Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 44 - 45)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho giải quyết

việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

2.1.3.1. Những thuận lợi

Văn Bàn có nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bước được nâng lên.

Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi; cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp, chăn nuôi tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như cát, gạch. Ngoài ra, huyện còn có điều kiện phát triển các làng nghề trên cơ sở các làng nghề hiện có

Có tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng như Văn Bàn có vị trí địa lý, địa hình, những lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ bền vững

nghề ngay tại huyện Văn Bàn.

2.1.3.2. Những khó khăn

- Huyện có nhiều thành phần dân tộc, với phong tục tập quán làm nương rẫy luân canh nên việc khoanh vẽ và xác định vị trí, diện tích đất nương rẫy gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng xâm canh, xâm cư xảy ra ở nhiều xã.

- Một bất lợi nữa là do địa hình cao và bị chia cắt nên rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các công trình thuỷ lợi. Suất đầu tư cho các công trình thường rất cao, hiệu quả kinh tế mang lại thấp.

Việc chuyển dịch cây trồng vật nuôi còn chậm, sự quay vòng sử dụng đất còn thấp, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp, kinh tế còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ. Sản phẩm sản xuất ra chưa trở thành hàng hóa, sức cạnh tranh còn yếu, sản phẩm chủ yếu là bán nguyên liệu thô, giáo không cao, không cạnh tranh được trên thị trường.

Nền kinh tế của huyện xuất phát điểm còn thấp, sức cạnh tranh yếu, sản xuất còn manh mún, khả năng tích lũy vốn trông dân cư thấp, sửa dụng mọi nguồn vốn hiệu quả đạt chưa cao, vốn đầu tư vào sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ sở hạ tầng xuống thấp, sản phẩm bán ra chủ yếu là sản phẩm thô, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm nên chưa giải quyết được nhiều việc làm cho các lao động.

Tình trạng thiếu lương thực, mức sống thấp, giao thông khó khăn, tập quán canh tác và những tập tục lạc hậu là rào cản trong việc áp dụng tiến bộ KH - KT nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 44 - 45)