Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Nghiên cứu của Lê Thị Thúy Nga (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tín dụng hộ nghèo như cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, về quy trình cho vay, về chính sách cho vay, về công tác kiểm tra và tư vấn. Nghiên cứu tập trung phân tích định tính.
Quách Khánh Ngọc và Trương Quốc Hảo (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng vay của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, (Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh số 05). Tác giả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vốn vay phụ thuộc vào 8 nhân tố là: số tiền vay, mục đích đầu tư, diện tích đất thế chấp, giá trị tài sản, thu nhập trước khi đi vay, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, công việc hiện tại. Trên cơ sở nghiên cứu này cho thấy, việc cải thiện lượng vốn của hộ dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần chú ý đến số lần vay tiền, mục đích đầu tư, diện tích đất thế chấp, giá trị tài sản, thu nhập trước khi vay, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, công việc hiện tại.
Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Thị Thùy Phương (2014), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”, (Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 19). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo phụ thuộc các yếu tố như là
lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất, rủi ro, hướng dẫn khi vay, diện tích đất sản xuất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và lao động tổng số 5 yếu tố có mối tương quan thuận: lượng vốn vay, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động. Trong khi đó, các yếu tố, kỳ hạn vay, lãi suất rủi ro có mối quan hệ tương quan nghịch (-) với hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu còn được sử dụng kiểm định t - Test và kiểm tra chi bình phương để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ vay vốn. Trên cơ sở phân tích, đề xuất các giải pháp giúp hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn để có thể làm tăng thu nhập và sớm thoát nghèo.
Nguyễn Hoài Nam (2015), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH, Tạp chí Ngân hàng số 23 (trang 46 - 49) năm 2015, tác giả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế xã hội trong việc giảm nghèo đối với hộ nghèo thiểu số vùng Tây Bắc, NHCSXH tỉnh Hà Giang thể hiện vai trò “bà đỡ” cho người nghèo đặc biệt là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo làm giàu bằng chính nguồn vốn tín dụng chính sách thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng, quy mô cho vay, khả năng sử dụng người vay, cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích cho kết quả khả năng thu hồi vốn đảm bảo. Tác động tích cực đến việc phát huy năng lực sản xuất kinh doanh người nghèo tạo được ý thức trách nhiệm trong quan hệ người nghèo với ngân hàng, số hộ được vay vốn, số hộ thoát nghèo, tác động vay vốn đến thu nhập hộ nghèo. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho ta thấy những hạn chế và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo.