Độc tính của thủy ngân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu biến tính điện cực than thuỷ tinh bằng vật liệu có cấu trúc nano ứng dụng để xác định thuỷ ngân trong môi trường nước (Trang 47 - 48)

4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

1.3.3. Độc tính của thủy ngân

Độc tính của thủy ngân phụ thuộc vào từng dạng tồn tại là khác nhau: thủy ngân vô cơ [14], thủy ngân hữu cơ [14], nhưng tất cả đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Ngộ độc thủy ngân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm độc trực tiếp thông qua ăn uống, hít thở, tiếp xúc qua da với nguồn không khí, hóa chất chứa thủy ngân [135]. Thủy ngân xâm nhâp vào cơ thể con người, tích lũy trong một số bộ phận trong cơ thể: gan, não hoặc các mô từ đó gây ra những vấn đề sức khỏe khác nhau [136]. Khi tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, loét miệng … Đặc biệt, nếu tiếp xúc với nồng độ thủy ngân ở nồng độ thấp nếu kéo dài vẫn có thể dẫn đến các vấn đề ở hệ tiêu hóa, hệ thống thần kinh hay hệ hô hấp,…

Do ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như đã trình bày, nên hàm lượng cho phép của thủy ngân trong các mẫu nước rất được quan tâm. Một số tổ chức, quốc gia đã xác định và đưa ra những giới hạn của lượng thủy ngân trong từng loại mẫu nước một cách chi tiết. Ví dụ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) quy định hàm lượng thủy ngân tối đa trong nước uống là 2 ppb. Giới hạn này được quy định thấp hơn (1 ppb thủy ngân) trong chỉ thị của Liên minh Châu Âu nói riêng [137]. Tổ chức Y tế Thế giới [1] cũng đưa ra khuyến cáo nồng độ thủy ngân trong nước uống không được vượt quá 1 ppb.

32

Bảng 1. 1. Dạng tồn tại, tính chất và tính độc hại của thủy ngân

Các dạng tồn tại Tính chất và độc tính

Hg (dạng kim loại) Ở dạng lỏng tương đối trơ có độc tính thấp

Hg (dạng hơi) Có độ bay hơi cao, rất độc khi hít phải

Hg22+ Tạo được hợp chất không tan với clorua và độc tính thấp

Hg2+ Rất độc, khó di chuyển qua màng sinh học

RHg+ Có độc tính cao, đặc biệt ở dạng CH3Hg gây nguy hiểm

cho hệ thân kinh, não, dễ chui qua màng tế bào sinh học, tích trữ trong mô mỡ

Nguồn ô nhiễm thủy ngân có thể từ tự nhiên hoặc do con người gây ra: sử dụng thủy ngân như một loại thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ trong ngành nông nghiệp hay sản xuất giấy, rác thải công nghiệp,… [137]. Chính vì độc tính cao của thủy ngân và sự tích tụ thủy ngân trong môi trường như đã trình bày nên việc phân tích thủy ngân đặc biệt trong các mẫu nước là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu biến tính điện cực than thuỷ tinh bằng vật liệu có cấu trúc nano ứng dụng để xác định thuỷ ngân trong môi trường nước (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)