Ảnh hưởng của học vấn chủ hộ đến hiệu quả sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 69 - 80)

Mục đích vay vốn lượng Số lượng vốn vay (1000đ/hộ) lợi nhuận thuần (1000 đ/hộ) Tỷ lệ LN/vốn vay(%) Trình độ chủ hộ PTTH 60 Trồng trọt 35 45.603 11.114 24,37 Chăn Nuôi 20 46.012 12.237 26,60 Mua bán 5 48.215 11.087 22,99 Trình độ chủ hộ THCS 40 Trồng trọt 16 41.317 10.004 24,21 Chăn Nuôi 17 41.983 10.318 24,58 Mua bán 7 42.276 9.200 21,76 Trình độ chủ hộ Tiểu học 42 Trồng trọt 22 36.015 7.753 21,53 Chăn Nuôi 18 35.049 7.427 21,19 Mua bán 2 33.121 7.026 21,21 Trình độ chủ hộ không đi học 21 Trồng trọt 13 29.761 950 3,19 Chăn Nuôi 8 24.015 957 3,99 Mua bán 0 0 0

Nhóm chủ hộ có học vấn trung học phổ thông có tỷ lệ lợi nhuận/ vốn vay cao nhất, từ 22,99% đến 24,37% điều này có nghĩa là nhóm hộ này có hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất. Trình độ học vấn ảnh hưởng tới quyết định sản xuất của hộ, quyết định lượng vốn vay bao nhiêu, quyết định phương án sử dụng đồng vốn cho phương án sản xuất của gia đình, quyết định đến lợi nhuận của hộ.

Nhóm chủ hộ không đi học hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất, dao động từ 3,19% - 3,99%.

3.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi từ NHCSXH cho hộ nghèo thông qua hội nông dân tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn nghèo thông qua hội nông dân tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Thuận lợi

- Nguồn vốn huy động được huy động từ nguồn thu NSNN của địa phương và nguồn vốn từ Trung ương hỗ trợ nên NHCSXH có nhiều thuận lợi về nguồn sử dụng vốn.

- Tổ chức quản lý vốn thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, hiệu quả; mọi phương án sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo được phê duyệt hồ sơ vay vốn ưu đãi.

- Công tác sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện chỉ rõ ngành nông nghiệp lựa chọn cây trồng vật nuôi có tiềm năng sản xuất ở các mô hình trang trại, gia trại sẽ được ưu tiên vốn cho sản phẩm chế biến, tiêu thụ đạt chất lượng cao.

3.4.2. Khó khăn

- Huyện đang trong lộ trình xây dựng kế hoạch và quy hoạch về thu hút vốn để phát triển SXNN hàng hóa;

- Thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức đơn vị trên địa bàn chưa có, đặc biệt là thu hút vốn từ các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, doanh nghiệp công nghiệp chế biến và tiêu thụ chưa được doanh nghiệp này quan tâm với sản phẩm hàng hóa của huyện;

- Khâu tiêu thụ hàng hóa nông sản còn yếu, sản phẩm chưa có sự khác biệt để cạnh tranh với các địa phương khác, giá trị gia tăng của sản phẩm sau chế biến còn chưa được chú trọng chẳng hạn như dây chuyền sản xuất, bao gói, tem mác,…

- Công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại Huyện vẫn chủ yếu các hộ nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, thiếu hệ thống dịch vụ kĩ thuật, thương mại; chưa tạo ra và gắn kết các chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng tiềm năng nên sử dụng nguồn vốn chỉ đáp ứng phương án kinh doanh ngắn hạn.

3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi từ NHCSXH cho hộ nghèo thông qua Hội Nông dân tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

3.5.1. Nâng cao hiểu biết, trình độ nhận thức của hộ nghèo

* Căn cứ của giải pháp:

Trình độ dân trí thấp thì khả năng tiếp xúc cũng như cập nhật thông tin sẽ bị hạn chế. Những thông tin về hoạt động cho vay vốn đối với hộ nghèo cũng chưa nắm vững. Do vậy khi vay vốn họ không hiểu gì về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình. Theo số liệu điều tra, đa số hộ nghèo đều có trình độ văn hóa thấp, khó tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Điều này cản trở việc tiếp thu những tiến bộ KHKT của hộ nghèo. Để các hộ nghèo tiếp cận tốt hơn với nguồn TD cần thiết phải giúp họ cách làm, cách sử dụng cũng như quản lý đồng vốn, cách quản lý SXKD trong điều kiện kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy, đa số hộ nghèo trên địa bàn vẫn tồn tại cách nhìn, cách suy nghĩ và cách sản xuất theo kiểu truyền thống, sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp. Vì vậy cần nâng cao hiểu biết, trình độ nhận thức cho hộ nghèo, phổ biến cách thức làm ăn hiệu quả cho họ để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn và làm giàu chính đáng.

* Nội dung của giải pháp:

- Tích cực tham gia các lớp huấn luyện, tập huấn, đào tạo nghề nhằm nâng cao kỹ thuật chăm sóc phát triển nuôi trồng do địa bàn tổ chức.

- Mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường học hỏi, trau dồi kiến thức về các mô hình phát triển sản xuất thành công của các hộ dân khác.

- Nhận thức đúng đắn về vai trò chính sách tín dụng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với chính sách tín dụng.

3.5.2. Nâng cao lượng vốn vay cho hộ nghèo

* Căn cứ của giải pháp:

Theo kết quả điều tra tại bảng 3.13 lượng vốn vay ảnh hưởng lớn tới thu nhập thuần của hộ dân.

* Nội dung của giải pháp

Ngân hàng CSXH cần nghiên cứu chính sách gia tăng lượng vốn vay cho hộ nghèo để họ có điều kiện triển khai sản xuất lớn, tạo đà cho việc mở rộng sản xuất. Từ đó mới có điều kiện thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Các khoản vay hỗ trợ hộ nghèo không nên cào bằng cho mọi đối tượng mà cần căn cứ vào mục đích sử dụng của hộ, khả năng sử dụng vốn vay của hộ để xác định lượng vốn vay. Để thực hiện được điều này, một mặt cần nâng cao năng lực đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, mặt khác cũng cần có sự đồng hành của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác của nhà nước.

3.5.3. Tăng cường kiểm tra và giám sát quá trình vay vốn (trước, trong và sau khi vay vốn) sau khi vay vốn)

* Căn cứ của giải pháp

Kiểm tra, giảm sát quá trình vay là công việc rất quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình cho vay vốn ưu đãi của tín dụng chính sách cho người nghèo có thực sự thiết thực hay không. Các đối tượng cần được kiểm tra giám sát là các tổ chức chính trị xã hội tại địa bàn (hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) về việc tuyên truyền, giúp đỡ người nghèo thực hiện quy trình vay vốn và phương thức sử dụng vốn hiệu quả. Còn đối với các hộ, cần kiểm tra, giám sát xem mức độ sử dụng vốn có đúng với cam kết với tín dụng chính sách không, đánh giá hiệu quả trước và sau vay vốn, thời gian trả, ,…

* Nội dung của giải pháp

Vay vốn mới chỉ là điều kiện cần để phát triển kinh tế hộ, việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả mới là điều quan trọng. Trong quá trình làm đơn vay các hộ điều có mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài ra vay cho con em đi học. Tuy nhiên trên thực tế hộ đã sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích khác nhau như làm nhà, mua sắm tiện nghi, tiêu dùng hàng ngày, trả nợ, chữa bệnh,... Sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ dẫn đến việc hoàn trả vốn vay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy NHCSXH cũng cần tăng cường việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo để giúp họ ý thức kịp thời trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Để đảm bảo nguồn vốn cho vay hiệu quả thì ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi vay vốn.

3.5.4. Nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

* Căn cứ của giải pháp

Tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH là nơi tập hợp, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho hộ nghèo và các đối tượng khó khăn, giúp các hộ gia đình gắn kết tình làng, nghĩa xóm, có điều kiện tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi củanước, có vốn SXKD, tạo thêm việc làm, thu nhập, cải thiện điều kiện sống, lo cho con cái học hành.

* Nội dung của giải pháp

- Không ngừng nâng cao nghiệp vụ để hoạt động ổn định lâu dài, có khả năng hướng dẫn hộ nghèo xây dựng được dự án, định hướng sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chấp hành và thực hiện đúng theo quy định ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội để sớm giúp hộ nghèo vươn lên khá giả.

- Tổ phải được thành lập theo đúng quy định, phải gắn bó mật thiết với ngân hàng và tổ chức hội phải tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền thôn, xã và phải tạo được sự đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ viên cũng như việc sử dụng vốn vay của từng hộ.

- Cần giải thích rõ ràng và cặn kẽ cho các thành viên của tổ mình về những thủ tục cần phải tuân thủ.

- Trong bình xét hộ vay, Ban quản lý đặc biệt quan tâm đến yêu cầu công khai, dân chủ, đúng đối tượng, không nể nang, cảm tình cá nhân mà bình xét cho vay sai. Nhờ đó, mà tránh được hiện tượng xâm tiêu, chiếm dụng, không có nợ quá hạn, không có vay hộ, vay ké.

- Ban quản lý tổ phải thực sự gương mẫu, tạo được sự tín nhiệm cao với các cấp lãnh đạo, với ngân hàng và với tổ viên. Trong Ban quản lý có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, tổ chức sinh hoạt đều đặn. Hình thức sinh hoạt cũng luôn đổi mới, không chỉ là trao đổi những thông tin liên quan đến hoạt động vay vốn mà còn phổ biến kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, kế hoạch hóa gia đình, tổ chức văn nghệ...

