Bảng 3.8. Phân tích tình hình hiệu quả kinh doanh Tổng công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 74 - 76)

(đồng) (đồng) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) 1. DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ 673,105,092,549 713,395,232,588 40,290,140,039 5.99

2. Giá vốn hàng bán 406,127,914,703 444,585,604,586 38,457,689,883 9.47

3. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp dịch vụ 266,977,177,846 268,809,628,002 1,832,450,156 0.69

4. Doanh thu hoạt động tài chính 24,706,648,450 28,966,388,385 4,259,739,935 17.24

5. Chi phí tài chính (1,190,508,036) 2,475,298,764 3,665,806,800 -307.92

Trong đó: Chi phí lãi vay 44,767,043 26,772,888 (17,994,155) -40.20

6. Chi phí bán hàng 99,327,838,694 99,552,782,801 224,944,107 0.23

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 103,384,403,289 102,982,404,109 (401,999,180) -0.39

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 125,885,410,841 115,577,357,011 (10,308,053,830) -8.19

9. Thu nhập khác 1,041,831,650 433,160,466 (608,671,184) -58.42

10. Chi phí khác 28,356,226 94,277,800 65,921,574 232.48

11. Lợi nhuận khác 1,013,475,424 338,882,666 (674,592,758) -66.56

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 126,897,886,265 115,916,239,677 (10,981,646,588) -8.65

13. Lợi nhuận sau thuế TNDN 110,664,134,071 101,363,824,988 (9,300,309,083) -8.40

Qua phân tích số liệu, nhóm phân tích nhận xét rằng:

Trong thời gian phân tích công ty thực hiện kinh doanh có lãi, năm 2018 lợi nhuận trước thuế là 126,897,886,265 đồng, cùng kỳ năm năm 2019, lợi nhuận là 115,916,239,677 đồng , tuy có giảm 10,981,646,588 đồng tương ứng 8,65% nhưng trong tình hình cạnh tranh của ngành và chính sách phát triển ngành dệt may nói chung, Tổng công ty vẫn giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh và có lợi nhuận.

Có thể thấy trong hoạt động kinh doanh, nguồn thu chính của Tổng công ty đến từ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong năm 2019, doanh thu thuần bán hàng tăng 40,290,140,039 đồng tương ứng 5,99% so với năm 2018. Năm 2019 so với mức độ tăng trưởng doanh thu thì mức tăng về GVBH thấp hơn, cụ thể cùng với mức tăng của doanh thu thì GVHB năm 2019 tăng 38,457,689,883 đồng so với năm 2018, tức là tăng 9,47%. Số liệu cho thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu bán hàng thấp hơn GVHB là 3,48%, nguyên nhân là do sự thay đổi của các nhân tố tác động như nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng hoặc do thay đổi tỷ giá ngoại tệ của các lô hàng xuất khấu nên dù Tổng công ty tích cực đẩy mạnh tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng.

Về doanh thu đến từ hoạt động tài chính trong năm 2019 có hiệu quả chưa tốt làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 10,981,646,588 đồng. Cụ thể, doanh thu này đạt 28,966,388,385 đồng tăng 4,259,739,935 đồng so với năm 2018 tức là tăng 17,24 %. Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng mạnh 307,2% so với năm 2018, nhưng trong đó, chi phí lãi vay lại giảm từ 44,767,043 đồng xuống 26,772,888 đồng, tương ứng giảm 40,2%, điều này góp phần làm lợi nhuận giảm. Mặc dù VCSH của Tổng công ty chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, nhưng DN cần xem xét để đưa ra giải pháp để tăng doanh thu đến từ hoạt động tài chính hoặc làm giảm chi phí tài chính để tối ưu hơn.

Về hoạt động khác, hoạt động này cũng không có hiệu quả làm giảm lợi nhuận 674,592,758 đồng là do năm vừa qua tốc độ tăng của thu nhập khác là (58,42)% trong khi đó tốc độ tăng của chi phí khác lớn hơn gấp nhiều lần so với thu nhập khác là 232,48%.

3.4.5. Phân tích khả năng sinh lợi

Quan điểm của Tổng Công ty là luôn tập chung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để nâng cao tối đa hiệu quả kinh doanh. Do đó nhóm phân tích đặt ra mục tiêu cần đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản đã tốt chưa? Hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận có đạt kế hoạch đề ra? Vòng quay hàng tồn kho đã được kiểm soát chặt chẽ chưa? Để không lãng phí các nguồn lực dư thừa cũng như kiểm soát rủi ro từ hàng tồn kho trong xu hướng thời trang chuyển động nhanh như hiện nay. Về hiệu quả sử dụng vốn, Tổng Công ty cần nắm được tỷ suất sinh lợi để có cái nhìn chính xác về tình hình kinh doanh , hiệu quả sinh lợi của tài sản và doanh thu để đưa ra các chính sách về việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh hay mở rộng thu hút đầu tư từ các nhân tố bên ngoài.

Ngoài các công cụ phân tích so sánh như ở các nội dung trước thì để phân tích Tổng Công ty sử dụng thêm phương pháp Dupont để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và kết hợp hiệu suất sinh lợi của doanh thu vào nội dung phân tích này. Để có nhận xét về khả năng sinh lợi của DN, nhóm phân tích tiến hành phân tích các chỉ số: Khả năng sinh lợi của tài sản (ROA), khả năng sinh lợi của VCSH (ROE) và khă năng sinh lợi của doanh thu (ROS)

 Khả năng sinh lợi của tài sản

Bảng 3.9. Phân tích tỉ suất sinh lợi của tổng tài sản

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w