Hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi của hộ nghèo năm2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 65 - 68)

Ngành sản xuất IC ∑ vốn vay GO VA GO/ IC VA/ IC Tỷ lệ vốn vay/IC (tr,đ) (tr,đ) (tr,đ) (tr,đ) (lần) (lần) (%) 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số 13,46 1.217,41 19 5,45 1,4 0,4 90,45 Trồng trọt 5,03 730,45 7,25 2,22 1,44 0,44 145,22 Chăn nuôi 8,43 486,96 11,655 3,225 1,38 0,38 57,77

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ,2019)

Qua bảng có thể thấy vốn vay ưu đãi của hộ nghèo năm 2018, tỷ lệ giá trị sản xuất so với chi phí trung gian tăng 1,4 lần, trong đó ngành trồng trọt tăng được 1,44 lần và ngành chăn nuôi tăng được 1,38 lần. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với chi phí trung gian thấp đạt 0,4 lần, đối với ngành trồng trọt đạt 0,44 lần và đối với ngành chăn nuôi đạt 0,38 lần. Tỷ lệ vốn vay so với chi phí trung gian đạt kết quả lớn gấp 90,45 lần, trong đó ngành trồng trọt đạt 145,22 lần và ngành chăn nuôi đạt 57,77 lần.

Bảng 3.11. Tổng hợp thu nhập các hộ trước và sau khi được hưởng tín dụng ưu đãi

(Tính bình quân cho 1 hộ điều tra)

ĐVT: Triệu đồng

Thu nhập của hộ Tổng thu nhập trước khi vay

Tổng thu nhập sau khi vay

So sánh

Lần

1. Trồng trọt 5,640 8,060 2,420 1,43

2. Chăn Nuôi 7.,10 10,875 3,365 1,45

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2019)

Bảng số liệu 3.11 phản ánh hiệu quả trước và sau quá trình vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất cho các hộ, mục đích của việc so sánh này là khẳng định vai trò, vị trí của nguồn lực vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ được sử dụng ra sao, các yếu tố có tác động đến thu nhập như quy mô hộ, mức chi cho hoạt động sống hàng ngày,… đã được tính vào tổng thu nhập này. Các hộ sau vay vốn chưa kịp đầu tư trong nghiên cứu này tác giả không nghiên cứu mà chỉ nghiên cứu đối với các hộ đã từng có vốn và sử dụng vốn cho hoạt động SXKD, có như vậy mới đánh giá hiệu quả vốn cho việc nâng cao thu nhập. Tại ba xã khảo sát, hiệu quả về thu nhập của hộ nghèo được cải thiện, đối với lĩnh vực trồng trọt tổng thu nhập sau khi vay tăng 2,420 triệu đồng so với tổng thu nhập trước khi vay, gấp 1,43 lần; đối với lĩnh vực chăn nuôi tổng thu nhập sau khi vay tăng 3,365 triệu đồng so với tổng thu nhập trước khi vay, gấp 1,45 lần. Như vậy, tín dụng chính sách đã có tác dụng đối với các hộ nghèo trong quá trình vươn lên thát nghèo tại huyện Bạch Thông.

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bạch Thông là một trong những địa chỉ tin cậy, ngân hàng là công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

3.3.6.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Tất cả các hộ nghèo tại huyện Bạch Thông khi chưa được vay vốn thì gia đình của họ luôn trong tình trạng lo ăn từng bữa, hay nếu hộ nào chưa đủ ăn thì không thể dành vốn tích lũy vào sản xuất tiếp theo. Đây chưa kể mất mùa rồi thì giá cả thị trường tăng cao. Chính vì vậy mà các hộ muốn đầu tư vào phát triển kinh tế cũng gặp rất nhiều khó khăn đều do thiếu vốn sản xuất. Những năm gần đây các hộ đã được NHCSXH hỗ trợ phần vốn được vay với mức lãi suất ưu đãi thông qua hội nông dân xã thì các hộ đã có vốn để đầu tư vào sản xuất và mang lại hiệu quả, với số vốn được vay đã hỗ trợ họ một phần vào đầu tư trong quá trình sản xuất. Có nhiều hộ biết sử dụng nguồn vốn hợp lý nên không những thoát nghèo mà họ còn vươn lên hộ khá có vốn tích lũy để mở rộng sản xuất và có tiền để mua sắm các đồ dùng trong nhà. Như vậy chính sách này đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và đời sống kinh tế xã hội nói chung.

Theo số liệu điều tra, tỷ lệ lao động có việc làm tăng lên. Tất cả các hộ điều tra đã tiến hành đầu tư, chăn nuôi, trồng trọt,.... đều trả lời sau khi vay vốn gia đình đã tạo thêm việc làm, giải quyết được lao động dư thừa. Điều đó đã làm giảm áp lực về tình trạng thiếu việc làm, hạn chế được rất nhiều các tệ nạn xã hội, tăng cường an ninh nông thôn, giúp cho người dân an tâm làm ăn, tăng thu nhập cho hộ, giảm áp lực cho khu vực đô thị xung quanh về vấn đề dân số.

Khảo sát trong 3 năm 2016 - 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm một phần do các chính sách giảm nghèo khác của nhà nước tác động đến việc giảm nghèo của huyện, một phần do chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo vay vốn sản xuất, cụ thể năm 2016 tại huyện Bạch Thông còn 2.021 hộ nghèo (chiếm 23,84%), đến năm 2018 hộ nghèo giảm xuống còn 1.689 hộ (chiếm 19,83% ).

3.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên địa bàn xã trên địa bàn xã

3.3.7.1. Lượng vốn vay

Khảo sát 163 hộ tại 3 xã, tỷ lệ hộ có lượng vốn vay trên 50 triệu đồng thì hiệu quả sử dụng đồng vốn của họ là cao nhất, tỷ lệ thu nhập thuần/ vốn vay là lớn nhất, cụ thể đối với nhóm mục đích vay là phát triển trồng trọt thu nhập thuần/ vốn vay chiếm 21,74%; chăn nuôi là 22,38%, mua bán là 23,17%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)