5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của huyện
Cơ cấu dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, thống kê về diện tích gieo trồng rau màu.
- Chỉ tiêu về thông tin chung của đối tượng điều tra
Trình độ học vấn, tuổi, giới tính...
- Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.
Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm được
tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động trung bình tại một thời điểm điều tra nhất định.
- Cơ cấu theo lứa tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ và cơ cấu lao động theo giới tính.
Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề
Thu nhập bình quân/1 lao động Thu nhập bình quân/1 khẩu Thu nhập bình quân/ hộ
Thu nhập bình quân/1 ngày lao động phân theo ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp.
Thu nhập bình quân/ hộ (khẩu, lao động) = Tổng giá trị sản lượng của các ngành - Tổng chi phí/ Tổng số hộ (khẩu, lao động)
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động: Là chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá tình hình việc làm của lao động.
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động = Tổng thời gian lao động thực tế/ Tổng thời gian lao động có khả năng huy động.
Tổng thời gian lao động thực tế là tổng thời gian mà người lao động đã trực tiếp thực hiện hoạt động lao động trong năm.
Tổng thời gian lao động có khả năng huy động là tổng thời gian mà người lao động có khả năng sử dụng vào hoạt động lao động trong năm.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN