Kết quả sử dụng vốn vay của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 62 - 65)

4. Những đóng góp mới của luận văn

3.3.5. Kết quả sử dụng vốn vay của hộ

Hiệu quả kinh tế từ các khoản tín dụng được đo lường thông qua các giá trị kinh tế hộ nghèo có được thông qua việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng, như chỉ tiêu về thu nhập ổn định, có khả năng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Kết quả điều tra ban đầu về tình hình vay và sử dụng vốn vay 163 hộ điều tra như bảng 3.8

Bảng 3.7. Tình hình vay vốn phân theo mục đích vay của các hộ điều tra Mục đích vay vốn Số lượng Tỷ lệ (%) Trồng trọt 86 52,76 Chăn nuôi 63 38,65 Mua bán 14 22,22 Tổng 163 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019)

Có 52,76% số hộ điều tra vay vốn cho mục đích phát triển trồng trọt, 38,65% số hộ vay mục đích phát triển chăn nuôi, 22,22% số hộ vay với mục đích mua bán (mua thêm tư liệu sản xuất như đất, máy cày,…). Từ kết quả trên ta thấy số hộ muốn phát triển trồng trọt là rất cao.

3.3.5.1. Chi phí trung gian của các hộ điều tra

Tổng chi phí trung gian từ vốn của các hộ nghèo khảo sát là 664,7 nghìn đồng/hộ, trong đó ngành trồng trọt là 261,75 nghìn đồng/hộ, chiếm 39,38%; ngành chăn nuôi là 338,07 nghìn đồng/hộ, chiếm 50,86% và chi khác đạt 64,88 nghìn đồng/hộ, chiếm 9,76%.

Bảng 3.8. Chi phí trung gian từ vốn của các hộ nghèo năm 2018 Chỉ tiêu Số lượng (1000đ/hộ) Cơ cấu (%)

Tổng chi phí trung gian 664,7 100

- Ngành trồng trọt 261,75 39,38 - Ngành chăn nuôi 338,07 50,86 - Chi khác 64,88 9,76 1. Chi phí từ vốn vay 235,83 100 - Ngành trồng trọt 93,34 39,56 - Ngành chăn nuôi 121,27 51,40 - Chi khác 21,32 9,04

2. Chi phí ngoài vay ngân hàng

(vốn tự có, vốn đi vay khác) 428,77 100

- Ngành trồng trọt 168,41 39,28

- Ngành chăn nuôi 216,8 50,56

- Chi khác 43,56 10,16

Đối với chi phí từ vốn vay thuộc tín dụng chính sách, tổng chi phí là 235,83 nghìn đồng, trong đó ngành trồng trọt chi 93,34 nghìn đồng/hộ, chiếm 39,56%; ngành chăn nuôi chi 121,27 nghìn đồng/hộ, chiếm 51,40% và chi khác là 21,32 nghìn đồng, chiếm 9,04%.

Đối với chi phí từ vốn vay ngoài ngân hàng (vốn đi vay khác, vốn tự có), tổng chi phí là 428,77 nghìn đồng, trong đó ngành trồng trọt chi 168,41 nghìn đồng/hộ, chiếm 39,28%; ngành chăn nuôi chi 216,8 nghìn đồng/hộ, chiếm 50,56% và chi khác là 43,56 nghìn đồng, chiếm 10,16%.

3.3.5.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra

Kết quả hoạt động kinh doanh của các hộ thuộc các ngành khác nhau nên giá trị mang lại cho hộ khác nhau. Đối với các hộ thuộc ngành trồng trọt, giá trị sản xuất khoảng 7,25 triệu đồng/hộ, ngành chăn nuôi đạt 11,655 triệu đồng/hộ và đi làm thuê đạt 4,56 triệu đồng/hộ.

Bảng 3.9. Kết quả sản xuất của hộ nghèo

Các chỉ tiêu

Năm 2018

Số lượng (1000đ/hộ) Cơ cấu (%)

Tổng giá trị sản xuất 21.465 100

Ngành trồng trọt 7.250 30,90

Ngành chăn nuôi 11.655 49,67

Thu khác (làm thuê) 4.560 19,43

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2019)

Tổng giá trị sản xuất trên một hộ là 21.465 triệu đồng, cơ cấu giá trị sản xuất với các hộ thuộc ngành trồng trọt, giá trị sản xuất chiếm 30,9%, ngành chăn nuôi chiếm 49,67% và đi làm thuê chiếm 19,43%. Như vậy trung bình mỗi hộ có 6 khẩu, giá trị sản xuất như vậy là quá thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)