Trong mô hình này người ta sử dụng 3 loại mô hình và 3 phân hệ.
Hình 1.4. Phân hệ của hệ hỗ trợ quyết định a. Quản lý dữ liệu
- Gồm 1 hoặc nhiều cơ sở dữ liệu chứa các dữ liệu, tình huống, sự kiện trong thế giới thực, được quản lý bởi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, được sử dụng để kết nối đến các kho dữ liệu, nguồn dữ liệu, các tri thức của các đối tượng, đến các yếu tố ảnh hưởng trong và ngoài tổ chức của vấn đề cần ra quyết định.
- Quản lý dữ liệu có ảnh hưởng như cơ sở tri thức trong quá trình giải quyết 1 vấn đề. Do vậy, dữ liệu cần quan tâm là nguồn dữ liệu được lấy như thế nào, độ chính xác, phạm vi hoạt động.
- Nguồn dữ liệu được xác định từ nội bộ tổ chức trong và ngoài của môi trường ra quyết định, nó bao gồm dữ liệu về nhân sự, về đơn vị, các yếu tố kĩ thuật, nền tảng kinh tế, yếu tố chính trị. Ngoài ra còn có thông tin về đối tượng ra quyết định, người quản lý và các đối tượng chịu ảnh hưởng của quyết định.
Các hệ thống máy tính khác Internet, intranet và extranet Dữ liệu: Trong và ngoài Quản lý dữ liệu
Quản lý mô hình Các mô hình ngoài
Các phân hệ dựa trên kiến thức
Phân hệ giao diện người dùng Nhà quản lý (người dùng) Cơ sở kiến thức tổ chức
20
- Thu thập dữ liệu: sử dụng các phương pháp thủ công hay các công nghệ trong quá trình thu thập đó là các câu hỏi, quá trình quan sát, các nghiên cứu, phỏng vấn, các tri thức thu được từ các máy. Khi đó, chia các dữ liệu thu thập theo mức độ ảnh hưởng theo phương pháp thu thập thành 4 loại:
+ Dữ liệu thô: không bị thay đổi khi có tác động từ môi trường bên ngoài, dữ liệu này được thu thập khi quá trình thực hiện đã biết.
+ Dữ liệu không đủ do thời gian thực hiện chưa hết.
+ Dữ liệu không chính xác do thiếu các yếu tố đặc trưng nhưng thời gian thu thập đủ.
+ Dữ liệu không đúng, nó dưới mức của độ tin cậy cho phép.
- Chất lượng của dữ liệu thường bị ảnh hưởng bởi các phạm trù như ngoại cảnh, nội tại, các yếu tố đặc trưng thông qua tính toàn vẹn, đầy đủ, dẫn xuất.
- Các mô hình CSDL: + Mô hình quan hệ. + Mô hình phân cấp.
+ Mô hình hướng đối tượng. + Mô hình phân tán.
- Quá trình quản lý dự án được xây dựng dựa trên 3 quá trình:
+ Thu thập dữ liệu: là quá trình trích dẫn dữ liệu từ các nguồn, từ môi trường trong thế giới thực.
+ Kho dữ liệu: được xây dựng từ quá trình thu thập nhưng được tổ chức. + Truy xuất dữ liệu: là quá trình lấy dữ liệu từ các kho dữ liệu để thực hiện xử lý các vấn đề của bài toán.
b. Quản lý mô hình
- Gồm việc quản lý các đối tượng, các công nghệ, các phương pháp được sử dụng để tổ chức xây dựng mô hình, chúng thực hiện tương tác với môi trường bên ngoài, với dữ liệu, với giao diện người dùng, với các phương pháp giải quyết vấn đề trong hệ tri thức.
- Các mô hình cơ bản:
+ Các chiến lược, chiến thuật.
21 + Các phương pháp lập luận.
+ Các phương pháp suy diễn. + Các mô hình ngữ cảnh. + Các kịch bản xây dựng.
+ Các mô hình xác định yêu cầu ràng buộc. c. Các mô hình ngoài
- Là các mô hình hệ thống không thuộc tổ chức ra quyết định nhưng chịu ảnh hưởng khi có quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
- Việc xác định ảnh hưởng của các mô hình ngoài, người ta thường sử dụng các phương pháp thống kê để thống kê đến việc tác động các ràng buộc của các yếu tố ra quyết định. Khi đó, chúng ảnh hưởng đến quá trình nâng cao của các mô hình trong các hệ hỗ trợ ra quyết định, đồng thời chúng có thể trợ giúp cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình thực thi. Khi đó, năng lực của hệ hỗ trợ quyết định sẽ phụ thuộc 1 phần vào các mô hình ngoài.
