Tình hình lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU LÊN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM (Trang 47 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG

2.1.Tình hình lạm phát ở Việt Nam

Khi thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thì lạm phát, biến động giá cả tiêu dùng là hiện tượng thường không thể tránh khỏi. Có thể nói nó luôn đi đôi với tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy muốn ổn định nền kinh tế vĩ mô thì các nước đều phải rất coi trọng tình hình biến động của chỉ số giá tiêu dùng, tính toán và dự báo nó một cách thận trọng.

Có thể điểm qua tình hình lạm phát ở Việt Nam ta trong giai đoạn từ năm 2010- 2019 như sau:

Hình 2.1: Chỉ số CPI qua các năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Năm 2010-2011, lạm phát liên tục tăng cao từ 9.19% lên 18.6% do một số các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chủ trương của Nhà nước phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá: Ngày 8/10/2010 chính phủ đặt ra những chỉ tiêu phát triển không thực tế: 7%-7,5% mỗi năm trong 5 năm tới và 7%-8% trong năm 2011 -2020. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam trải qua nạn lạm phát vào năm 2010 cao hơn tất cả các nước láng giềng. Nhà nước không thề nhắm vào mức phát triển kinh tế cao trong khi trong khi cần phải chế ngự lạm phát. Để đạt được mục tiêu phát triển chính phủ gia tăng chương trình đầu tư công qua các doanh nghiệp nhà nước và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng.

- Do chính sách xã hội hóa học tập và giá của một số mặt hàng do nhà nước quản lý định hướng giá sang cơ chế thị trường: Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, nhà nước cho phép gia tăng giá xăng dầu trong nước cho phù hớp với giá xăng dầu trên thế giới và giá điện trong nước theo cơ chế thị trường. Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm phát trầm trọng hơn. Điện ở Việt Nam cũng được chính phủ bao cấp lâu nay. Giá thành cao hơn giá bán. Giá điện trung bình tại Việt Nam hiện nay là 5,2 cent/kWh (tính theo USD) chi bằng một nửa so với giá điện các nước trong khu vực. Chi phí sàn xuất ra 1 kWh điện trung bình từ 7 đến 12 cent. Việc hủy bỏ bao cấp là cần thiết và nhà nước đã cho phép tăng giá điện 15,3% bắt đầu có hiệu lực vào tháng 3/2011. Và mặc đù đã được điều chỉnh tăng giá điện vào đầu năm 2011, nhưng do thiếu nợ chồng chất hàng nghìn tỷ đồng nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn tiếp tục đề xuất tăng giá lần hai, với mức dự kiến tăng 11% vào tháng 11. Việc tăng giá xăng là một việc không thể tránh được vì giá xăng dầu trên thế giới tăng và Việt Nam là một nước nhập khẩu xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu.

- Tác động của giá cả trên thị trường: Đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước (giá dầu thô trên thị trường thế giới năm 2010 bình quân tăng trên 30%)

Năm 2012-2015, lạm phát liên tục giảm mạnh nhờ vào việc phối hợp tốt những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt. Nợ xấu và nợ công ở mức cao đang là nguyên nhân dẫn đến đầu tư thấp, tăng trưởng thấp và lạm phát thấp tại Việt Nam.

- Giá cả các hàng hóa thế giới giảm nên giá hàng hoá nhập khẩu cũng giảm, riêng giá xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 đã có 19/24 lần điều chỉnh giảm giá, mức điều chỉnh giảm giá xăng dầu ngày 22/12/2014 đã khiến giá xăng và dầu diesel giảm khoảng 26%, dầu hỏa giảm 22%, mazut giảm 28,2% so với cuối năm 2013, đây là nguyên nhân chính khiến giá của nhóm hàng giao thông giảm mạnh trong năm 2014 và góp phần gián tiếp làm giá của các nhóm hàng khác cũng giảm theo. Nhìn trên thị trường, năm 2015 rất nhiều hàng hóa từ giày dép, quần áo, thậm chí là thực phẩm như các loại thịt bò, thịt gà... được nhập khẩu và bày bán tràn lan trên thị trường với giá rẻ hơn hàng sản xuất trong nước. Tổng cung tăng nhanh trong khi tổng cầu không theo kịp đã khiến hàng sản xuất trong nước dư thừa và qua đó tác động tới giá cả thị trường, đẩy CPI xuống thấp. Một khía cạnh khác cũng cần nói tới. Đó là nếu như trước đây, chuyện nhập khẩu lạm phát đã đẩy lạm phát những năm 2008, 2011 lên 19-20%, thì năm 2015, nhập khẩu lạm phát lại kéo CPI trong nước xuống thấp. Chỉ riêng việc giá dầu thô giảm đã làm CPI năm 2015 giảm 1,2%.

