Kỹ thuật mổ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả ứng dụng phương pháp cố định ngoài hai bên bằng cọc ðp ren ngược chiều trong điều trị khuỷu vẹo trong (Trang 28 - 31)

Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật với cùng một kíp mổ theo quy trình kỹ thuật như sau:

- Số bệnh nhân hồi cứu được áp dụng kỹ thuật cố định ngoài với 3 đinh Steinmann (nhóm A).

- Bệnh nhân tiến cứu được cố định với 2 đinh Steinmann (nhóm B).

2.2.5.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.

+ Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ cho phép can thiệp phẫu thuật. + Làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

+ Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.

+ Đo góc cánh cẳng tay để dự kiến hình chêm xương sẽ đục.

+ Giải thích cho gia đình và bệnh nhân về tình trạng bệnh, khả năng phục hồi thẩm mỹ, phục hồi chức năng vận động của khớp khuỷu cũng như những biến chứng trong và sau mổ.

2.2.5.2. Chuẩn bị dụng cụ.

+ Khoan điện, đinh Steinmann đường kính 2,5 mm và 3,0 mm. + Bé CERNC loại dài 18cm.

+ 1 kìm, 1 bộ đục các loại. + 1 bộ cờ lê vặn ốc các cỡ 6,8.

2.2.5.3. Phương pháp vô cảm.

Chúng tôi thường sử dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê đám rối thần kinh cánh tay.

2.2.5.4. Kỹ thuật mổ.

+ Tư thế BN: Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dạng 90o, cẳng tay gấp 90o

và xoay trong 90o.

+ Sát trùng rộng rãi từ ngón tay đến gốc cánh tay bằng cồn iod và cồn trắng. + Garô 1/3 trên cánh tay

+ Kỹ thuật gồm 4 thì:

Thì 1: Rạch da theo đường sau ngoài ở 1/3 dưới xương cánh tay đến cách mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay 1 cm, đường rạch dài khoảng 4 đến 5cm. Tách cơ tam đầu ra phía sau trong. Rạch màng xương dùng lóc xương tách màng xương, bộc lộ xương cánh tay. Tiến hành phác vẽ một chêm xương với đáy ở ngoài, đỉnh ở bên trong xương cánh tay, cạnh dưới của hình chêm xương vuông góc với trục của cẳng tay, góc của hình chêm bằng góc cánh- cẳng tay đo được trên phim X-quang thẳng trước mổ cộng với 5 - 10o, tùy thuộc vào góc cánh-cẳng tay bên đối diện.

Thì 2: Người phụ để tay bệnh nhân ở tư thế ngửa, cẳng tay gấp 45o. Tiến hành xuyên một đinh Steinmann song song với cạnh dưới của hình chêm ngay trên mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và cách cạnh này 1,5-2cm trước khi khoan chúng tôi tiến hành rạch da bằng mũi dao nhọn để tránh xoắn vặn

làm tổn thương da, khoan với vận tốc chậm và bơm nước để tránh làm bỏng xương và tổ chức phần mềm. Sau khi xuyên qua thành xương bên kia thì dừng lại. Xuyên đinh Steinmann thứ hai phía trên cạnh trên của hình chêm khoảng 1,5 - 2cm và song song với cạnh này và cũng dừng lại sau khi xuyên qua thành xương bên kia.

Thì 3: Tiến hành đục chêm xương như đã phác thảo bằng đục sắc mỏng và để lại thành xương bên trong tạo bản lề xương. Chỉnh Ðp hai mặt cắt của hình chêm xương vào với nhau và chỉnh di lệch xoay và ưỡn quá mức nếu có, sao cho kiểm tra góc cánh- cẳng tay mở ra ngoài ương ứng với tay bên lành. Cẳng tay không còn xoay trong, khuỷu không ưỡn quá mức và hai mặt của hình chêm xương phải áp sát vào nhau. Chúng tôi không khoan tiếp mà gõ nhẹ 2 đinh Steinmann để xuyên qua phần mềm bên kia tránh tổn thương mạch máu và thần kinh. Lắp bộ cọc Ðp ren ngược chiều vào đinh Steinmann đã xuyên vặn chặt các ốc cố định đinh Steinmann và vặn Ðp sát hai mặt cắt vào nhau. Với kỹ thuật xuyên ba đinh steinmann. Chúng tôi sẽ xuyên đinh steinmann thứ ba sau khi đã vặn chặt ốc kẹp hai đinh seinmann thứ nhất và thứ hai. Nhằm đảm bảo ba đinh cùng nằm trên một mặt phẳng.

Thì 4: Kiểm tra lại trường mổ, bơm rửa betadin, đóng vết mổ, quấn bông cồn bảo vệ chân đinh và băng Ðp vết mổ với bông mỡ, tháo garô.

Hình 2.1. Kỹ thuật cố định ngoài bằng CERNC.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả ứng dụng phương pháp cố định ngoài hai bên bằng cọc ðp ren ngược chiều trong điều trị khuỷu vẹo trong (Trang 28 - 31)