Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 70 - 72)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp giảm, tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực thương mại dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng tăng. Năm 2018, giá trị đóng góp của ngành thương mại dịch vụ là 21,68%, công nghiệp - xây dựng là 43,50% trong khi đó khu vực nông,

của ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng lên, trong tình hình đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, thì việc tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp là một hướng đi mang lại hiệu quả cho lĩnh vực nông nghiệp.

Cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế cũng có sự thay đổi, đặc biệt các lao động DTTS đã có nhiều việc làm hơn, lao động DTTS làm việc trong khu vực nông, lâm, nghiệp giảm, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ tăng, giúp giảm bớt sức ép về lao động cho khu vực nông, lâm, nghiệp, đồng thời cũng giảm thời gian nhàn rỗi, tăng thời gian sử dụng lao động.

Tỷ lệ lao động DTTS có việc làm hàng năm tăng lên giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Mỗi năm có hàng nghìn lao động DTTS tham gia vào lực lượng lao động được giải quyết việc làm

Nhiều mô hình kinh tế mới đã được tổ chức, đoàn thể, hiệp hội giới thiệu cho người dân và đã được người dân thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, giúp người dân tự giải quyết việc làm đặc biệt là các lao động DTTS, tăng nguồn thu nhập cho lao động DTTS.

Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm, tập huấn nghề nghiệp được chính quyền huyện, các tổ chức ban ngành quan tâm. Số lao động DTTS được đào tạo, tập huấn nghề nghiệp tăng lên qua các năm, giúp người lao động có thêm kỹ năng trong sản xuất và kinh doanh, mở rộng những ngành nghề mới, từ đó không những tạo việc làm cho bản thân người lao động mà còn giải quyết việc làm cho những lao động khác.

Với chính sách tín dụng nông thôn được mở rộng, nhiều tổ vay vốn trong các hiệp hội, đoàn thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động DTTS dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay ưu đãi, từ đó mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các trang trại trồng trọt, chăn nuôi để mang lại hiệu quả và thu nhập cao.

Trong ngành giáo dục và đào tạo, huyện đã thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua học tập,vì thế mà chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ người lao động DTTS tốt nghiệp qua các cấp học cũng được nâng lên, từ đó nhận thức của người lao động DTTS cũng có sự thay đổi, khả năng tiếp thu kiến thức về khoa học, kỷ thuật nhanh hơn, nhờ đó dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong các lĩnh vực kinh tế.

Số lao động đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng không chỉ giúp giải quyết việc làm cho người lao động DTTS trên địa bàn huyện, mang lại thu nhập cao cho người lao động DTTS mà còn là động lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong điều kiện thị trường lao động các nước trong khu vực và các nước ngoài khu vực đang có nhu cầu lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 70 - 72)