Phân hệ dựa trên tri thức:
- Cung cấp khả năng giải quyết 1 vấn đề trên 1 khía cạnh nào đó, chịu ảnh hưởng bởi năng lực người giải quyết, đồng thời nó ảnh hưởng bởi thâm niên trong quá trình làm việc.
- Phân hệ dựa trên tri thức đóng vai trò như mô tơ suy luận của hệ chuyên gia. - Quan hệ dựa trên tri thức có thể trợ giúp các quyết định dựa trên kiến thức, đặc biệt là các bài toán phi cấu trúc, nó không trực tiếp giải quyết bằng quá trình tính toán mà dựa trên cảm tính của người ra quyết định. Khi đó, nó trợ giúp cho các mô hình hóa các quyết định thông minh, giúp người sử dụng xây dựng, áp dụng và quản lý các mô hình hỗ trợ cho quá trình xác định các thông tin ra quyết định như các mô hình nhận thức của con người, các mô hình xác định các nhu cầu người sử dụng. Các mô hình xác định các nhu cầu thỏa mãn người sử dụng.
- Phân hệ dựa trên tri thức sẽ cung cấp các phương thức giải quyết vấn đề mang tính thông minh, tích cực và dựa trên kiến thức, nó đề cập tới cách thức giải quyết vấn đề của người ra quyết định. Một hệ hỗ trợ tốt khi đó nó được cung cấp nhiều cách thức giải quyết vấn đề đặc biệt là các bài toán phi cấu trúc. Đồng thời,
22
nó phải có 1 lượng tri thức lớn trong quá trình khai thác để dữ liệu trong các hệ hỗ trợ ra quyết định đảm bảo các yêu cầu, liên quan đến quyết định.
d. Các phân hệ giao diện người dùng
- Là thành phần trung gian trong các hệ thống, thực hiện trao đổi thông tin giữa người sử dụng với hệ thống, với các hệ hỗ trợ quyết định, thực hiện trao đổi thông tin giữa người dùng với các mô hình.
- Giao diện người dùng dựa trên bộ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Khi đó, nó biên dịch từ ngôn ngữ tự nhiên thành ngôn ngữ máy và ngược trở lại.
- Việc xây dựng giao diện người dùng trong hệ hỗ trợ ra quyết định thường dựa trên việc thiết kế giao diện ngôn ngữ tự nhiên. Ở phong cách này, người dùng tương tác với hệ thống gần giống với thế giới thực. Khi xử lý hệ thống chuẩn hóa dữ liệu đầu vào, tiến trình đối thoại trong phong cách này cho phép thích nghi với các thao tác, hoạt động.
Hình 1.5. Phân hệ giao diện người dùng
Quản lý dữ liệu và hệ quản trị cơ sở
dữ liệu
Phân hệ dựa trên kiến thức
Các phân hệ dựa trên kiến thức
Phân hệ giao diện người dùng Người dùng Bộ xử lý ngôn ngữ tự nhiên Quản lý mô hình và hệ quản trị cơ sở mô hình Nhập Các ngôn ngữ hành động Xuất Các ngôn ngữ hiển thị
23 e. Người dùng
- Là những người trực tiếp sử dụng hệ hỗ trợ ra quyết định, cần thấu hiểu người sử dụng để cung cấp các tính năng trong việc phân tích giải quyết, giải thích các kết quả thu được dựa trên:
+ Cách thức tham gia của người sử dụng: người tạo quyết định, báo cáo trên cơ sở cho phép. Khi đó, hệ thống phân tích dữ liệu, các mô hình tính toán để đưa ra các hỗ trợ quyết định, người sử dụng là một thành viên hỗ trợ cho quá trình ra quyết định.
+ Chuyên gia sử dụng: là những người trực tiếp ra và sử dụng hệ hỗ trợ ra quyết định. Khi đó, người dùng có thể kiểm tra trực tiếp cách thức giải quyết vấn đề của quá trình ra quyết định.
- Vai trò của người dùng có thể ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu và quá trình phân tích các kết quả thu được từ hệ hỗ trợ ra quyết định.
24
CHƯƠNG 2.
QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH PHÂN CẤP AHP CHO TRỢ GIÚP QUYẾT ĐỊNH 2.1 Tiếp cận phương pháp, nghiên cứu quá trình AHP
Analytic Hierarchy Process (AHP) là một phương pháp so sánh định lượng được sử dụng để chọn một giải pháp ưa thích bằng cách sử dụng cặp so sánh của các giải pháp dự trên hiệu quả tương đối của chúng đối với tiêu chí.
AHP cũng là phương pháp phân tích thứ bậc. Phương pháp này bắt đầu từ việc xây dựng sơ đồ cây thứ bậc, bao gồm một số bước so sánh từng cặp tiêu chí, từng cặp phương án theo tiêu chí. Kết quả so sánh chính là trọng số.
Đặc điểm của phương pháp AHP là việc tính toán tỉ số tương quan. Trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể thiết lập được quan hệ bắc cầu trong khi so sánh từng cặp (ví dụ phương án A có thể tốt hơn phương án B, phương án B có thể tốt hơn phương án C).
AHP có thể giúp xác định và đánh giá lượng hóa các tiêu chí, phân tích các dữ liệu thu thập được theo các tiêu chí đó, và thúc đẩy việc ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn. Nó giúp cân nhắc và đo lường các yếu tố cả về chủ quan và khách quan, tạo nên một cơ chế hữu dụng để đảm bảo tính nhất quán trong việc đánh giá, đo lường các giải pháp và các đề xuất được đưa ra trong nhóm làm việc.
AHP là một phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi giáo sư Thomas L. Saaty. Dựa trên so sánh cặp, AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính: phân tích, đánh giá và tổng hợp. Trước tiên, AHP phân tích một vấn đề phức tạp, đa tiêu chí theo cấu trúc thứ bậc.
Hình 2.1. Phương pháp AHP Mục tiêu
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
25
Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với mục tiêu, được phân tích qua các tiêu chí lớn và các tiêu chí thành phần, cấp bậc cuối cùng thường bao gồm các phương án có thể lựa chọn. Quá trình đánh giá sử dụng ma trận so sách cặp với thang điểm 9, xác định trọng số dựa trên vector riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất, sau đó kiểm tra hệ số nhất quán. Cuối cùng, tất cả các trọng số được tổng hợp lại để đưa ra quyết định tốt nhất.
2.1.1 Chức năng chính của AHP
AHP là phương pháp có nhiều loại ứng dụng khác nhau. Những lý do chính cho sự phổ biến của mô hình AHP là do ba chức năng chính. Chúng là những cấu trúc phức tạp, mang tính định lượng và tổng hợp.
Sự phức tạp trong cấu trúc của mô hình AHP được giải quyết dựa trên ý tưởng rằng các vấn đề phức tạp nên được trình bày theo một cách sao cho ngay cả những người không qua đào tạo chính thức cũng có thể hiểu nó. Sự đơn giản của AHP đi lên từ “cấu trúc thứ bậc phức tạp tạo thành cụm đồng nhất các yếu tố”.
Điểm thứ bậc mang tính trực quan của AHP tạo cho nó khả năng có thể được hiểu một cách nhanh chóng bởi tâm trí của con người và nhờ đó AHP cũng có thể được nhìn thấy dưới dạng thức thân thiện hơn để giúp hiển thị một cách đơn giản các tình huống và vấn đề phức tạp sao cho tâm trí con người có thể hiểu được.
Trước quyết định thiết kế các mô hình khác nhau từ mô hình AHP đối với các yếu tố được định lượng. Quá trình MAUT (Multi-Attribute Utility Theory: lý thuyết tiện ích đa thuộc tính) là một ví dụ điển hình về một mô hình sử dụng phương pháp đo lường khoảng thời gian hay vì đo lường thang đo có quy mô lớn hơn, chẳng hạn như thang đo tỷ lệ mà AHP sử dụng. Lý do cho việc “sử dụng thang đo tỷ lệ trong các phương pháp phân cấp có cấu trúc là do các ưu tiên (giống như trọng số) của các yếu tố ở mọi cấp của hệ thống phân cấp được xác định bằng cách nhân các điểm số ưu tiên của các yếu tố ở cấp đó với các điểm số ưu tiên của các yếu tố cha”.
