống 2.435 triệu đồng.

Bảng 3.15. So sánh tình hình phải trả người bán so với các doanh nghiệp trong ngành

NĂM 2019

CHỈ TIÊU HUG MSH TCM GIL TNG

Số vòng quay phải trả người bán Vòng 16,49 21,13 12,59 6,06 17,06 Thời gian một vòng quay phải trả Ngày 22 17 29 59 21

(Nguồn:Phòng Kế toán Tổng công ty May Hưng Yên )

(Nguồn: Phòng Kế toán Tổng công ty May Hưng Yên)

Qua kết quả tính toán, nhóm phân tích nhận xét rằng: Số vòng quay phải trả người bán năm 2019 là 16.49 vòng, một vòng quay phải trả người bán đạt thời gian 22 ngày. Có thể đánh giá rằng, hai chỉ số này không biến động nhiều trong các năm gần đây chứng tỏ chính sách và uy tìn thanh toán của DN tương đối tốt. So sánh chỉ tiêu này với một số doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành cho thấy rằng những chỉ số về thanh toán của May Hưng Yên đứng thứ ba trong ngành, chỉ sau MSH (21,13) và TNG (17,06). Như vậy có thể một phần khẳng định khả năng thanh toán với người bán của Tổng công ty ổn định so với ngành.

3.5. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty May Hưng Yên

3.5.1. Những thành tựu đạt được

Bước đầu, tại Tổng công ty May Hưng Yên, các nhà quản trị đã có nhận thức đúng đắn về việc cần thiết phải phân tích BCTC, và thực hiện hoạt động này một các có chủ đích. Hoạt động phân tích BCTC tại Tổng công ty May Hưng Yên được xét là hoạt động thường niên và mang tính bắt buộc trong năm tài chính của DN. Kế hoạch phân tích BCTC được xây dựng hằng năm dưới sự kiểm soát của Ban giám đốc, Ban kiểm soát Tổng công ty. Sau khi thực hiện phân tích, những số liệu đã được nhóm phân tích tổng hợp và báo cáo với Ban giám đốc theo đúng trình tự quy định của kế hoạch phân tích từ đó có thể đưa ra một số nhận định cơ bản về khả năng tài chính và mức độ tự chủ DN cũng như tác động một phần đến việc ra quyết định của quản trị doanh nghiệp.

Hiện nay, kết quả thực hiện hoạt động phân tích BCTC của đã được cung cấp phục vụ cho nhà quản trị, đây là một trong những thông tin quan trọng giúp nhà quản trị căn cứ để đưa ra những chính sách, quyết định về chiến lược và hoạt động SXKD đúng đắn và có lợi cho DN. Tổng công ty May Hưng Yên đã biết sử dụng các nội dung cơ sở về phân tích BCTC để tiến hành hoạt động phân tích tại DN mình nhưng quy trình tổ chức phân tích của Tổng công ty chưa được quan tâm đúng mực dẫn đến quy trình xây dựng và

phân công tổ chức phân tích chưa thực sự hợp lý, không thấy được sự kết hợp của các công cụ và kỹ thuật phân tích nên kết quả phân tích không đem lại hiệu quả nhiều.

3.5.2. Những tồn tại hạn chế

Việc phân tích BCTC tại Tổng công ty May Hưng Yên những năm qua được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả, công tác phân tích mới chỉ phục vụ cho nhà quản trị và thông tin mang lại chưa thực sự khách quan. Kết quả phân tích còn khá đơn giản và sơ sài. Quy trình phân tích của Tổng công ty chưa được rõ ràng, rành mạch và khoa học đặc biệt trong việc phân công trách nhiệm và quy trình thực hiện phân tích. Một số điểm hạn chế về hoạt động phân tích BCTC tại Tổng công ty May Hưng Yên còn tồn tại có thể nêu ra dưới đây.

Chưa hợp lý và khoa học trong tổ chức phân tích BCTC

Do phân tích BCTC tại Tổng công ty May Hưng Yên chủ yếu phục vụ nhu cầu nội bộ vì thế các khâu thực hiện trong quy trình tổ chức phân tích bị rút gọn. Ví dụ kết quản phân tích chỉ được báo cáo với Ban giám đốc, Ban kiểm soát mà không được lưu thành hồ sơ, lưu lại để so sánh với cùng kỳ cách năm. Điều này khiến cho hoạt động phân tích BCTC từ hoạt động quan trọng với vai trò không thể thiếu lại trở thành công việc không có hiệu quả đánh giá cao. Bên cạnh đó, số liệu mà nhóm phân tích chỉ sử dụng chủ yếu trong BCTC của DN dẫn đến việc không đủ số liệu để đưa ra nhận xét sâu sắc về các chỉ tiêu và tình hình tài chính.

Khi thực hiện phân công nhiệm vụ cho Phòng kế toán giao cho các nhân viên phòng tạo thành nhóm phân tích BCTC, điều này làm cho đội ngũ phân tích đôi khi không đủ về số lượng, tính trách nhiệm không cao vì một người phải kiêm nhiệm các công việc kế toán trước khi thực hiện phân tích BCTC, một số nhân sự còn chưa thực sự có chuyên môn sâu về phân tích.

