Thu nhập của các dân tộc thiểu số ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 65 - 67)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.2.5. Thu nhập của các dân tộc thiểu số ở các hộ điều tra

Để nhìn nhận rõ nét vấn đề thiếu việc làm của lao động dân tộc thiểu số thông qua kết qua điều tra thu nhập của các hộ gia đình tại huyện Văn Bàn, như sau:

Qua bảng 3.11 cho thấy các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn có thu nhập lớn từ sản xuất nông lâm ngư nghiệp mang lại. Điều đó cho thấy các hộ gia đình dân tộc thiểu số chủ yếu là các hộ thuần nông. Trong các thu nhập từ nông lâm ngư nghiệp thì ngành trồng trọt mang lại thu nhập cho hộ dân nhiều hơn và thường xuyên hơn, sau đó đến ngành chăn nuôi, các sản phẩm ngành chăn nuôi như con trâu, con bò là một tài sản quý của người dân tộc thiểu số. Tuy diện tích đất lâm nghiệp của các hộ nhiều, nhưng thu nhập từ lâm nghiệp mang lại cho người dân còn thấp,

theo kết quả điều tra thực tế cho thấy đất lâm nghiệp ở huyện Văn Bàn có độ dốc cao, nhiều đá, chủ yếu là đất cát pha không giữ được nước…, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt.

Bảng 3.11. Biến động thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Chia theo thành phần dân tộc thiểu số Mông Dao Tày Xa Phó Các DT khác * Tổng thu 70,845 66,340 58,154 52,735 40,560

1. Thu từ nông nghiệp 50,210 49,921 45,370 43,160 37,426

Cơ cấu (%) 70,87 75,25 78,02 81,84 92,27 1. Trồng trọt 25,145 27,410 21,780 24,360 22,316 Cơ cấu (%) 50,08 54,91 48,01 56,44 59,63 2. Chăn nuôi 18,360 17,860 15,620 11,830 10,357 Cơ cấu (%) 36,57 35,78 34,43 27,41 27,67 3. Thuỷ sản 2,150 1,150 1,000 2,655 1,235 Cơ cấu (%) 4,28 2,30 2,20 6,15 3,30 4. Lâm nghiệp 4,555 3,501 6,970 4,315 3,518 Cơ cấu (%) 9,07 7,01 15,36 10,00 9,40

2. Thu từ phi nông nghiệp 20,635 16,419 12,784 9,575 3,134

Cơ cấu (%) 29,13 24,75 21,98 18,16 7,73

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2018)

Theo số liệu điều tra cho thấy người dân tộc Mông có bình quân thu nhập cao nhất và bình quân thu nhập từ các ngành của người dân tộc Mông là 14.169.000 đồng, với độ chính xác 62,29%. Dân tộc Mông cũng là dân tộc có nguồn thu từ phi nông nghiệp nhiều hơn, các nguồn thu này chủ yếu thu được

Người Mông có thu nhập bình quân/hộ là 70.847.000 đồng, thu nhập bình quân/lao động 11.960.000 đồng, thu nhập bình quân/khẩu là 7.014.000 đồng, hộ có thu nhập cao nhất là 120.640.000 đồng, hộ người Mông có thu nhập thấp nhất là 40.260.000 đồng. Như vậy qua bảng 3.11 cho thấy người dân tộc Mông có thu nhập cao hơn so với các dân tộc thiểu số khác của huyện. Qua điều tra thực tế cho thấy người Mông có quan hệ kinh tế ngoài huyện nhiều hơn, họ chịu khó đầu tư thâm canh cây trồng vật nuôi, họ tận dụng đất đai triệt để hơn, họ tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn, họ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)