Thân bài: Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lươgj) (Trang 25 - 30)

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

b. Thân bài: Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.

cách bám sát truyện gốc.

3,0c. Kết bài: c. Kết bài:

Nêu kết thúc (phần) truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

0,5Lưu - HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích đã biết. 0,25 Lưu - HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích đã biết. 0,25

ý HS biết chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện đảm bảo nội dung của truyện gốc.

- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết.

- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. 0,5 0,25 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ... ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Năm học 2021-2022 Môn Ngữ văn - Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I. ĐỌC (5,0 điểm)

“Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. [...]

Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm, điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. […]

Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức kí họa; thế là

tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.”

(Trích “Những tấm lòng cao cả”, E.Đ. A-mi-xi, NXB Văn học, 2013)

I. Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vàobài làm với mỗi câu sau: (2,0 điểm) bài làm với mỗi câu sau: (2,0 điểm)

Câu 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

A. Ngôi thứ nhất, tác giả là người kể chuyện. B. Ngôi thứ hai, tác giả là người kể chuyện.

C. Ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình. D. Ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” là người kể chuyện.

Câu 2. Đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề. B. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề, bố mẹ của cậu bé thợ nề.

C. Nhân vật tôi, bố mẹ của nhân vật tôi. D. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề, bố mẹ của nhân vật tôi.

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào;...”

A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ

Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng về nhân vật cậu bé thợ nề?

A. Cậu bé con nhà khá giả B. Cậu bé rất khéo tay

C. Cậu bé mạnh dạn và tinh nghịch D. Cậu bé ăn mặc đẹp và ấm

Câu 5. Chọn đáp án có phần giải thích phù hợp với nghĩa của từ “nhẫn nại”?

A. Kiên trì, bền bỉ làm việc gì đó B. Chăm chỉ làm bài tập

C. Khi gặp khó khăn thì dễ dàng bỏ cuộc D. Mạnh mẽ, dũng cảm, không sợ hãi

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là từ láy?

A. Khéo léo B. Nhăn nhó C. Đứng vững D. Lạ lùng

Câu 7. Khi được mẹ của nhân vật tôi khâu lại cho chiếc khuy áo, cậu bé thợ nề đã có thái độ như thế nào?

A. Vui mừng, hạnh phúc B.Từ chối C.Xấu hổ, lúng túng D.Thích thú

Câu 8. Theo đoạn văn bản, chi tiết nào sau đây cho thấy bố mẹ cậu bé thợ nề rất yêu thương cậu ấy?

A. Cậu mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao.

B. Quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn

C. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc.

D. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

Câu 1. Trong đoạn trích đã cho, cậu bé thợ nề đã kể cho nhân vật tôi nghe về gia đình mình. Em hãy ghi lại các chi tiết đó.

Câu 2. Đọc lại đoạn văn: “Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo”. Theo em, tại sao người bố lại không muốn con phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế?

Câu 3. Qua đoạn trích, em rút ra những bài học nào cho bản thân về cách đối xử với bạn bè và những người xung quanh?

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Em hãy đóng vai nhân vật Lý Thông kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Thạch Sanh . HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. Đọc (5,0 điểm) I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A B B C C B

Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm, câu chọn sai hoặc thừa không cho điểm.

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

CÂU U

NỘI DUNG

1 Các chi tiết

- Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép

- Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc.

Theo em người bố lại không muốn con phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế vì:

- vì bố muốn thể hiện sự tôn trong đối với cậu bé thợ nề ,không chê cậu bẩn …

- Hãy quan tâm bạn bè hơn nhất là những bạn có hoàng cảnh khó khăn

- Hãy tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người

- Hãy tôn trọng người khác….

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

NỘI DUNG

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai nhân vật Lí Thông.

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc; tránh làm thay đổi; biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.

- Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yếu tổ miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

a. Mở bài: Nhân vật tự giới thiệu về mình và phần câu chuyện được kể.

b. Thân bài: Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc. gốc.

c. Kết bài:

Nêu kết thúc (phần) truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

- HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích. HS biết chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện đảm bảo nội dung của truyện gốc. (0.25 điểm)

- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)

- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25

PHÒNG GD - ĐTHUYỆN ... HUYỆN ...

TRƯỜNG THCS XUÂN ĐÀI

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌCKÌ II KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn Ngữ văn – lớp 6 (Thời gian làm bài 90 phút) Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân.

Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi

trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. ( Nguồn internet)

Câu 1. (2,0 điểm) Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lươgj) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w