Năm 2016- 2019, lạm phát ổn định ở mức xấp xỉ 3%, đạt mục tiêu đề ra. - Lạm phát năm 2016 tăng đáng kể so với năm 2015 nhưng gần sát so với mức dự kiến của Chính phủ. Những năm trước, CPI tăng và chênh lệch lớn so với dự kiến đều xuất phát từ nhiều yếu tố tác động mà Nhà nước không nhận biết hoặc không đánh giá được; Còn năm 2016, yếu tố chủ yếu làm CPI tăng lại chính là xuất phát từ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ ban hành và điều này cho thấy tính chủ động trong quản lý điều hành giá của Nhà nước.

+ Năm 2016, CPI của nhóm dịch vụ y tế có mức tăng lớn nhất, tiếp đến là nhóm giáo dục. Cả hai nhóm trên là yếu tố chủ yếu tác động tới mức tăng

CPI cả năm 2016. Số liệu thống kê CPI theo 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ quan trọng các năm 2013 –2016 cho thấy, trong số 11 nhóm hàng hoá, dịch vụ thì 9 nhóm là có mức độ tăng ở các năm với mức tương đương nhau và ít có biến động lớn (lương thực, thực phẩm; đồ uống, thuốc lá; may mặc, dày dép; vật liệu xây dựng; đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính viễn thông; văn hoá, thể thao và khác).

+ Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định, một số mặt hàng có xu hướng giảm mạnh trong quý I và quý III như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép nên chỉ số giá nhập khẩu năm 2016 so năm 2015 giảm 5,35%, chỉ số giá xuất khẩu giảm 1,83%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp (PPI) giảm 0,49%.

+ Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới những tháng cuối năm 2015 và hai tháng đầu năm 2016 giảm mạnh, nên giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm 10 đợt (vào các tháng 1,2,7,8,11). Giá dầu Brent bắt đầu tăng trở lại từ giữa tháng 3 năm 2016, bình quân từ thời điểm 01/1/2016 đến thời điểm 20/12/2016 ở mức 44,96$/thùng, tuy nhiên mức này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 54,65$/thùng của bình quân năm 2015. Trong nước, giá xăng dầu bình quân năm 2016 giảm 15,95% so năm trước và giảm 3,35% so tháng 12 năm trước, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng giao thông năm 2016 giảm 7,31% so với năm trước và giảm 1,12% so tháng 12 năm trước.

- Năm 2017, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12/2016. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2017. Giải thích một số yếu tố gây tăng giá trong năm 2017:

37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính tại 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế. Tính đến ngày 20/12/2017, đã có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 37,3% so với cuối năm 2016 và bình quân cả năm 2017 tăng 57,91% so với năm 2016 làm cho CPI năm 2017 tăng khoảng 1,35% so với tháng 12/2016 và CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 2,04% so với năm 2016. Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ- CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, các tỉnh đã tăng học phí các cấp học. Điều này đã làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục trong năm 2017 tăng 7,29% so với tháng 12/2016 và bình quân cả năm 2017 tăng 9,1% so với bình quân năm 2016, tác động làm cho CPI năm 2017 tăng khoảng 0,41% so với tháng 12/2016 và CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5% so với năm 2016.

+ Ngoài ra, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong năm 2017 tăng khá mạnh, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm ngày 01/01/2017 đến thời điểm ngày 20/12/2017 ở mức 54,49 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 45,13 USD/thùng của bình quân năm 2016. Trong nước, giá xăng dầu tính đến ngày 10/12/2017 được điều chỉnh 10 đợt tăng và 8 đợt giảm, hai đợt không đổi, tổng cộng giá xăng tăng 1.040 đồng/lít; dầu diezel tăng 1.260 đồng/lít, làm cho giá xăng dầu bình quân năm 2017 tăng 15,49% so với năm 2016, góp phần tăng CPI chung 0,64%.

- Năm 2018 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018.

+ Về yếu tố gây tăng giá trong năm 2018, giá dịch vụ y tế tăng theo lộ trình khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 13,86% làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018 tăng 7,06% so với cùng kỳ, tác động làm cho CPI năm 2018 tăng 0,36% so với cùng kỳ. Năm 2018, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng khá mạnh đến đầu tháng 10/2018, sau đó giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh cho đến thời điểm cuối tháng 12/2018. Tuy nhiên, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2018 đến thời điểm 20/12/2018 ở mức 71,6 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 54,53 USD/thùng bình quân năm 2017 tăng 31,3%. Trong nước, giá xăng A5 được điều chỉnh 8 đợt tăng, 8 đợt giảm, tổng cộng giảm 1.190 đồng/lít; giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 11 đợt và giảm 8 đợt, tổng tăng 840 đồng/lít, làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu bình quân năm 2018 tăng 15,25% so với cùng kỳ góp phần tăng CPI chung 0,64%.

+ Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2018 cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI, đó là: giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theo Thông tư số 15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, theo đó chỉ số giá dịch vụ y tế tháng 7/2018 giảm 7,58% góp phần giảm CPI chung 0,29%.