Điều này được thể hiện qua các bước của quá trình phân tích như sau

- Chuẩn bị phân tích: Nhóm nhân sự thực hiện phân tích BCTC còn kiêm nhiệm các công việc kế toán, dẫn đến sự chẩn bị cho việc phân tích BCTC không chu toàn, các số liệu đc thu thập, xử lý chỉ đơn thuần là các báo cáo tài chính sử

dụng bên cạnh đó phân công thực hiện phân tích chưa cụ thể, vì kiêm nhiệm các công tác kế toán khác nên nhóm phân tích được phân công không đủ thời gian và mức độ tập trung để thực hiện công việc một cách chi tiết và sâu sắc.

- Tiến hành phân tích: Nhóm phân tích chưa thực hiện một cách sâu sát, chỉ dừng lại ở việc so sánh các tỷ trọng hay chỉ tiêu tài chính mà không đi sâu vào mối quan hệ của nó. Bởi vì kế hoạch phân tích được lên chưa tối ưu và cẩn thận dẫn đến kế hoạch phân tích không đạt kết quả cao như mong muốn bởi lẽ yêu cầu ban đầu không rõ ràng và chung chung. Những số liệu được sử dụng trong quá trình phân tích được lấy chủ yếu trong BCTC, chưa có sự xuất hiện của các thông tin nội bộ hay thông tin phi tài chính. Vì vậy, khi hiệu quả của việc phân tích BCTC trở nên không đạt mục tiêu ban đầu, không giúp tác động khi nhà quản trị ra quyết định với những số liệu phân tích chưa sâu sắc và chỉ mang tính khách quan cao, các đánh giá lại chỉ dừng lại ở mức độ so sánh chứ không đưa ra các mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu.

- Kết thúc phân tích: Ngay từ khi lên kế hoạch thực hiện thì nội dung phân và mục tiêu phân tích đã chưa được cụ thể chỉ khái quát ở những nội dung tổng quan nên kết quả phân tích BCTC không thể cho biết chính xác thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty May Hưng Yên.

Dù DN cũng như các cá nhân thực hiện công tác quản lý DN đều ý thức được việc phân tích BCTC có ý nghĩa như thế nào, DN đã xây dựng nhóm và bước đầu có quy trình thực hiện hoạt động phân tích BCTC, tuy nhiên việc này chưa được giám sát và đòi hỏi kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng, dẫn đến các thông tin cũng cấp không có tính định hướng và khó có thể sử dụng trong tương lai. Tổng công ty cần phải xác định rằng thực hiện phân tích BCTC hay phân tích tài chính là để phát hiện những vấn đề tài chính xuất hiện trong quá trình SXKD, từ đó nội bộ DN có thể có những giải pháp để đảm bảo theo dự đoán về nhu cầu tài chính khi cần thiết.

Thiếu sót về sử dụng kết hợp các công cụ và kỹ thuật phân tích

trong quá trình phân tích BCTC và đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của phương pháp này, bên cạnh đó có sử dụng phương pháp đồ thị và Dunpont. Việc sử dụng chủ yến công cụ so so sánh khi phân tích bởi ưu điểm của phương pháp này tuy đơn giản, dễ tính toán và dễ dàng nhận biết sự biến động của từng khoản mục, từng chỉ tiêu phân tích nhưng khiến cho kết quá phân tích không có chiều sâu.

Cụ thể hơn, Tổng công ty May Hưng Yên mới chỉ áp dụng so sánh đơn giản theo chiều ngang và chiều dọc vì vậy kết quả phân tích còn mang tính rời rạc, chưa có hệ thống và chưa khoa học, bằng cách này không thấy được hợp lý của các chỉ tiêu phân tích. Mặt khác, việc Tổng công ty chỉ tiến hành phân tích số liệu BCTC trong hai năm liên nhau dẫn đết kết quả không thể đánh giá được quá trình phát triển chung của những năm trước và dự đoán chiều hướng biến động chỉ tiêu của những năm tới.

Tóm lại, công cụ và kỹ thuật phân tích mà Tổng công ty May Hưng Yên sử dụng vẫn còn đơn điệu nên chưa thể phản ánh được hết hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Mặc dù việc phân tích BCTC tại DN diễn ra hàng năm nhưng kết quả phân tích đem lại chưa cao. Do vậy trong thời gian tới DN có thể sử dụng thêm những phương pháp phân tích khác như phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị,... để hoàn thiện quá trình phân tích, phát huy chiều sâu của thông tin để từ đó đưa ra nhận xét đúng về bức tranh tài chính của Tổng công ty, từ đó nhà quản trị có thể đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý từ kết quả phân tích BCTC.

Nội dung thực hiện phân tích còn sơ sài chưa đầy đủ.

Tổng công ty May Hưng Yên mới chỉ thực hiện phân tích với nội dung ít ỏi, chưa thực sự đào sâu và phân tích kỹ lưỡng cũng như thể hiện được sử ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính với nhau mà chỉ dừng lại ở việc so sánh số liệu các kỳ để hình dung được xu hướng phát triển nhưng lại không thể hiện dược nhịp điệu tăng trường. Vì vậy, việc phân tích này trở nên hạn chế và không đảm bảo được mục tiêu ban đầu đưa ra, vì không có nhiều giá trị sử dụng đối với nhà quản trị khi đưa ra quyết định kinh doanh

doanh chỉ là phân tích các chỉ tiêu phản ánh quy mô của các hoạt động như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay, lợi nhuận sau thuế,... còn phân tích hiệu quả kinh doanh phải so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w