- Tổ chức các lớp học về các nghề phụ cho chị em phụ nữ làm lúc nông nhàn như đan lát,…

- Cần vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nuôi lợn để hỗ trợ các thành viên khi gặp hoạn nạn, mang ý nghĩa lớn về giá trị tinh thần. Các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận với xã hội nhiều hơn, xóa đi mặc cảm thân phận, có chí hướng vươn lên hòa nhập. Khi các tổ viên đều ý thức được trách nhiệm đối với vốn ưu đãi của Nhà nước, trách nhiệm đối với các tổ viên khác chưa được vay nên đều quý trọng và sử dụng vốn hiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn, tạo điều kiện cho hộ nghèo khác được vay lãi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện Bạch Thông đã và đang được khẳng định về tính hiệu quả, tính ưu việt. Luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCHXH cho hộ nghèo, bài học kinh nghiệm được vận dụng từ NHCSXH huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và NHCSXH huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đồng thời rút ra bài học vận dụng cho NHCSXH huyện Bạch Thông.

Thứ hai, luận văn đã xác định được thực trạng vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân. Cụ thể có 662 hộ nghèo được vay vốn từ ngân hàng CSXH thông qua tổ chức hội nông dân, dư nợ là 25,153 tỷ đồng (năm 2018), lượng vốn vay bình quân/ hộ là 38 triệu đồng.

Qua kết quả điều tra 163 hộ nghèo trên địa bàn huyện, số vốn vay trung bình/hộ là 40,62 triệu đồng/ hộ, 100% số hộ được vay đã sử dụng vốn đúng mục đích. Nhu cầu vay vốn của hộ từ mức 30 - 50 triệu đồng chiếm số lượng cao nhất (52,15%), mức thấp nhấp là dưới 10 triệu đồng (5,5%), trong đó mong muốn được vay dài hạn là lớn nhất (42,33%), mong muốn vay ngắn hạn là ít nhất (12,27%)

Thứ ba, hiệu quả về mặt kinh tế tính cho số liệu khảo sát năm 2018, tỷ lệ giá trị sản xuất so với chi phí trung gian tăng 1,4 lần, trồng trọt tăng 1,44 lần, chăn nuôi tăng 1,38 lần. Tổng thu nhâp trước vay của hộ đối với hộ trồng trọt 5,64 triệu đồng, sau vay là 8,06 triệu đồng (tăng 1,43 lần); với chăn nuôi trước vay 7,1 triệu, sau vay 10,875 triệu (tăng 1,45 lần). Về hiệu quả xã hội, các hộ được vay vốn đã phát triển được kinh tế hộ gia đình, góp phần giải quyết việc làm cho gia đình, góp phần giảm các tệ nạn xã hội, tăng cường an ninh nông thôn, giúp cho người dân an tâm làm ăn, giảm áp lực cho khu vực đô thị về tăng dân số cơ học.

Thứ ba, đề tài đã phân tích được 3 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo đó là: lượng vốn vay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp và trình độ học vấn của chủ hộ.

Thứ ba, đề xuất được giải pháp bốn nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo đó là: Nâng cao hiểu biết, trình độ nhận thức của hộ nghèo; Nâng cao lượng vốn vay cho hộ nghèo; Tăng cường kiểm tra và giám sát quá trình vay vốn; Nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với chính phủ

- Xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cho khách hàng vay vốn.

- Nhà nước cần xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng Chính sách khác.

- Tiếp tục chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, thực hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từng năm; việc bình xét phải thực hiện công khai, dân chủ, đúng với thực tế, tránh tình trạng như hiện nay, hầu hết các địa phương số hộ nghèo có tên trong danh sách ít hơn nhiều so với hộ nghèo thực tế. Nhà nước cần xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo.

- Để công cuộc XĐGN thực sự có ý nghĩa và đạt được những kết quả to lớn thì đòi hỏi các hộ nghèo cần nhận thức được tầm quan trọng của thoát nghèo đối với gia đình họ, đối với các thế hệ mai sau và đối với xã hội. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều hộ không muốn thoát nghèo, từ đó dẫn đến vốn vay được sử dụng để tiêu dùng chứ không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh tăng thu nhập. Thực tế, các hộ có trình độ học vấn cao có ý thức thoát nghèo và nỗ lực thoát nghèo hơn nhiều so với các hộ có trình độ học vấn thấp. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, trình độ sản xuất kinh

doanh đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất. Hộ nghèo có được vốn là quan trọng, nhưng xét trên giác độ hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn thì việc trang bị cho hộ nghèo kiến thức trong sử dụng vốn có tính chất quyết định.

2.2. Đối với NHCSXH Việt Nam

- Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm, tạo điều kiện về vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số phòng giao dịch và phương tiện giao dịch.

- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện một số ấn chỉ, mẫu biểu báo cáo thống kê phục vụ công tác chỉ đạo điều hành như: mẫu sổ tiết kiệm, mẫu phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay (06/TD), hỗ trợ khai thác số liệu tín dụng theo xã…

- Xem xét cơ chế chi thù lao cho trưởng thôn, khu dân cư để khích lệ, động viên những cán bộ này trong quá trình tham gia quản lý, giám sát hoạt động tín dụng chính sách ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)