- Lạm phát được kiểm soát trong năm 2019 nhờ giá hàng hóa thế giới giảm, chính sách tín dụng thận trọng, tỷ giá ổn định và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều, cụ thể:

+ Tổng quát nhất là quan hệ giữa sản xuất và sử dụng GDP, giữa cung và cầu. Trong năm 2019 đã xuất siêu trên 9,94 tỷ USD- cao nhất các năm từ trước tới nay. Xuất siêu cũng có nghĩa là sản xuất ở trong nước (GDP) cao hơn tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước. Đó cũng là cung lớn hơn cầu. Xét về tổng quát thì như vậy, còn xét về mặt hàng cụ thể, thì hiện có nhiều mặt hàng sản xuất trong nước cung đã vượt cầu, do xuất khẩu bị giảm so với cùng kỳ năm trước, có loại còn bị giảm sâu (như gạo, cà phê, thủy sản, rau quả, hạt điều, hạt tiêu, sắn và sản phẩm từ sắn,…). Theo quy luật khách quan khi sản xuất lớn hơn sử dụng, cung lớn hơn cầu thì quy luật tất yếu sẽ làm cho giá tiêu dùng ổn định, thậm chí còn giảm xuống.

+ Một yếu tố sâu xa, tiềm ẩn của lạm phát là chất lượng tăng trưởng đã có cải thiện một bước. Hiệu quả đầu tư được cải thiện thể hiện ở hệ số ICOR (để tăng 1 đồng GDP thì phải đầu tư bao nhiêu đồng vốn) từ vài năm nay đã giảm xuống dưới 6 lần. Năng suất lao động tiếp tục tăng với tốc độ cao (6,2%). Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng và đạt mức khá (nếu bình quân 2011- 2015 đạt 33,58%, thì bình quân 2016-2018 đạt 43,29%, năm 2019 đạt 46,11%

- tức là tỷ trọng đóng góp của 2 yếu tố tăng lượng vốn và tăng số lượng lao động đang làm việc đã giảm từ 66,42% xuống còn 53,89%).

+ Một yếu tố trực tiếp tác động và làm cho lạm phát bộc lộ ra là yếu tố tài chính, tiền tệ. Tỷ lệ so với dự toán năm và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước của tổng thu cao hơn của tổng chi ngân sách. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng thấp hơn định hướng; cơ cấu tín dụng được chuyển dịch theo xu hướng tích cực; tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%, nếu kể cả số bán cho Công ty quản lý tài sản - VAMC chưa xử lý được và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì đã giảm so với các năm trước (5,39% so với 12,08% cuối năm 2016, 7,36% cuối năm 2017, 5,85% cuối năm 2018). Tốc độ tăng tỷ giá VND/USD bình quân năm vẫn còn thấp (tăng 0,09%), đây là kết quả tích cực đạt được trong điều kiện tỷ giá nội tệ/USD của nhiều nước tăng cao hơn nhiều. Giá vàng trong nước tăng cao (năm 2019 tăng 17,4%), nhưng chủ yếu do giá thế giới tăng cao hơn, nên chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã giảm mạnh so với trước kia. Điều đó chứng tỏ tâm lý găm giữ ngoại tệ và vàng đã giảm, lòng tin vào đồng tiền quốc gia tăng lên.

+ Một yếu tố quan trọng khác tác động đến lạm phát là kết quả tích cực của việc quản lý điều hành của Nhà nước. Tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu và thuộc loại cao trên thế giới. Các loại giá do Nhà nước quyết định để thực hiện lộ trình giá thị trường từ năm ngoái đến nay đã linh hoạt, phù hợp với mức độ lạm phát theo mục tiêu. Tỷ lệ lạm phát cơ bản bình quân năm nay tuy cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn còn thấp xa so với CPI bình quân. Việc tranh thủ khi diễn biến CPI tăng thấp và khi có lượng ngoại tệ từ các nguồn tăng khá (do cán cân thương mại thặng dư, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng, kiều hối tăng, chi tiêu của khách quốc tế tăng…) để tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục, vượt qua ranh giới an toàn (vượt 3 tháng nhập khẩu) vừa góp phần làm tăng tính thanh khoản và an toàn tài chính, vừa chủ

động, linh hoạt can thiệp thị trường ngoại hối, vừa kiểm soát lạm phát theo mục tiêu… Các giải pháp điều hành thị trường ngoại tệ tiếp tục thực hiện vừa chủ động, linh hoạt (điều hành tỷ giá trung tâm, lãi suất huy động ngoại tệ bằng 0,…).

Tuy nhiên, sang năm 2020, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ là một thách thức khi giá hàng hóa thế giới dự báo phục hồi và cầu trong nước tiếp tục xu hướng tăng. Để kiểm soát được lạm phát trong năm 2020, các

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU LÊN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM (Trang 47 - 55)