Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra

Một là, vốn tín dụng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía Nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Khó khăn này cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Điều này các nước

Tháilan và Malaysia đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được (Tại Thái lan và Malaysia).

Hai là, Công tác phối hợp giữa Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ đã góp phần cùng địa phương thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chung, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Ba là, về phía NHCSXH tại địa bàn, nâng cao hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh luôn được đổi mới để thực hiện vốn vay có hiệu quả.. Các nhân viên, cán bộ ngân hàng có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính, thuận lợi cho việc giao dịch nhanh chóng, chính xác, luôn có ý thức nâng cao đạo đức nghề nghiệp lẫn nghiệp vụ.

Bốn là, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo thông qua hội nông dân huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)