Có thể chức năng đáng chú ý nhất của AHP sẽ khác biệt so với các phương pháp phân tích khác là do khả năng “đo lường và tổng hợp nhiều yếu tố trong hệ thống phân cấp”. Điều này khá quan trọng vì có rất nhiều công cụ và quá trình khác
26
nhau có thể sử dụng để phân tích nhưng có rất ít phương pháp có thể dùng để tổng hợp các phân tích. Đây là một ưu điểm rất lớn của phương pháp phân tích quá trình bậc thang.
2.1.2 Các mức ưu tiên trong AHP
Tác giả của phương pháp AHP, giáo sư Thomas L. Saaty, đã công bố rằng có bốn ưu tiên khác nhau cần được lưu ý khi thực hiện một phân tích dựa trên quá trình phân tích hệ thống phân cấp là:
1. Xác định vấn đề và xác định các loại kiến thức tìm kiếm.
2. Cấu trúc của hệ thống phân cấp ra quyết định xuất phát với mục tiêu của quyết định, sau đó các mục tiêu được phân rã theo một quan điểm rộng, thông qua các cấp trung gian (theo tiêu chuẩn các yếu tố tiếp theo bị phụ thuộc) đến mức thấp nhất (mà thường là một tập hợp các phương án lựa chọn thay thế).
3. Xây dựng một tập hợp các ma trận so sánh cặp. Mỗi phần tử trong một cấp bậc trên được sử dụng để so sánh các yếu tố ở cấp độ dưới trực tiếp của nó với trọng số của nó.
4. Sử dụng những ưu tiên thu được từ sự so sánh cân nhắc những ưu tiên ở cấp độ trực tiếp ngay bên dưới. Làm điều này cho mỗi phần tử. Sau đó, cho mỗi phần tử ở cấp độ dưới đây thêm giá trị của nó và có được ưu tiên tổng thể hoặc toàn cục. Tiếp tục quá trình này với điểm số và điểm bổ sung cho đến khi thu được những ưu tiên cuối của các phương án lựa chọn thay thế ở tầng dưới cùng hệ thống phân cấp bậc thang.
Saaty đã cung cấp các quy tắc cơ bản về cách thức tiến hành với các ưu tiên trong quá trình phân tích hệ thống phân cấp. Quá trình chính của nó bao gồm khá nhiều tính toán định lượng và trong một số trường hợp gặp phải vòng lặp thì sự lặp đi lặp lại là cần thiết. Bằng cách hoàn thành các chủ đề được đề xuất bởi giáo sư Thomas L. Saaty, các yếu tố được chọn phải là một tập hợp các ưu tiên cho bảng AHP.
27
2.1.3 Thang đo cơ bản trong AHP
Quá trình phân tích hệ thống phân cấp sử dụng thang đo cơ bản (được hiển thị trong bảng 2.1 dưới đây). Thang đo cơ bản của AHP khác với các loại thang đo khác bởi vì nó không đo lường một yếu tố lớn hơn yếu tố khác bao nhiêu lần, nhưng nó giúp hiển thị một phần của yếu tố lớn hơn yếu tố khác là bao nhiêu. Vì vậy, các bảng cơ bản phải được đọc theo cách mà có thể phản ánh được sự khác biệt rất nhỏ giữa hai đối tượng được khảo sát.
Bảng 2.1. Thang đo cơ bản (Độ ưu tiên cho các tiêu chí)
Mức độ ưu tiên Giá
trị số
Ưu tiên bằng nhau (Equally preferred) 1
Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải (Equally to moderately preferred) 2
Ưu tiên vừa phải (Moderately preferred) 3
Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên (Moderately to strongly preferred) 4
Hơi ưu tiên hơn (Strongly preferred) 5
Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên (Strongly to very strongly preferred) 6
Rất ưu tiên (Very strongly preferred) 7
Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên (Very strongly to extremely preferred) 8
Vô cùng ưu tiên (Extremely preferred) 9
Trong thang đo cơ bản của phương pháp AHP được hiển thị ở bảng 2.1, chúng ta có thể nhìn thấy hai cột khác nhau được phân chia riêng biệt. Cách phổ biến nhất để chúng ta có thể hiển thị cường độ của tầm quan trọng của yếu tố nhất định nào đó so sánh với yếu tố khác là sử dụng một thang đo với 9 mức điểm khác nhau. Như đã nói trước đây, thang đo này không nên được dùng theo cách xem xét bao nhiêu lần lớn hơn (1 so với 2), mà để đánh giá rộng hơn một phần nhỏ so với số